Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcThương hiệu thời hội nhập

Thương hiệu thời hội nhập

 

cafe

Kinh tế mở cửa, câu chuyện thương hiệu thời hội nhập lại được nhắc đến nhiều hơn vì nếu Việt Nam không có những thương hiệu đủ lớn, mạnh, đủ sức lan tỏa, việc bị hòa tan trong rừng thương hiệu ngoại là khó tránh khỏi.

Bán rồi vẫn của Việt Nam?

Nửa đầu tháng 11 năm ngoái, Tập đoàn Kinh Đô công bố khoản đầu tư của Tập đoàn Mondelez International vào mảng kinh doanh bánh kẹo của mình, với giá trị 7.846 tỷ đồng, tương đương 370 triệu USD, ứng với 80% cổ phần mảng kinh doanh bánh kẹo của Kinh Đô. Không dừng lại ở đó, Tim Cofer, Phó Chủ tịch cấp cao của Mondelez, cho biết 20% cổ phần còn lại sẽ được thương thảo để sở hữu tiếp, sớm nhất 12 tháng sau khi thương vụ đầu hoàn tất.

Đầu tháng 12-2014, tại đại hội cổ đông bất thường, các cổ đông CTCP Kinh Đô đã nhất trí thông qua phương án bán 80% cổ phần cho Mondelez International. Thương vụ này dự kiến hoàn tất vào quý II năm nay. Điều đáng quan tâm, dù đã chính thức bán đến 80% cổ phần cho đối tác ngoại nhưng thương hiệu này vẫn nhận được giải thưởng thương hiệu quốc gia năm 2014.

Xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng DN ngoại vào Việt Nam đầu tư, kinh doanh theo quy định pháp luật của Việt Nam, chúng ta phải bảo vệ họ vì vốn được thành lập, hoạt động sản xuất có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với Kinh Đô hiện vẫn là DN Việt dù có bao nhiêu % cổ phần bán cho DN ngoại. Không chỉ Kinh Đô, hiện nay nhiều DN Việt Nam có cổ phần từ DN ngoại. "Chúng tôi không phân biệt các thành phần kinh tế tại Việt Nam. Họ thành lập, sản xuất, kinh doanh được pháp luật Việt Nam ủng hộ và công nhận đó là thương hiệu của quốc gia" - ông Hải nói.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia thương hiệu, ông Phạm Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tư vấn Thương hiệu Left Brain Connectors, cho rằng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay, khái niệm thương hiệu thuần túy được sở hữu bởi người Việt Nam hay người Hoa Kỳ dường như đã thay đổi. Bởi một DN khi trở thành công ty đại chúng sẽ đa sở hữu, quan trọng là nó khởi nguồn từ quốc gia nào, còn việc thay đổi ông chủ là bình thường. Phở 24 có thể bán cho người nước ngoài nhưng vẫn là phở Việt Nam. Cần hiểu rằng thương hiệu là một "công dân toàn cầu", vì thế không nên quá lo lắng về sự thâu tóm thương hiệu Việt.

Bước vào năm 2015 DN Việt Nam không còn trong sân chơi nhỏ với 90 triệu dân nữa mà sẽ bước vào thị trường 600 triệu dân ASEAN, hay ASEAN+6, chiếm tới 40% dân số toàn cầu, đồng thời cũng là thời điểm các thương vụ mua bán sáp nhập sẽ diễn ra mạnh mẽ. Cho đến nay nhiều thương hiệu Việt Nam đang nằm trong tay nhà đầu tư nước ngoài như Phở 24, Tribeco, Diana... Song ở một góc nhìn khác, vẫn có những ý kiến chúng ta cần xây dựng những thương hiệu thực sự của Việt Nam, không phải dạng như thương hiệu nổi tiếng có nguồn gốc Việt Nam.

Cần lan tỏa mạnh hơn

Trở lại câu chuyện hội nhập, như ĐTTC đã thông tin, kể từ ngày 1-1-2015 nhiều loại hàng hóa ngoại nhập sẽ tràn vào thị trường Việt Nam do hàng ngàn dòng thuế giảm về 0% theo cam kết Việt Nam đã ký khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN. Như vậy, DN Việt đã chính thức bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá, chất lượng, đòi hỏi phải chứng tỏ sức mạnh thương hiệu của mình. Bởi với người tiêu dùng khi chọn mua một sản phẩm chủ yếu từ niềm tin vào thương hiệu của sản phẩm đó. Điều này hoàn toàn không dễ thực hiện. Đến nay chúng ta đã có những thương hiệu được khẳng định không chỉ tại thị trường nội địa mà còn trong khu vực và bắt đầu vươn ra thế giới như Vinamilk, Trung Nguyên... Tuy nhiên những DN dạng này còn quá ít ỏi, trong khi các DNNVV, siêu nhỏ dường như nằm ngoài cuộc.

Theo ông Richard Moore, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc sáng tạo của Richard Moore Associates (RMA), hiện nay thương hiệu Việt đang đối mặt với nguy cơ giảm sút giá trị trong tâm trí khách hàng do chưa có phương pháp tổng thể để đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động của thương hiệu nhằm nâng cao giá trị, trong khi người tiêu dùng đang phải tiếp nhận quá nhiều luồng thông tin khác nhau về thương hiệu.

Vậy các thương hiệu Việt nói chung nên làm gì? Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê, cho rằng khi lựa chọn một nhãn hiệu, khách hàng đặt vào đó niềm tin của cá nhân và giá trị của bản thân. Do đó, nếu thường xuyên cải thiện và tăng cường quảng bá hình ảnh thương hiệu, DN sẽ giúp người tiêu dùng có cái nhìn tích cực hơn về những sản phẩm dịch vụ của mình.

Một chuyên gia kinh tế đã từng chia sẻ nói đến một thương hiệu nào đó người ta thường nghĩ ngay đến thời gian tồn tại của nó. Đó là lý do khiến những thương hiệu như McDonald, Starbuck... khi đến Việt Nam đều tạo ra những cơn sốt trong người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng trẻ, thế hệ tiềm năng tương lai của DN. Chuyên gia này cũng mong muốn Việt Nam sẽ có những thương hiệu mạnh có tuổi đời hàng trăm năm. Bởi không ai biết được sau khi mua lại thương hiệu, DN ngoại có tiếp tục phát triển, hay sau một thời gian để nó chìm vào quên lãng. Đây là câu chuyện đã từng xảy đến với Dạ Lan

Theo Báo Đầu Tư Tài Chính

Từ khóa: Thương hiệu, hội nhập, kinh tế, WTO, Việt Nam

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007410932
Go to top