Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Nhìn lại mối quan hệ ASEAN-Úc

AseanUc1805

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN mới đây tại Singapor được diễn ra sau một cột mốc quan trọng trong quan hệ giữa Úc với ASEAN - đánh dấu bằng Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Úc diễn ra vào giữa tháng 3 năm 2018 tại Sydney. Mặc dù Úc vẫn chưa là một thành thành viên chính thức của ASEAN, thật bất ngờ khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) và cựu thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã dành cho Úc nhiều sự chào đón trong các hoạt động của ASEAN. Nếu như đây là hai thập kỷ trước, điều này là không thể tưởng tượng nổi.

Thay đổi này nói lên một sự chuyển hướng trong cách mà khu vực ASEAN nhìn nhận nước Úc. Nhà báo Graeme Dobell cho rằng, Úc khao khát được trở thành một đối tác của cộng đồng ASEAN, để công nhận mối quan hệ đặc biệt và độc nhất mà Úc đã có với ASEAN. Lí do phần lớn là vì vị trí địa lý chung của hai bên và còn để thể hiện sự quan tâm và tập trung ngày càng tăng của Úc vào khu vực lân cận này. Quan điểm của Dobell đã thu hút nhiều phản hồi mạnh mẽ, một số nhà phê bình tỏ ra đồng ý và một số người khác thì phản đối. Về cơ bản, quan điểm này tập trung vào mối quan hệ mật thiết ngày càng gia tăng giữa Úc và ASEAN, cũng như tương lai chung của hai bên. Các thế hệ trước cũng không ngờ đến một tương lai như hiện tại.

Chỉ hơn 50 năm kể từ khi chính sách “Người Úc Da trắng” kết thúc (Chính sách hạn chế nhập cư đối với người dân không có nguồn gốc da trắng), giờ đây, Úc có khoảng một triệu người dân có gốc gác từ khu vực Đông Nam Á – con số này cũng gần bằng với số lượng người dân có gốc Nam Á và Đông Nam Á. Tiến sĩ Tim Soutphommasane, con trai của một người nhập cư từ Lào, và là ủy viên Ủy ban chống kỳ thị chủng tộc đã đúng khi chỉ ra rằng sự đa dạng về chủng tộc vẫn chưa được thể hiện rõ ở các cấp bậc cấp cao trong cộng đồng doanh nghiệp Úc. Tuy nhiên, việc ngày càng có nhiều người Úc có nguồn gốc tổ tiên từ Đông Nam Á và châu Á (hiện nay là khoảng 12% dân số Úc) được phân bổ rộng rãi, đã làm gia tăng tiếng nói và độ ảnh hưởng của họ đến cách mà các cộng đồng trong nước Úc trở nên hòa hợp chặt chẽ hơn.

Ông Jokowi đã miêu tả Indonesia như là một “điểm tựa hàng hải”. Nhưng có lẽ, thuật ngữ này áp dụng rộng rãi hơn trong không gian được chia sẻ giữa khu vực Đông Nam Á và Úc. Khi các tuyến thương mại hàng hải xuyên qua Đông Nam Á, băng qua Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương ngày càng gia tăng đáng kể, thì vùng không gian Ấn Độ-Thái Bình Dương do ASEAN và Australasia chia sẻ với nhau ngày càng nhộn nhịp, hấp dẫn và bị tranh giành.

Một số người đã phàn nàn rằng, các nhà độc tài ở Đông Nam Á nên bị khiển trách hơn là được tán dương ở Sydney. Các nhà phê bình đã chỉ trí về việc luật nhân quyền không được tuân thủ đầy đủ và những thiếu sót chính trị khác của nhiều quốc gia thành viên ASEAN. Nhưng hội nghị thượng đỉnh không phải là nơi để đào sâu vào những khác biệt và bất đồng với những tuyên bố công khai. Thay vào đó, đây là thời điểm để xem xét những giá trị chung và những gì có thể được hợp tác thực hiện trong tương lai.

Ở Đông Nam Á, có câu “hình thức đi trước nội dung”. Sự tôn trọng phải thể hiện trước thì mới được nhận lại sự tôn trọng. Và chìa khóa để thể hiện sự tôn trọng là trong việc xử lý những khác biệt bằng sự thận trọng để tránh gây mất thể diện một cách công khai. Chiến lược ngoại giao cứng rắn có thể làm cho một số người Úc cảm thấy tự mãn, nhưng nó không mang lại lợi ích đáng kể gì trong công cuộc mở cửa hội nhập và cải cách.

Thật vậy, mặc dù tránh thảo luận công khai về các vấn đề nhạy cảm như cuộc khủng hoảng Rohingya, những diễn đàn tề tựu đông đủ các nước và các cuộc họp song phương bên lề đã mang lại những cơ hội to lớn cho nước Úc. Các nhà chức trách Úc, các học giả và những người khác đã tận dụng những cơ hội này để tham gia với thái độ tôn trọng, và trình những bày những ý kiến một cách nghiêm túc về một loạt các vấn đề mà chính sách ngoại giao cứng rắn không thể phát huy tác dụng.

Diễn đàn Đối thoại ASEAN-Úc và Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Úc đã phản ánh một xu hướng gần đây: Một nhu cầu ngày càng tăng rằng Úc phải tìm cách để hòa hợp với các nước láng giềng vì nhiều lý do khác nhau. Sự thịnh vượng của Úc gắn liền với sự an toàn, ổn định và thịnh vượng của khu vực lân cận. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đối với khu vực Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương ngày càng được hiểu là có liên quan đến an ninh và thịnh vượng của chính nước Úc.

Mặc dù ASEAN đã chứng tỏ là một diễn đàn hữu ích cho hoạt động hỗ trợ nhân đạo và phối hợp cứu trợ thiên tai và chống khủng bố, nhưng vai trò trung tâm của ASEAN có thể bị thách thức bởi những cuộc cạnh tranh quyền lực lớn hơn. Một số nhà phê bình công khai chỉ trích khối ASEAN như một 'cây sậy vỡ', bị chia rẽ trong vấn đề Biển Đông và không hoạt động hiệu quả như một khối an ninh tập thể khi đối mặt với áp lực không rõ ràng từ Trung Quốc. Nhưng những nhà phê bình đã hiểu lầm về mục đích sự ra đời của ASEAN và đánh giá thấp tầm quan trọng của những thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của khối ASEAN.

Mặc dù đa dạng về kinh tế, nhân khẩu học, lịch sử, pháp lý, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và dân tộc học, phương châm 'thống nhất trong đa dạng' vẫn tạo được tiếng vang - như một tuyên bố đầy khát vọng. Thế giới sẽ kém an toàn và thịnh vượng hơn nếu ASEAN biến mất.

Xét cho cùng, thành viên khối ASEAN bao gồm các đồng minh của Hoa Kỳ và các đối tác an ninh khác. Khối này bao gồm người Kitô giáo, Phật tử, người Hồi giáo, những nhà thần giáo và những người khác, và sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chung. Đây được xem như là sân trước của Úc. Thế nhưng, người Úc bỏ qua điều này trên con đường của họ mà không nhận ra rằng, trong tổng thể, khối ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Úc và là một trong những nguồn di dân và du học sinh hàng đầu của Úc. Người Úc đang dần dần thích nghi với thực tế rằng họ không sống giữa Đại Tây Dương (ám chỉ việc hướng Mỹ của Úc), mà đang sống ở Thái Bình Dương cùng các láng giềng ASEAN của mình.

Bất chấp những mối quan tâm về sự khác biệt lợi ích đối với các vấn đề như dân chủ hóa và nhân quyền, ngày nay, Úc và ASEAN ngày càng chia sẻ với nhau nhiều mối quan tâm chung ở một mức độ chưa từng có. Cùng chung vị trí địa lý là yếu tố cốt lõi dẫn dắt chính, nhưng các yếu tố khác cũng rất nổi bật. Ví dụ như liên kết thương mại có tầm ảnh hưởng đáng kể hơn bao giờ hết khi mà ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Úc. Các liên kết an ninh cũng ngày càng phát triển đáng kể, chẳng hạn như Chương trình Hợp tác Quốc phòng Australia mở rộng với sự tham gia của Úc vào một loạt các vấn đề an ninh liên quan đến Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM-Plus).

Tại các sự kiện này, chúng ta đã được chứng kiến ​sự hợp tác ngày càng tăng trong các lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, chống cướp biển, khủng bố, buôn lậu, tị nạn, và hoạt động đánh bắt trái phép không kiểm soát, không được báo cáo. Chắc chắn, sự khác biệt đáng kể vẫn còn, đặc biệt là liên quan đến vấn đề dân chủ và nhân quyền. Nhưng, cũng như Úc, các nước ASEAN phải chật vật để hòa giải các tranh chấp về vùng kinh tế và địa lý, củng cố các mối quan hệ thương mại đang phát triển với Trung Quốc trong khi vẫn tìm cách níu giữ Hoa Kỳ ở lại khu vực để đóng góp vào sự ổn định. Trên con đường của mình, ASEAN và Úc thấy rằng hai bên ngày càng có nhiều mối quan tâm và lo ngại chung hơn bao giờ hết.

Ngày nay, Úc đang phải gia tăng tìm kiếm an ninh, ổn định và thịnh vượng bên trong châu Á. Do đó, các liên kết của Úc với Đông Nam Á và ASEAN có tầm quan trọng nền tảng cho tương lai của đất nước này.

Nguồn: East Asia Forum - MP

Từ khóa: ASEAN, toàn cầu hóa, hội nhập, hợp tác quốc tế, chính sách thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400896
Go to top