Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin trong nướcXuất khẩu 8 tháng đầu năm 2011: Mừng ít lo nhiều

Xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2011: Mừng ít lo nhiều

(TBKTSG) - Kim ngạch một số mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh trong tám tháng đầu năm. Tuy nhiên, những con số tăng trưởng đó không phản ánh đúng thực tế khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt trong thời gian qua...

Kim ngạch tăng, doanh nghiệp khó...
Trong tám tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của cả nước đạt hơn 2,4 tỉ đô la Mỹ, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2010. Nhưng theo nhiều doanh nghiệp, mức tăng này không phản ánh đúng thực trạng của ngành xuất khẩu gỗ.
 
Ông Võ Trường Thành, Tổng giám đốc tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, cho rằng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ qua chế biến (bàn ghế, đồ gỗ nội ngoại thất...) chỉ tăng 2,2% trong tám tháng đầu năm nay. “Mức tăng 11,2% như các cơ quan thống kê đưa ra là do họ tính luôn cả số lượng dăm gỗ và gỗ nguyên liệu của Việt Nam”, ông Thành nói. Tám tháng đầu năm 2011, lượng xuất khẩu dăm gỗ và gỗ thô (súc gỗ, gỗ nguyên liệu chưa qua chế biến) của Việt Nam tăng mạnh, dù chưa có số liệu thống kê cụ thể.
 
Trong khi nhiều nhà máy giấy trong nước phải nhập khẩu dăm gỗ và nguyên liệu gỗ về chế biến xuất khẩu với giá cao, Việt Nam lại đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này sang Trung Quốc. Nhà nước không những không có biện pháp ngăn chặn, nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu trong nước, mà còn xếp những mặt hàng này vào nhóm gỗ chế biến xuất khẩu. Đó là lý do kim ngạch xuất khẩu gỗ trong nước tăng cao trong tám tháng qua.
 
Đáng lo ngại hơn, năm 2007, doanh nghiệp Việt Nam chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 44%. Hiện tỷ lệ này đã thay đổi, doanh nghiệp FDI chiếm đến 55%, trong khi kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước giảm còn 45%.
 
Hiện nay ở Đồng Nai, Bình Dương có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu để hưởng chứng từ xuất xứ từ Việt Nam (C/O) qua đó hưởng ưu đãi từ quốc gia nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc kiểm soát thủ thuật chuyển giá của doanh nghiệp FDI liên tục khai báo lỗ chưa thực sự quyết liệt. “Họ được hưởng mức lãi suất thấp, không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, cộng thêm những ưu đãi khi xuất hàng từ Việt Nam. Thử hỏi làm sao những doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh”, ông Thành đặt vấn đề.
 
Trong khi đó, bảy tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may, da giày Việt Nam đạt 1,7 tỉ đô la Mỹ, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2010, chiếm 3% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Trung Quốc dẫn đầu về kim ngạch cung cấp nguyên phụ liệu dệt may, da giày cho Việt Nam, đạt 474 triệu đô la Mỹ, tăng 30,1% so với cùng kỳ, chiếm 27,6% tổng kim ngạch.
 
Ông Uông Đức Thịnh, Giám đốc điều hành tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho biết trong tám tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của tập đoàn đạt 1,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2010 nhưng lợi nhuận của Vinatex không như kỳ vọng. Hiện ngành may vẫn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu nên giá trị gia tăng của ngành vẫn ở mức thấp. Kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong ngành chủ yếu nhận nguyên phụ liệu từ các công ty nước ngoài về gia công. Ngoài ra, giá bông tăng mạnh trong gian gần đây đã đẩy giá nguyên phụ liệu tăng theo, càng làm doanh nghiệp khó khăn hơn.
 
Vẫn chờ hạ lãi suất
 
Mong mỏi lớn nhất của doanh nghiệp lúc này vẫn là việc giảm lãi suất của Nhà nước. Theo ông Võ Trường Thành, doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, nếu tiếp tục cầm cự và cạnh tranh với doanh nghiệp FDI. Hiện lãi suất vay vốn kinh doanh của doanh nghiệp FDI chỉ khoảng 2,5-3%/năm. Doanh nghiệp Thái Lan vay với lãi suất 3%, Đài Loan 2,5%, Singgapore chưa đến 2%. Khi xuất khẩu các mặt hàng cùng loại sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản, sản phẩm của doanh nghiệp trong nước không thể cạnh tranh về giá so với các doanh nghiệp nước ngoài.
 
Ông Đỗ Hà Nam, Tổng giám đốc Công ty Intimex, cho rằng với mức lãi suất cao như hiện nay, tiền làm ra không đủ để trả lãi ngân hàng. Ông cho biết từ đầu năm đến nay, tiền lãi ngân hàng của công ty đã lên đến 140 tỉ đồng.
 
Ông Nguyễn Công Hoàng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), cho biết: “Với mức lãi suất cao trong thời gian qua, riêng tiền lãi vay công ty phải trả hơn 300 tỉ đồng”.
 
Nghị quyết 11 về việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã đưa doanh nghiệp vào thế tiến thoái lưỡng nan. Thông thường, vào đầu vụ, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê ký hợp đồng vay vốn với ngân hàng để mua nông sản, nhưng năm nay các ngân hàng đã gây khó cho doanh nghiệp. Ông Hoàng cho rằng, ngành cà phê là ngành kinh doanh thời vụ, doanh nghiệp buộc phải trữ hàng và chỉ bán khi giá thế giới tăng. Nhưng việc ngân hàng cho vay ngắn hạn (khoảng ba tháng) thủ tục chậm đã làm nhiều doanh nghiệp thua lỗ.
 
Khi vay được tiền, doanh nghiệp mua được cà phê thì giá thế giới rớt, doanh nghiệp buộc phải bán vì đến hạn trả tiền vay ngân hàng. “Chúng tôi cần thời hạn vay đủ dài để chủ động hơn trong việc kinh doanh”, ông Hoàng nói tại buổi tọa đàm về đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô do Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV), Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công Thương phối hợp tổ chức tại TPHCM hồi tuần trước.
 
Theo dự báo của doanh nghiệp, tình hình xuất khẩu những tháng còn lại của năm 2011 sẽ còn nhiều khó khăn, khi cuộc khủng hoảng nợ công và việc cắt giảm chi tiêu ngân sách tại các nước EU tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu. Trong bối cảnh đó, áp lực lạm phát tại nhiều nước trên thế giới tiếp tục tăng cao làm suy giảm sức cầu, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
 
Lợi thế về giá rẻ của hàng xuất khẩu Việt Nam cũng giảm dần do chi phí lãi vay tăng cao. Mặc dù giá cả trong nước đã bắt đầu có tín hiệu giảm nhiệt nhưng lạm phát được dự báo vẫn còn ở mức cao, do đó lãi suất cho vay khó có thể giảm mạnh.
 
Ngoài ra, việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô khiến việc tiếp cận nguồn tín dụng của doanh nghiệp để đầu tư phát triển sản xuất, xuất khẩu còn nhiều khó khăn. “Nhiều doanh nghiệp Việt Nam lẽ ra đã có được quy mô sản xuất tương đương các quốc gia chung quanh, nhưng thực tế họ đang suy yếu dần. Nếu Nhà nước không mạnh tay hơn nữa trong việc cắt giảm lãi suất, e rằng nhiều doanh nghiệp sẽ không trụ vững hết năm nay”, ông Thành cảnh báo.
Theo Dẫn theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
 

 

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423502
Go to top