Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcKịch bản kinh tế Việt Nam 2015: Phục hồi nhưng chậm chạp

Kịch bản kinh tế Việt Nam 2015: Phục hồi nhưng chậm chạp

 

Vietnam-HCM6

“Kinh tế Việt Nam năm 2014 đã có dấu hiệu phục hồi và dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng vào năm 2015. Tuy nhiên, quá trình này đang diễn ra một cách chậm chạp hơn mong đợi” là ý kiến của hầu hết các chuyên gia tại hội thảo “Kịch bản kinh tế Việt Nam 2015: Hội nhập sâu rộng , cạnh tranh khốc liệt”

Kinh tế năm 2014

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Vĩnh Tân - Ủy viên BCH Trung ương Đảng – Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã nêu lên các kết quả cũng như hạn chế, khó khăn kìm hãm sự vận động và phát triển của nền kinh tế trong năm 2014 (1) Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng một số cân đối vĩ mô còn khó khăn, thiếu vững chắc (2) Tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng (3) Sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn (4) Nợ công cao, áp lực trả nợ ngân sách lớn, nợ xấu cao và xử lý nợ xấu còn chậm.

Ông Trần Du Lịch - Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định, chưa bao giờ chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ lại nhất quán trong nhiều năm liền như vậy. Các chính sách vẫn tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, giữ tỷ giá ổn định không nôn nóng đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

Mặc dù từ giữa năm 2013 và cả năm 2014 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn đang còn ở trong giai đoạn trì trệ, tốc độ tăng trưởng chậm ( GDP năm 2013 tăng 5,4% năm 2014 tăng 5,93%) và đang còn phải đối diện với nhưng khó khăn ngắn hạn và vẫn chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể gây mất ổn định trở lại.

Tuy gặp nhiều khó khăn thách thức tuy nhiên đã xuất hiện những chỉ báo cho thấy kinh tế vĩ mô có diễn biến tích cực:

  • Lạm phát được kiểm soát và CPI tháng 12/2014 chỉ tăng 1,86% so với tháng 12/2013; thấp nhất trong 10 năm qua.
  • Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 150 tỷ USD, tăng 14,2%, xuất siêu 1,5 tỷ USD
  • Hàng tồn kho ngành công nghiệp chế biến chỉ tăng 9,4% so với mức tăng 21,5% cùng kỳ 2013
  • Số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động hơn 60 ngàn tuy nhiên số doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động các năm trước hoạt động trở lại hơn 15 ngàn.
  • Thanh khoản ngân hàng thương mại có sự ổn định hơn so với các năm trước.

Những thách thức trước mắt

Từ năm 2015 sẽ là hội nhập sâu và rộng, là cơ hội to lớn cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội là tiềm năng nhưng thách thức đã là hiện thực. Đây là vấn đề cần nhìn nhận.

Trong năm 2015 chúng ta vừa giải quyết vấn đề ngắn hạn, vừa phải tập trung cho các vấn đề trung – dài hạn: (i) Một nền kinh tế chủ yếu dựa vào gia công với lao động rẻ, giá trị gia tăng thấp đã mất sức cạnh tranh khi hội nhập với kinh tế khu vực và toàn cầu (ii) Năng suất tổng hợp (TPF) giảm (iii) Tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng đang vướng mắc về mặt tư duy.

Ông Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho rằng những chính vấn đề chính sách chủ chốt cần phải thực hiện quyết liệt bao gồm:

Chính sách tiền tệ

Khơi thông tin dụng và xử lý nợ xấu

Có cơ chế và điều hành tỷ giá linh hoạt, tăng khả năng cạnh tranh và tạo dư địa điều hành chính sách tiền tệ.

Các chính sách hỗ trợ phục hồi như các gói hỗ trợ sản xuất kinh doanh; xử lý nợ xấu; trợ lực trái phiếu chính phủ đang méo mó có nguy cơ dẫn đến tăng rủi ro nợ xấu trong tương lai.

Chính sách tài khóa

Đòi hỏi phải giảm thuế trong khi áp lực chi tăng: chi thường xuyên tăng cao, chi cho đầu tư, bài toán lương tối thiểu và tăng lương.

Cân đối ngân sách năm 2015 (do giá dầu giảm) + cam kết trung hạn (giảm thâm hụt; nợ công).

Phối hợp chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và hiệu quả

Thúc đẩy đầu tư (và cả tiêu dùng) tư nhân

Cải cách cơ cấu

Về doanh nghiệp nhà nước phải xử lý đồng thời 4 vấn đê bao gồm: minh bạch; đại diện sở hữu và giám sát; thông lệ quản trị tốt; cổ phần hóa tập đoàn, tổng công ty.

Hệ thống ngân hàng chuyển từ “đổ vỡ hệ thống” sang lành mạnh hóa và nâng cao năng lực về xử lý nợ xấu, sở hữu chéo, tăng cường minh bạch thông tin và năng lực giám sát, áp dụng chuẩn mực quốc tế và nâng cao năng lực quản trị rủi ro.

Đầu tư công: Thực thi Luật Đầu tư công; sửa đổi Luật Ngân sách, cách thức phân cấp, tạo dựng khung pháp lý phù hợp với cam kết quốc tế.

Tiếp tục cải cách thị trường, các nhân tố sản xuất (vốn, đất đai, lao động). Có giải pháp đột phá trong các lĩnh vực trọng yếu như nông nghiệp, du lịch, IT và một số ngành công nghiệp có lợi thế gắn với hội nhập và hợp tác với đối tác mạnh.

Theo ông Trần Du Lịch, năm 2015 sẽ có ba yếu tố chính tác động: (1) Kinh tế vĩ mô ổn định để doanh nghiệp có thể dự báo được tương lai của nền kinh tế; (2) Hệ thống pháp luật thông thoáng, bình đẳng và hội nhập được để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động và cuối cùng (3) Là nền hành chính phục vụ chứ không phải nền hành chính làm khó.

Ba yếu tố này là gốc để doanh nghiệp vươn lên chứ không phải các yếu tố như ưu đãi đất, thuế,... mới giúp doanh nghiệp phát triển.

Tuy nhiên, ông nhìn nhận, trong thời gian vừa qua, ba yếu tố này đã làm chưa tốt. Cụ thể, kinh tế vĩ mô bất ổn, luật pháp rối, bộ máy hành chính không mang tính phục hồi.

Năm 2015, kinh tế vĩ mô sẽ phát triển dựa trên các chỉ báo ổn định năm 2014 và ông dự báo mức tăng trưởng 2015 sẽ từ 6.2 đến 6.5%, CPI xoay quanh tối đa 5%, xuất khẩu tăng 10%, bội chi ngân sách khoảng 5% GDP, tăng trưởng tín dụng 14% sẽ đạt được.

Ngọc Thành - TTWTO

Từ khóa: Kịch bản kinh tế Việt Nam 2015, dấu hiệu phục hồi, dự báo, tăng trưởng, nợ ngân sách

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412326
Go to top