Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcViệt Nam đánh mất cơ hội thu hút FDI

Việt Nam đánh mất cơ hội thu hút FDI

(TBKTSG Online) Mục tiêu thu hút 20 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2011 gần như đã vượt khỏi tầm với khi mà vốn đăng ký 9 tháng đầu năm nay chưa đạt được một nửa. Nguyên nhân không chỉ tại khó khăn chung của kinh tế toàn cầu, mà còn do chính Việt Nam tự đánh mất cơ hội.

Hạ chỉ tiêu

Một địa phương có nhiều lợi thế trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nhiều năm qua như tỉnh Đồng Nai gần đây đã quyết định hạ chỉ tiêu thu hút vốn FDI từ 1,5 -1,7 tỉ đô la Mỹ xuống còn 850 triệu đô la Mỹ. Điều đó cho thấy tình hình thu hút đầu tư nguồn vốn này đang rất khó khăn. Tình hình không chỉ diễn ra đối với tỉnh Đồng Nai mà nhiều địa phương khác cũng cho hay thu hút nguồn vốn FDI đang giảm sút nhiều.
 
Đại diện một công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp lớn của tỉnh Bình Dương – nơi vốn thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài cao trong nhiều năm liền cũng than phiền rằng tình hình quá khó khăn. Khó khăn này theo một số địa phương không chỉ là nguyên nhân chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài thu hẹp sản xuất, cắt giảm đầu tư… mà là còn ở chính sách thu hút đầu tư chưa được hấp dẫn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút nguồn vốn này ngày càng gay gắt, thậm chí chính sách thu hút đầu tư còn giảm hơn so với trong khu vực.
 
Các địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông thường là nguồn vốn của khu vực sản xuất tập trung vào các khu công nghiệp bởi được quy hoạch và hạ tầng tốt. Tuy nhiên, theo một số công ty phát triển hạ tầng thì các chính sách ưu đãi đầu tư trong khu công nghiệp – khu chế xuất không còn nữa đã mất đi lợi thế thu hút đầu tư.
 
Đại diện Cơ quan Xúc tiến đầu tư Nhật Bản khẳng định, việc Việt Nam bãi bỏ các ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư vào khu công nghiệp là hết sức bất lợi cho khách hàng tiềm năng nước ngoài.
 
Khi một công ty chuẩn bị đầu tư ra nước ngoài, họ sẽ tìm hiểu môi trường đầu tư của cả khu vực, chứ không phải chỉ là một nước. Điều mà các doanh nghiệp quan tâm là giá thuê đất, nhân công rẻ, thị trường lớn… và một yếu tố quan trọng nữa là chính sách ưu đãi về thuế. Nhưng Nghị định số 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời, trong đó khu công nghiệp, khu chế xuất không được liệt vào đối tượng được hưởng ưu đãi thuế, điều này rất có thể, các nhà đầu tư sẽ không chọn Việt Nam.
 
Theo các nhà đầu tư, vấn đề hiện nay của Việt Nam không phải là cạnh tranh trong nước, mà là phải cạnh tranh với các nước xung quanh. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của khu vực và toàn cầu, nếu Việt Nam vẫn áp dụng chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp như hiện nay, thì sẽ hết sức khó khăn để thu hút đầu tư. Nhiều công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp cũng cho biết việc thu hút đầu tư của họ hết sức bi đát.
 
Chưa thể có một câu trả lời chung nhất, song Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong các báo cáo trong thời gian khoảng 2 năm trở lại đây đều thừa nhận rằng, đã có những khó khăn nhất định trong việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất kể từ khi các dự án đầu tư vào khu vực này không còn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
 
Và lỡ cơ hội
 
Đối với tập đoàn Bosch của Đức trong những năm qua, Việt Nam đã vươn lên nhanh chóng như một trung tâm sản xuất và nghiên cứu phát triển của Bosch ở Đông Nam Á. Ngoài nhà máy sản xuất các hệ thống xăng tại Đồng Nai, tập đoàn Bosch cũng đã đưa trung tâm kỹ thuật và phần mềm đầu tiên ở Đông Nam Á vào hoạt động. Mới đây tập đoàn này còn quyết định tăng vốn đầu tư tại nhà máy 73 triệu đô la Mỹ lên 132,6 triệu đô la Mỹ vào năm 2015.
 
Tuy nhiên, so với Malaysia, nguồn vốn này của Bosch ở Việt Nam vẫn còn quá khiêm tốn. Bởi sắp tới đây, Bosch sẽ có nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời tại bang Penang ở Malaysia, với số vốn đầu tư lên đến gần 800 triệu đô la Mỹ. Việc đầu tư xây dựng nhà máy này được cho là một trong những đầu tư nước ngoài lớn nhất từng được thực hiện bởi Robert Bosch, để tiếp tục đẩy mạnh chiến lược toàn cầu của công ty với sự hiện diện và kinh doanh ở châu Á.
 
Ông Võ Quang Huệ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam, thấy tiếc cho Việt Nam khi đánh mất cơ hội tiếp nhận được dự án đầu tư này. Theo ông, trước đây tập đoàn Bosch phân vân lựa chọn giữa Việt Nam và Malaysia để đầu tư, nhưng cuối cùng họ đã chọn Malaysia bởi nhiều chính sách và hỗ trợ thuận lợi hơn.
 
Câu chuyện bỏ lỡ cơ hội như dự án đầu tư nhà máy pin năng lượng mặt trời của Bosch theo một số đơn vị xúc tiến đầu tư trong nước không phải là ít trong thời gian qua. Không chỉ vậy, hàng loạt bất cập trong ưu đãi đầu tư cũng đã được Cục Đầu tư nước ngoài chỉ rõ. Cụ thể như các dự án đầu tư mở rộng không còn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi trên thực tế, so với các dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng thực sự là có khả năng triển khai cao hơn, công nghệ được nâng cấp hơn. Chương trình mở rộng và tăng vốn đầu tư từ 670 triệu đô la Mỹ lên 1,5 tỉ đô la Mỹ của dự án Samsung Complex, nhưng không được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể coi là một ví dụ điển hình.
 
Chưa có một nghiên cứu nào đưa ra việc các doanh nghiệp FDI giảm mở rộng đầu tư là do không còn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhưng kết quả khảo sát của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) được công bố gần đây cho thấy, chỉ có 8% doanh nghiệp FDI tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất có ý định mở rộng đầu tư trong vòng 3 năm tới. Con số tương ứng với doanh nghiệp nội là lên đến 30%.
 
Theo nghiên cứu của UNIDO, động lực chính thôi thúc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào công nghiệp Việt Nam là khai thác thị trường và nguồn nhân công rẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, họ dần nhận ra những khó khăn về trình độ nhân lực trong khi nhu cầu tiêu dùng nội địa phần nào bị ảnh hưởng bởi những khó khăn kinh tế. Tiến sĩ Brian Portelli, chuyên gia của UNIDO nhận định “Có những lợi thế cách đây 5 năm nhưng bây giờ chưa chắc đã còn đối với Việt Nam”.
 
Một vấn đề khác cũng được nhiều doanh nghiệp đề cập trong bản khảo sát của UNIDO là lương của người lao động liên tục tăng trong những năm qua. Khẳng định việc nâng cao thu nhập cho cán bộ, công nhân viên là cần thiết nhưng tổ chức của Liên hợp quốc cũng khuyến cáo cơ quan quản lý cần có biện pháp để việc tăng lương đi kèm với chất lượng và năng suất lao động.
 
Ngoài ra, lạm phát cao ở mức hai con số vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Theo đại diện EuroCham, có đến 56% doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát trong quí 3-2011 cho rằng lạm phát ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của họ và 6% cho rằng lạm phát đang đe dọa hoạt động kinh doanh của họ.
 
Ông Võ Quang Huệ của Bosch Việt Nam cho rằng Việt Nam cần cải thiện hơn nữa  hạ tầng, lao động chất lượng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để thu hút hơn nữa nguồn vốn đầu tư FDI.
 
Theo Dẫn theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007422530
Go to top