Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnCuộc chạy đua của Mỹ và Trung Quốc tại Đông Nam Á

Cuộc chạy đua của Mỹ và Trung Quốc tại Đông Nam Á

Asean0802

Tình hình chiến lược ở Đông Nam Á đang có sự dịch chuyển, khi Trung Quốc thực hiện hàng loạt các bước đi và có vẻ như lấn lướt cả Hoa Kỳ. Đó là nhận định đang được chiếm ưu thế trên khắp khu vực. Theo Bắc Kinh, sự hiện diện của Trung Quốc là để giúp đỡ các quốc gia trong khu vực phát triển kinh tế. Còn từ quan điểm của Washington, như đã nêu trong Chiến lược An ninh Quốc gia của chính quyền Trump, “Trung Quốc đang tìm cách thay thế Mỹ trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, tiếp tục phát triển mô hình kinh tế nhà nước, và lập lại trật tự khu vực theo hướng có lợi cho mình”.

Rõ ràng trong hơn 2 năm qua, xu hướng nghiêng về Trung Quốc, tuy kín kẽ nhưng cũng dễ nhận thấy, đang diễn ra trên khắp khu vực. Câu hỏi lớn được đặt ra là liệu sự dịch chuyển này là bước đi chiến thuật tạm thời hay là xu hướng ổn định, lâu dài? Tất cả các nước thành viên ASEAN có đều hướng về Trung Quốc như nhau? Xu hướng “sính Trung” rõ rệt này nói lên điều gì về chiến lược phòng ngừa rủi ro để tránh phụ thuộc vào các nước lớn bên ngoài của Đông Nam Á? Liệu Mỹ có đủ sức cạnh tranh trong cuộc đua này? Và điểm mạnh và điểm yếu của mỗi bên là gì?

Thế mạnh của Mỹ chính là các mối quan hệ an ninh và ngoại giao bền chặt với Đông Nam Á, cùng với sự hiện diện thương mại rộng khắp khu vực. Các chương trình hỗ trợ quốc phòng và hợp tác an ninh của Mỹ không ai có thể bì kịp, và tất nhiên, Bắc Kinh không thể cạnh tranh với Mỹ trong phương diện này. Trao đổi văn hóa của Mỹ với khu vực cũng hết sức tốt đẹp, và sức hấp dẫn trong quyền lực mềm của Mỹ cũng rất mạnh, trong khi ở khía cạnh này, Trung Quốc vẫn còn yếu. Tổng kim ngạch thương mại giữa Mỹ và ASEAN năm 2015 là 234 tỷ USD, trong khi đầu tư FDI của Mỹ vào khu vực giai đoạn 2012 – 2014 là 32.3 tỷ USD – hơn 3 lần con số của Trung Quốc. Tổng đầu tư FDI lũy kế của Mỹ tại Đông Nam Á đã lên tới 226 tỷ USD – nhiều hơn số vốn FDI của Trung Quốc, Nhật Bản và EU cộng lại. Washington cũng đóng góp hàng loạt các chương trình viện trợ khu vực như Sáng kiến Hạ lưu Sông Mekong và khoản viện trợ 4 tỷ USD, gấp 3 lần số tiền viện trợ của Bắc Kinh.

Còn về Trung Quốc, lợi thế của nước này trong quan hệ với ASEAN chính là sự gần gũi về mặt địa lý và khả năng vung tiền. Đông Nam Á còn đánh giá cao Trung Quốc ở việc không chỉ trích vấn đề nhân quyền và việc cai trị của các nước trong khối. Trung Quốc có ưu thế hơn Mỹ khi có sự hiện diện ngoại giao thường xuyên hơn, kim ngạch thương mại lớn hơn, tốc độ gia tăng FDI nhanh hơn và có vị trí địa lý kề cạnh. Cùng với sáng kiến Vành đai và Con đường, dấu ấn của Trung Quốc tại khu vực đang rất to lớn và ngày một tăng thêm. Năm 2015, kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc là 345.7 tỷ USD. Thương mại hai chiều giữa ASEAN và Trung Quốc đã phát triển mạnh kể từ năm 2010, khi Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) đi vào hiệu lực.

Đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN cũng đang hướng lên. Năm 2015, FDI của Trung Quốc vào khu vực đạt 8.2 tỷ USD, cộng thêm vào tổng vốn đầu tư tích lũy là 123 tỷ USD tính đến cuối năm 2014. Trung Quốc đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, và lớn thứ hai tại Singapore và Việt Nam. Trung Quốc cũng đang bắt đầu gia tăng các chương trình hỗ trợ quốc phòng và phát triển ngoại giao công chúng trong khu vực.

Tuy nhiên, vị trí địa lý gần gũi (quá gần và quá hống hách) cũng chính là điểm yếu của Trung Quốc trong quan hệ với ASEAN. Việc tranh chấp chủ quyền và quân sự hóa trên biển Đông, cũng như đôi khi có sự thao túng ngoại giao ở ASEAN đã khiến Trung Quốc mất điểm trong khu vực. Trung Quốc không có đủ khả năng để đảm bảo an ninh cho khu vực, và từ trước đến nay, luôn có hoài nghi cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng cộng đồng người Hoa làm “tổ chức ngầm” tại một số nước ASEAN.

Vì vậy, sau khi so sánh kỹ về quan hệ của Mỹ và Trung Quốc trong khu vực, tác giả Shambaugh đi đến một kết luận ngược với trực giác thông thường, cho rằng tại Đông Nam Á, Mỹ có lợi thế so sánh tổng thể trội hơn Trung Quốc. Mỹ thực sự là một “diễn viên” có thể đảm nhận nhiều vai, trong khi Trung Quốc chủ yếu vẫn chỉ có thể giỏi hơn ở một khía cạnh nhất định.

Nhận thức được điều này, Mỹ cần phải tận dụng lợi thế của mình và phát triển một kế hoạch toàn diện để cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc tại Đông Nam Á, và tiến hành một kế hoạch ngoại giao công chúng quy mô lớn, nhằm tăng cường hiểu biết của người dân ASEAN về những gì mà Mỹ đem lại cho khu vực.

Một thách thức lớn cho Mỹ đó là thay đổi một nhận thức đang lan rộng, cho rằng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực là không thường xuyên và không đáng tin cậy. Washington nên nâng tầm vị trí của Đông Nam Á lên thành một ưu tiên chiến lược trong chính sách ngoại giao châu Á và toàn cầu của mình – vì đây là một khu vực hết sức quan trọng v không nên để lọt vào tay của Trung Quốc. Nhiều Quốc gia Đông Nam Á xem Mỹ như một người ngoài giúp giữ thế cân bằng cho khu vực từ bên ngoài – vai trò mà Mỹ hoàn toàn có khả năng đảm nhận và nên đảm nhận. Hơn nữa, vai trò đó không nên bị giới hạn chỉ trong khía cạnh an ninh, mà còn nên được mở rộng ra trong các khía cạnh ngoại giao, văn hóa, ngoại giao công chúng và kinh tế.

Khi Trung Quốc đang tiến những bước dài và trở nên quá đậm nét trong khu vực, khi đó, Mỹ cần phải tăng cường sự hiện diện thực chất hơn nữa và biến mình thành một đối tác đáng tin cậy của Đông Nam Á.

Tác giả: David Shambaugh, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học George Washington, DC.

Nguồn: http://www.eastasiaforum.org

Từ khóa: cuộc chạy đua, Mỹ, Trung Quốc, Đông Nam Á

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400907
Go to top