Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTin tức đàm phánẤn Độ cho biết e ngại gia nhập RCEP vì thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc

Ấn Độ cho biết e ngại gia nhập RCEP vì thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc

AnDo15032018

Theo số liệu chính thức từ Trung Quốc, thặng dư thương mại của nước này với Ấn Độ trong năm 2018 đạt 57,86 tỷ USD, tăng so với mức 51,72 tỷ USD của năm 2017, trong khi tổng giá trị thương mại song phương đạt khoảng 95,54 tỷ USD.

Hôm 9/9 vừa qua, Ấn Độ cho biết họ trì hoãn ý định gia nhập hiệp định tự do thương mại khổng lồ RCEP vì lo ngại rằng “các chính sách theo chủ nghĩa bảo hộ” của Trung Quốc đang tạo ra mức thâm hụt thương mại to lớn giữa hai nước, đạt hơn 57 tỷ USD trong năm 2018. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định tự do thương mại khổng lồ đang được đàm phán giữa 16 quốc gia, bao gồm 10 nước thành viên ASEAN (Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam) và 6 đối tác thương mại của khối - Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Phát biểu trong phiên khai mạc của Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ-Singapore Kinh doanh & Đổi mới, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar cho biết Ấn Độ vẫn còn lo ngại về vấn đề cơ hội tiếp cận thị trường “không công bằng” dành cho hàng Ấn Độ và việc “các chính sách theo chủ nghĩa bảo hộ” của Bắc Kinh đang tạo ra thâm hụt thương mại to lớn giữa hai quốc gia.

Theo số liệu chính thức từ Trung Quốc, thặng dư thương mại của họ với Ấn Độ trong năm 2018 đạt 57,86 tỷ USD, tăng so với mức 51,72 tỷ USD của năm 2017, trong khi tổng giá trị thương mại song phương đạt khoảng 95,54 tỷ USD.

Trả lời câu hỏi về cuộc đàm phán đang diễn ra của hiệp định RCEP, ông Jaishankar nói: “Dĩ nhiên, mối lo ngại lớn nhất của Ấn Độ là quan hệ với Trung Quốc, vì chúng tôi đang chịu thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Quốc”.

Giới sản xuất tại Ấn Độ cũng bày tỏ e ngại về sự hiện diện của Trung Quốc trong khối RCEP. Các đại diện từ nhiều ngành sản xuất khác nhau, bao gồm ngành sữa, kim loại, điện tử, hóa chất, và dệt may, đang thúc giục chính phủ không chấp nhận cắt giảm thuế trong các ngành này khi đàm phán RCEP.

Suốt thời gian qua, Ấn Độ luôn muốn mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường Trung Quốc cho hàng hóa và dịch vụ của họ, chẳng hạn như dược phẩm, công nghệ thông tin và sản phẩm nông nghiệp, nhằm thu hẹp khoảng cách thương mại giữa hai nước. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đạt được kết quả đàm phán như mong muốn.

Do hoạt động bán phá giá của các công ty Trung Quốc tại Ấn Độ, chính quyền New Delhi đã áp đặt thuế chống bán phá giá lên các mặt hàng Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực như hóa chất, sắt và thép.

Tại phiên khai mạc hội nghị lần này còn có sự tham dự của người đồng cấp phía Singapore, Bộ trưởng Vivian Balakrishnan. Ông Jaishankar cho biết Ấn Độ lo sợ rằng việc thỏa thuận RCEP yêu cầu cắt giảm thuế nhập khẩu có thể dẫn đến tình trạng hàng Trung Quốc tràn ngập tại Ấn Độ, trong khi Ấn Độ không đảm bảo được cơ hội công bằng tại thị trường Trung Quốc, từ đó làm gia tăng thâm hụt thương mại.

Trong năm 2018 – 2019, Ấn Độ chịu thâm hụt thương mại với tận 11 nước thành viên RCEP, bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Australia.

Ông Jaishankar cũng bày tỏ lo ngại rằng lĩnh vực thế mạnh của Ấn Độ - các ngành thương mại dịch vụ - ít được quan tâm trong RCEP bằng thương mại hàng hóa.

Ông đồng tình rằng, mục tiêu địa chiến lược của hiệp định RCEP là dựng lên một hàng phòng ngự chống lại chủ nghĩa bảo hộ và các chính sách đơn phương.

Tuy nhiên, ông cho rằng nó cũng cần phải mang ý nghĩa về kinh tế. 

Ông nói thêm: “Suy cho cùng, RCEP là một cuộc đàm phán kinh tế. Nó mang ý nghĩa chiến lược, nhưng nó vẫn phải có giá trị về kinh tế”.

Chủ nhật tuần trước, một tuyên bố chung phát hành sau cuộc họp giữa các Bộ trưởng thương mại RCEP tại Bangkok cho biết, các thành viên sẽ quyết tâm thống nhất các vấn đề cơ bản nhằm hoàn tất đàm phán trong năm nay.

Ngược lại, ông Balakrishnan gọi thỏa thuận RCEP là một “nhân tố thay đổi cục diện”. Hiệp định này có tiềm năng đảm bảo sự thịnh vượng cho các nước thành viên, trước làn sóng lật đổ thương mại và toàn cầu hóa.

Tờ báo Straits Times đã trích lại phát biểu của ông như sau: “Đối với Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, câu hỏi chính trị then chốt là, liệu chúng ta có tìm được một công thức giúp mở rộng tầng lớp trung lưu và đem lại tinh thần lạc quan cho con cái họ”.

Balakrishnan cho biết Singapore, là một nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Ấn Độ và Trung Quốc, hi vọng rằng hai quốc gia châu Á này cuối cùng sẽ vượt qua được những bất đồng giữa họ.

Ông nói: “Trong một hay hai thập kỷ tới, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở nên vô cùng quan trọng. Và họ sẽ phải giải quyết các bất đồng của mình, dĩ nhiên là thông qua các thỏa thuận song phương”.

“Tuy nhiên, kể cả khi điều này xảy ra, những gì chúng ta đang cố tạo ra với RCEP là một mô hình đa phương, một mô hình mang cấp độ khu vực, trọng tâm của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Và nếu chúng ta có thể vạch ra những quy tắc công bằng, giúp thúc đẩy thương mại và hội nhập kinh tế giữa Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á, đó sẽ là một cơ hội to lớn”.

Ông cho biết: “Tôi nói lên tất cả điều này không phải để xem nhẹ những khó khăn trong cuộc đàm phán”.

“Chúng ta nên nỗ lực hơn nữa vì RCEP sẽ là một yếu tố thay đổi cục diện…”

Vị Bộ trưởng Ngoại giao người Singapore gốc Ấn Độ cũng bày tỏ sự tự tin vào nền kinh tế Ấn Độ và nhắc lại rằng chính quyền Thủ tướng Narendra Modi đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi GDP Ấn Độ thành 5 nghìn tỷ USD vào năm 2024.

Ông nói: “Tôi vẫn luôn lạc quan, vì với bản chất của nền kinh tế Ấn Độ và quá trình chuyển đổi mà ông Modi đang thực hiện, Ấn Độ có thể vượt qua vấn đề này với đầy sự tự tin”.

Ông Balakrishnan nói: “Hãy cùng nhau nỗ lực.” 

Nguồn: Money Control

Từ khóa: RCEP, đàm phán hiệp định tự do thương mại, hội nhập kinh tế, tiếp cận thị trường

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007422494
Go to top