Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếChiến lược 3 bên của Trung Quốc trước Hiệp định TPP

Chiến lược 3 bên của Trung Quốc trước Hiệp định TPP

 

China12

Giữa những bế tắc đàm phán trong Vòng đàm phán Uruguay và sự phát triển nhanh chóng của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), từ năm 1989, các Bộ trưởng của các chính phủ châu Á-Thái Bình Dương đã nhóm họp để thảo luận về khả năng tự do hóa thương mại và hợp tác. Sự kiện này được đánh dấu bằng sự ra đời của của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương(APEC). Theo sáng kiến ​​của Mỹ, từ năm 1993, APEC sẽ họp các nhà lãnh đạo thường niên và cuộc họp này được tổ chức luân phiên giữa các nền kinh tế thành viên APEC. APEC hiện có 21 nền kinh tế ở các giai đoạn phát triển khác nhau và là tổ chức kinh tế xuyên khu vực lớn nhất thế giới ở hai bờ Thái Bình Dương.

Tại cuộc họp thường niên các nhà lãnh đạo APEC lần thứ hai tổ chức tại Bogor, Indonesia vào năm 1994, người đứng đầu của các nước APEC đã đưa ra một tầm nhìn rộng cho tương lai của hội nhập kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương:

Về mục tiêu thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chúng tôi đồng ý chấp nhận và thực hiện mục tiêu lâu dài của tự do thương mại và đầu tư tự do trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mục tiêu này sẽ được thực hiện ngay bằng cách giảm hơn nữa các rào cản đối với thương mại và đầu tư và thúc đẩy dòng chảy tự do của hàng hóa, dịch vụ và vốn giữa các nền kinh tế trong khối. Chúng tôi cũng đồng ý công bố cam kết hoàn thành mục tiêu này trước năm 2020. Kể từ khi Tuyên bố Bogor năm 1994, các nền kinh tế APEC đã tham gia một loạt các sáng kiến ​​để đạt được mục tiêu Bogor. Tuy nhiên, tất cả đều nhanh chóng nhận ra rằng tầm quan trọng của APEC đối với hội nhập kinh tế khu vực bị hạn chế nghiêm trọng bởi những yếu kém về thể chế.

Các nền kinh tế thành viên tham gia và làm việc trên cơ sở "chủ nghĩa đơn phương phối hợp”, theo đó mỗi thành viên dự kiến tham gia vào tiến trình thương mại tự do với tốc độ và cách thức riêng của mình. Phải thừa nhận rằng, nguyên tắc ràng buộc, phương pháp tiếp cận pháp luật mềm là một trong những nguyên tắc hấp dẫn nhất của APEC đối với các thành viên. Quy mô kinh tế đa dạng của các nền kinh tế thành viên đã làm cho một số nước đang phát triển lo ngại rằng APEC có thể biến thành một tổ chức được thống trị bởi các nước phương Tây, mà khi đó buộc họ phải cam kết mức độ tự do hóa mà sẽ gây tổn hại cho các ngành công nghiệp dễ bị tổn thươngtrong nước. Để tránh việc này, họ muốn giữ APEC luôn là một diễn đàn tự nguyện và không chính thức, và mỗi nền kinh tế thành viên có thể xác định tốc độ và chính sách mở cửa thị trường của mình. Điều này được cho là giúp bảo vệ lợi ích, chủ quyền của các nước đang phát triểnở châu Á bởi vì quá trình tự do hóa tự nguyện này sẽ không bắt buộc họ áp dụng các biện pháp thực thi và phải áp lực từ các nền kinh tế khác.

Hội nhập kinh tế hỗn loạn tại Châu Á-Thái Bình Dương.

Trớ trêu thay, lợi thế lớn nhất của APEC lại là tử huyệt của nó. Bản chất không ràng buộc cam kết cho phép các thành viên APEC linh hoạt để chọn khung thời gian tự do riêng và loại bỏ các lĩnh vực nhạy cảm ra khỏi phạm vi tự do hóa. Nó cũng dẫn đến sự trì trệ hoặc không hành động do thiếu sự lãnh đạo mạnh mẽ và có ý chí chính trị. Năm 1996, các nước phát triển trong APEC đã khởi xướng chương trình Tự do hóaSớm Tự nguyện theo Ngành (EVSL) nhằm cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với 15 lĩnh vực, nhưng sáng kiến này đã chết yểu mà chủ yếu do sự phản đối của Nhật Bản với sự hậu thuẫn bởi các nước châu Á khác. Sự thất bại EVSL đã khiến APEC phải chịu một cuộc khủng hoảng uy tín chưa từng có và đã phải chuyển đổi chương trình nghị sự của mình từ tự do hóa thương mại sang hợp tác kinh tế và kỹ thuật mà các thành viên đang phát triển ưa thích. Kết quả là, trong khi APEC đã có một số đóng góp cho tự do hóa thương mại và tạo thuận lợi trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tổ chức này vẫn thường xuyên bị chỉ trích.

Mặc dù Tuyên bố Bogor đã nhất trí về các mục tiêu lâu dài của thương mại tự do và cởi mở và đầu tư trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương, cho đến nay vẫn chưa dấu hiệu rõ ràng là các nền kinh tế thành viên APEC đã cam kết thiết lập một Hiệp định thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) hay chưa. Do chủ nghĩa khu vực châu Áđang phát triển nhanh, các nhà lãnh đạo APEC bắt đầu nắm lấy ý tưởng về một FTA toàn khu vực như là một mục tiêu dài hạn. Các nhà lãnh đạo APEC lần đầu tiên công bố vào năm 2006 tại Hà Nội rằng họ đã đồng ý "nghiêm túc xem xét” về việc khởi động các cuộc đàm phán FTAAP và các quan chức sẽ nghiên cứu sâu hơn về cách thức và phương tiện để thúc đẩy sáng kiến này.

Ý tưởng về một FTAAP tiếp tục được khẳng định nhiều lần trong các cuộc họp các nhà lãnh đạo APEC hàng năm. Mặc dù quyết tâm chung tạo ra một tập hợp các cam kết liên kết tự do hoá được thể hiện trong FTAAP thông qua các thành viên APEC, nhiều câu hỏi lớn vẫn chưa được giải quyết. Ví dụ, tuyên bố Yokohama năm 2010 khẳng định:FTAAP cần theo đuổi như một thỏa thuận thương mại tự do toàn diện bằng cách phát triển và hoàn thiện các sáng kiến khu vực đang diễn ra, chẳng hạn như ASEAN + 3, ASEAN + 6, và TPP.

TPP và chính sách "Tái cân bằng" của Mỹ đối với châu Á

Bắt đầu vào mùa thu năm 2011, chính quyền Obama đã ban hành một loạt các thông báo và thực hiện nhiều bước để mở rộng và tăng cường vai trò quan trọng của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, được biết đến như là chiến lược"xoay trục" hay còn gọi là "tái cân bằng”. Cơ sở cho chiến lược 'tái cân bằng' là chính quyền Obama tin rằng trọng tâm của chính sách đối ngoại, an ninh quốc gia và lợi ích kinh tế của Mỹ đang chuyển dịch về phía châu Á, và rằng các chiến lược và các mối ưu tiên của Mỹ cần phải được điều chỉnh cho phù hợp.

TPP là một phần trong chính sách “tái cân bằng” đối với châu Á rộng lớn của Mỹ và cũng là một chính sách lớn nhằm kích kinh tế. Thật vậy, TPP rất quan trọng đối với một số mục tiêu chiến lược của Mỹ.

Thứ nhất, do suy thoái kinh tế kéo dài, chính quyền Obama đã chuyển hướng sang kinh doanh và xuất khẩu để thúc đẩy nền kinh tế Mỹ vốn đang bị suy giảm. TPP sẽ giúp tăng cường thương mại và đầu tư của Mỹ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và đây là ưu tiên mang nhiều ý nghĩa kinh tế cho khu vực này cũng như cho Mỹ trong hiện tại và cả tương lai. Như là một khối, các nước thành viên TPP sẽ là thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất của Mỹ. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Mỹ sang Châu Á-Thái Bình Dương đạt 942 tỷ USD, chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cùng năm của Mỹ. Khu vực kinh tế này đóng một vai trò rất quan trọng trong Sáng kiến Xuất khẩu Quốc gia của Tổng thống Obama: 4 trong 10 thị trường xuất khẩu mới nổi nằm trong Chiến lược Xuất khẩu Quốc gia năm 2011 là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam đều thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ hai, TPP sẽ bắt đầu quá trình "tự do hóa cạnh tranh” trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và các hiệu ứng lan tỏa của nó cũng có thể có ảnh hưởng đến Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đàm phán TPP có tác động gây sức ép lên các nền kinh tế khác trong khu vực cân nhắc khả năng tham gia để có thể cạnh tranh được trong thị trường các nước thành viên TPP. Cuối cùng TPP có thể sẽ gây ra hiệu ứng domino lên các thành viên đang lo lắng trước những bất lợi nếu chỉ đứng bên lề cuộc chơi.

Tương tự như vậy, TPP có thể là tác nhân châm ngòi cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương WTO, mà đang trong tình trạng bế tắc kể từ năm 2008. TPP gửi một tín hiệu rõ ràng cho các thành viên không hợp tác với WTO rằng Mỹ và các đối tác của mình đã sẵn sàng phân mảnh hệ thống quản trị thương mại toàn cầu và tiếp tục tiến trình tự do hóa thương mại mà không cần có họ.

Thứ ba, TPP có thể giúp hợp lý hóa, giảm thiểu hiệu ứng “tô mỳ ống” của các FTA châu Á - Thái Bình Dương. Kể từ năm 2000, số lượng các FTA song phương và khu vực đã được ký kết giữa các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã gia tăng đáng kể. Sự đang dạng giữa các hiệp định tạo ra sự khác biệt và tiềm ẩn khả năng xảy ra xung đột. Hiệu ứng “tô mỳ ống” xuất phát từ sự chồng chéo FTA đã gây khó khăn nghiêm trọng cho công tác quản trị và có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích mong muốn trong các thỏa thuận thương mại. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lên tiếng chỉ trích sự gia tăng của các FTA song phương giữa các nền kinh tế châu Á -Thái Bình Dương:

Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, các nền kinh tế Châu Á đã ký kết hơn 100 thỏa thuận thương mại tự do song phương. Nhiều trong số đó xem nhẹ vấn đề bảo vệ những yếu tố cốt lõi cho doanh nghiệp, người lao động và người tiêu dùng. Các thỏa thuận này được thổi phồng và tung hô quá mức về lợi ích nhưng nhiều câu hỏi khó lại đang bị né tránh hay che đậy... Thêm vào đó còn một mối nguy phát sinh là việc quá nhiều FTA đã tạo ra một sự hỗn loạn trong chính sách và các bên tham gia thỏa thuận song phương có thể hạ thấp mức thuế, nhưng điều này cũng tạo ra các hiệu ứng tiêu cực và phức tạp khó lường.

TPP có khả năng chế ngự và giải quyết được sự rối rắm từ các FTA chồng chéo, và không phù hợp trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. TPP có thể tạo nên một cái gọi là chủ nghĩa đa phương khu vực nếu các thành viên TPP đều đồng ý một bộ cam kết hài hòa mà cho phép các nước khác có thể gia nhập.

Thứ tư, TPP có thể coi như là phương tiện để đạt được các mục tiêu dài hạn cho việc hình thành một FTAAP mà Mỹ sẽ là người lãnh đạo và đưa ra luật chơi. Trong thời gian gần đây đã có rất nhiều sáng kiến ​​hội nhập kinh tế sâu rộng hơn trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, như FTA của ASEAN +3, FTA của ASEAN +6 và FTA giữa Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc. Đáng chú ý là mỗi một mô hình FTA như vậy đều cố tình bỏ qua vai trò Mỹ, điều này là báo động lớn cho Mỹ. Từ năm 1991, Ngoại trưởng Mỹ James Baker đã nói với các đồng minh của mình trong khu vực rằng Mỹ sẽ phản đối bất kỳ kế hoạch nào mà không có Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố năm 2009 rằng Mỹ là "thế lực của cả hai bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Do đó, Mỹ cảnh giác với sự nổi lên của các FTA nội khu vực châu Á mà lãng quên Mỹ. Là một mô hình cạnh tranh với các FTA nội khu vực châu Á khác, TPP có thể dẫn đến một con đường khác hướng tới hội nhập kinh tế châu Á, trong đó người dẫn dắt không phải là ASEAN hay ba nền kinh tế Đông Á lớn mà thay vào đó là vai trò của Mỹ. Do đó, TPP là một phần cốt lõi trong nỗ lực của chính quyền Obama để thực thi chính sách “tái cân bằng”.

Chính sách đối ngoại của Mỹ ưu tiên khu vực châu Á Thái Bình Dương bằng cách đóng một vai trò tích cực hơn trong việc hình thành các quy tắc và chuẩn mực của khu vực.

Thứ năm, TPP giúp Mỹ cơ hội đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc phát triển luật kinh tế quốc tế mới cho các vấn đề thương mại mới nổi như doanh nghiệp nhà nước và sự gắn kết luật lệ trên toàn khu vực đang phát triển nhanh chóng. Do WTO không xử lý được một số lĩnh vực kinh doanh quan trọng và các nước đang phát triển lớn từ chối đàm phán các vấn đề thương mại mới mà liên quan đến các lợi ích của Mỹ, các thế lực trong nước yêu cầu các nhà lãnh đạo Mỹ theo đuổi các cuộc đàm phán song phương hoặc khu vực một cách độc lập để đạt được mục tiêu chính sách thương mại cao hơn các quy tắc thương mại đa phương. Sự thành công của các cuộc đàm phán, thực thi các quy tắc thương mại mới của TPP về các vấn đề đang nổi lên không chỉ minh chứng rằng một cấu trúc mới về ứng xử trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế đã được chấp nhận mà còn có thể trở thành khuôn mẫu cho các cuộc đàm phán WTO trong tương lai. Nói cách khác, TPP có tiềm năng tạo nên sự đồng điệu về xã hội, chính trị và kinh tế trong các cuộc thảo luận về các phương pháp và giá trị của hoạt động kinh tế xuyên quốc gia trong thế kỷ 21.

Cuối cùng, một trong những nguyên tắc cơ bản trong chính sách thương mại của Mỹ là chúng được định hình lớn hơn nhiều để phù hợp với cả mục tiêu ngoại giao và an ninh.

Sau 30 năm duy trì tăng trưởng kinh tế ở tốc độ cao, Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc kinh tế và thương mại toàn cầu. Sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc song song với hiện đại hóa quân sự đang thể hiện sự thay đổi trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc từ "ẩn mình chờ thời” chuyển sang “Ngoại giao nước lớn”. Điều này có nghĩa rằng Trung Quốc sẽ có những sáng kiến ​​để định hình môi trường bên ngoài theo một hướng thuận lợi, thay vì thích nghi và tự thay đổi theo các điều kiện bên ngoài. Trung Quốc đã thể hiện tư thế quyết đoán trong tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng là một minh chứng điển hình. Nhiều nhà bình luận nói rằng, điểm nổi bật trong mục tiêu chiến lược của TPP là để kìm hãm sự ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của Trung Quốc bằng cách loại Trung Quốc ra khỏi một FTA mới mạnh mẽ hơn. Trong tương lai, TPP sẽ định hình các quy tắc, luật lệ thương mại quốc tế mà sẽ làm khó Trung Quốc trong việc xây dựng và đổi mới môi trường pháp lý của mình để phù hợp với những mục tiêu phát triển của đất nước.

CHIẾN LƯỢC 3 BÊN CỦA TRUNG QUỐC

Sự xuất hiện của TPP đã đặt Trung Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu Trung Quốc lựa chọn tham gia TPP, thì có nghĩa là sẽ phải tham gia theo các điều khoản áp đặt do Mỹ và các đồng minh của mình xây dựng. Nếu Trung Quốc tiếp tục đứng bên ngoài TPP, thì thương mại và đầu tư đang bùng nổ, mạch máu của nền kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng xấu. Cả hai lựa chọn này đều không phải là mong muốn của chính phủ Trung Quốc. Các nhà cố vấn chính sách Trung Quốc chia sẻ rằng TPP đang đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với cường quốc mới đang lên Trung Quốc. Mặc dù chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra tuyên bố chính thức của mình về TPP ngoài những lời tuyên bố mơ hồ về thái độ cởi mở nhưng Trung Quốc đã có quyết sách cho TPP đó là "chiến lược 3 hướng”. Chiến lược 3 hướng này bao gồm thái độ chờ đợi và xem xét, thúc đẩy các mô hình thay thế các FTA trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đẩy mạnh cải cách kinh tế trong nước theo hướng thị trường.

Thái độ chờ đợi và xem xét của Trung Quốc đối với TPP

Thái độ của Trung Quốc đối với TPP đã có thay đổi trong vài năm qua. Ban đầu, Trung Quốc lên án TPP là công cụ chiến lược của Mỹ nhằm kìm hãm sự trỗi dậy của Trung Quốc và thống trị khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng gần đây, thái độ phản đối của Trung Quốc đã nhẹ hơn rất nhiều. Ngày càng có nhiều nhà cố vấn chính sách công khai kêu gọi chính phủ Trung Quốc nên đệ đơn tham gia TPP càng sớm càng tốt. Theo Bộ Thương mại (MOFCOM) Trung Quốc “sẽ phân tích những ưu và nhược điểm cũng như cân nhắc khả năng tham gia vào TPP, dựa trên các nghiên cứu cẩn trọng và theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi". Tương tự như vậy, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: “Phía Trung Quốc luôn có thái độ cởi mở đối với TPP và các sáng kiến ​​khác có lợi cho việc thúc đẩy hội nhập kinh tế và thịnh vượng chung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Điều gì giải thích sự thay đổi trong thái độ của Trung Quốc đối với TPP từ thái độ nghi ngờ và thù địch, chuyển dần sang thái độ trung lập hơn và thậm chí là đang có biểu hiện của sự quan tâm đến việc tham gia vào TPP?

Cũng giống như các thỏa thuận ưu đãi thương mại khác, TPP sẽ có phân biệt đối xử chống lại các nước không phải là thành viên TPP. Nếu Trung Quốc đứng ngoài thì dòng chảy thương mại và đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Ví dụ, các sản phẩm xuất khẩu của một số nước thành viên TPP như Việt Nam và Malaysia rất tương đồng với các sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc, một số chuyên gia Trung Quốc lo ngại rằng sự tương đồng này sẽ kích hoạt làn sóng cạnh tranh xuất khẩu giữa Trung Quốc và các nước thành viên TPP. Do các sản phẩm từ các nước thành viên TPP được hưởng ưu đãi tiếp cận thị trường, nên TPP sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Nhật Bản đã quyết định tham gia các cuộc đàm phán TPP từ tháng 3 năm 2013 và Hàn Quốc cũng đã công bố là sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán song phương ban đầu với các thành viên TPP vào tháng 11 năm 2013, điều này củng cố thêm giả thiết rằng có lẽ Trung Quốc cũng không muốn đứng ngoài TPP. Người ta ước tính rằng nếu Trung Quốc đứng ngoài lề TPP, thì tổn thất thương mại của nước này sẽ tăng từ 1 tỷ USD năm 2014 lên đến28 tỷ USD năm 2020 và 47 tỷ USD vào năm 2025. Nhưng ngược lại, nếu tham gia TPP, Trung Quốc sẽ có lợi ích đáng kể: GDP tăng thêm 3,8%, phúc lợi sẽ tăng khoảng 1,1% và thương mại tăng 10% so loại bỏ được nhiều chi phí. So với các cấu trúc kinh tế khác ở châu Á như ASEAN+3và ASEAN+6, TPP sẽ tạo ra sự tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng hóa thành phẩm của Trung Quốc. Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc dự đoán rằng việc gia nhập TPP sẽ giúp tăng thêm 2 điểm phần trăm cho GDP hàng năm của Trung Quốc.

Hơn nữa, các quy định của TPP không chỉ thiết lập các quy tắc cho thương mại và đầu tư cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà còn là mô hình tương lai cho các quy tắc tự do hóa thương mại đa phương. Một số người thậm chí còn cho rằng TPP sẽ thay thếWTO và trở thành đầu tàu cho việc phát triển các quy định mới ràng buộc toàn cầu. Nếu điều này là đúng, thì Trung Quốc nên cố gắng đóng vai trò tích cực hơn trong việc hình thành các kiến ​​trúc tương lai của các giao dịch kinh tế xuyên quốc gia bằng cách tham gia các cuộc đàm phán TPP càng sớm càng tốt. Nếu Trung Quốc gia nhập sau khi TPP ra đời, thì Trung Quốc sẽ phải trải qua một quá trình gia nhập không mấy thân thiện và vất vả, thêm vào đó là phải phục tùng tất cả những quy định mà nó đã bỏ lỡ cơ hội tham gia xây dựng từ đầu.

Tiếp theo, thái độ của Trung Quốc đối với TPP là có lẽ đang bị ảnh hưởng bởi 10 năm trải nghiệm kể từ khi trở thành thành viên WTO, đây là hiệp định thương mại toàn diện đầu tiên Trung Quốc gia nhập và là mốc quan trọng cho sự hội nhập của Trung Quốc với các nền kinh tế toàn cầu. Gia nhập WTO đã tạo ra những thay đổi sâu rộng về cấu trúc mà là cốt lõi của sự chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc sang mô hình kinh tế thị trường hiện đại. Hiệu suất của nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi gia nhập vào WTO năm 2001 đã và đang tăng trưởng một cách ngoạn mục. Nói cách khác, Trung Quốc sử dụng các cuộc đàm phán gia nhập WTO như một đòn bẩy chiến lược để củng cố, tăng tốc quá trình cải cách đã bắt đầu từ những năm cuối thập niên 1970 và tăng tốc rõ rệt từ năm 1994. Tóm lại, hội nhập của Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu đã có hiệu quả rất tốt trong hơn ba thập kỷ qua. Sự gia nhập WTO là một bàn đạp để Trung Quốc nổi lên như một cường quốc kinh tế toàn cầu mới.

Cải cách trong nước của Trung Quốc hiện nay đã bước vào giai đoạn mà Tập Cận Bình gọi là "vùng nước sâu”. Nền kinh tế Trung Quốc đã có dấu hiệu phát triển chậm lại trong những năm gần đây. Tăng trưởng GDP năm 2014 chỉ đạt 7,4% , thấp nhất kể từ năm 1990. Mặc dù nhiều nhà kinh tế dự đoán rằng Trung Quốc sẽ có sự tăng trưởng khá mạnh trở lại trong tương lai gần, nhưng cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc có duy trì được nền kinh tế phát triển nhanh chóng trong dài hạn hay không còn phụ thuộc nhiều vào năng lực của chính phủ Trung Quốc trong việc tăng tốc thực hiện cải cách kinh tế toàn diện để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tự do. Bằng cách tiếp tục tăng cường thương mại, đầu tư và liên kết tài chínhvới các nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ việc chuyên biệt hóa hơn nữa, tăng cơ hội đầu tư và lợi nhuận cao hơn các lợi ích cộng sinh từ các sáng kiến và kiến ​​thức. Tương tự như WTO, TPP có thể được sử dụng như một động lực, công cụ để kích thích quá trình cải cách lâu dài và cần thiết của Trung Quốc, chẳng hạn như giảm sự tham gia của chính phủ trong khu vực tư nhân, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Mục tiêu của TPP ở các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và mua sắm chính phủ, cùng với các vấn đề thương mại khác, sẽ rất phù hợp với những nỗ lực hiện nay của Trung Quốc trong việc cải cách nền kinh tế. Thay vì xem nó như là một mối đe dọa cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc hay một nỗ lực để kìm hãm khả năng cạnh tranh của Trung Quốc, TPP có thể được xem như là một cơ hội cho Trung Quốc để thúc đẩy sâu rộng tiến trình cải cách trong nước.

Khi quyết định về việc có nên tham gia TPP hay không, Trung Quốc nên dựa trên kết quả phân tích cẩn trọng về được và mất khi tham gia hay không tham gia TPP. Thái độ không rõ ràng của Trung Quốc về TPP cũng dễ hiểu bởi vì thực tế đang có nhiều người phản đối Trung Quốc tham gia TPP trong tương lai gần. Đầu tiên, đó vẫn là sự nghi ngờ phổ biến ở Trung Quốc rằng TPP là một phần của một chiến lược kìm hãm rộng hơn do Mỹ khởi xướng cùng với các nước có cùng quan điểm để kìm hãm và cô lập một Trung Quốc đang nổi lên nhanh chóng.Nếu TPP được coi là sự chống lại Trung Quốc có tổ chức hoặc là bình phong cho những nỗ lực của Mỹ để hạn chế sự trỗi dậy của Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ còn phải giữ khoảng cách với TPP.

Mỹ không muốn tăng thành viên đàm phán TPP

Thứ hai, hiện Mỹ sẽ không đồng ý Trung Quốc, hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, tham gia các cuộc đàm phán hiện tại ngay cả khi Trung Quốc đề xuất muốn tham gia TPP. Để công bằng hơn, Mỹ chưa bao giờ tuyên bố loại trừ khả năng cho Trung Quốc tham gia vào TPP. Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice công khai hoan nghênh sự tham gia của Trung Quốc, nhưng chỉ với điều kiện là Trung Quốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao theo yêu cầu của TPP. Kể từ khi Trung Quốc từ chối nhượng bộ một loạt vấn đề mà Mỹ yêu cầu trong đó bao gồm doanh nghiệp nhà nước, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, môi trường và lao động, thì Mỹ cũng đã không còn có nhiều quan tâm đến Trung Quốc trước khi tất cả các cuộc đàm phán kết thúc. Mỹ hiện đang dẫn đầu các cuộc đàm phán TPP và kiêm luôn vai trò người gác cổng. Những động lực mạnh mẽ trong khuôn khổ TPP hiện nay đảm bảo cho Mỹ đạt được những ảnh hưởng đáng kể trong các văn bản chính thức của TPP. Từ quan điểm của Mỹ, có Trung Quốc tham gia trong các cuộc đàm phán hiện nay chỉ tổ làm chậm tiến độ và làm loãng các ​​"tiêu chuẩn cao" trong đề xuất. Cũng có thể là Mỹ chỉ muốn Trung Quốc tham gia TPP sau khi đã hoàn tất tất cả các quy tắc được viết bởi Mỹ và các đối tác có cùng quan điểm với mình. Như vậy là không có một lý do nào để Mỹ đồng ý cho Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán TPP trong giai đoạn hiện nay.

Bất cứ khi nào Trung Quốc có ý định tham gia TPP, Trung Quốc cần phải được chuẩn bị tinh thần cho một thực tế rằng gia nhập vào TPP sẽ không dễ dàng hơn so với việc gia nhập WTO từ một thập kỷ trước đây, nếu không muốn nói là sẽ khó khăn và tốn thời gian hơn. Nếu không chuẩn tinh thần để có những nhượng bộ lớn và cam kết cải cách quy định sâu rộng thì Trung Quốc khó có thể trở thành một thành viên của TPP. Chiến lược của Mỹ là rõ ràng: nếu Trung Quốc nộp đơnxin gia nhập TPP, nó có nghĩa là Trung Quốc đồng ý tuân thủ các quy tắc thương mại theo luật chơi của Mỹ trong thế kỷ 21. Đồng thời, Mỹ cũng đã có chuẩn bị cho TPP mà không có Trung Quốc. Điều có thể giải thích tại sao một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam và Malaysia lại có chân tham gia các cuộc đàm phán TPP là vì TPP từ đầu đã không giành cho Trung Quốc.Cơ hội cho Trung Quốc tham giaxây dựng các quy tắc thương mại trong tương lai bằng cách tham gia từ đầu các cuộc đàm phán TPP là không tưởng.

Thứ ba, giả định rằng Trung Quốc sẽ không tham gia TPP, sự chuyển hướng thương mại do TPP sẽ làm tổn thương cho nền kinh tếTrung Quốc, đặc biệt là sau khi Nhật Bản có quyết định tham gia đàm phán TPP. Nhưng những tác động bất lợi vềthương mại có vẻ còn khá khiêm tốn, và như vậy nó sẽ không đủ mạnh để làm choTrung Quốc phải lo sợ.Có vẻ như Trung Quốc đang tham gia rất sâu vào chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu, sâu đến nỗi mà khó có thể ai đó bỏ qua Trung Quốc hay đẩy Trung Quốc ra khỏi mạng lưới sản xuất quốc tế. Đồng thời, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất không khôn ngoan về mặt kinh tế khi đặt Trung Quốc đứng bên ngoài TPP. Nếu Trung Quốc gia nhập TPP, tất cả các nước thành viên TPP sẽ gặt hái những lợi ích kinh tế đáng kể và TPP sẽ là trở thành một khối kinh tế khu vực quan trọng và có ảnh hưởng hơn.

Thứ tư, một số quy định mới đề xuất trong TPP được cho là nhắm mục tiêu rõ ràng tại Trung Quốc. Đúng là việc gia nhập TPP có thể thúc đẩy một số cải cách trong nước ở Trung Quốc. Nhìn theo quy mô của TPP, không chắc chắn rằng thực tế chính trị của Trung Quốc muốn đàm phán một hiệp định thương mại phức tạp như vậy. Trước khi đưa ra quyết định, thì sự “cẩn trọng” là một sự lựa chọn khôn ngoan về chính trị đối với Trung Quốc, trong đó xác định rõ những tác động khi cam kết thực thi các quy định rộng lớn mới, tham khảo ý kiến ​​của các bên liên quan và xây dựng sự đồng thuận. Như một quan chức của Bộ Thương mại gần đây đã cho biết:

“Trung Quốc luôn giữ một thái độ cởi mở với TPP. Tham gia TPP là một việc lớn. Làm việc lớn đòi hỏi một đánh giá được tất cả các rủi ro tiềm ẩn. Mặc dù Trung Quốc hiện không tham gia vào các cuộc đàm phán TPP, nhưng Trung Quốc vẫn thu nhận và chia sẻ thông tin với tất cả các bên đàm phán”.

Tuyên bố này đã chỉ ra rằng Trung Quốc đã có một cách tiếp cận thận trọng nhưng cởi mở đối với TPP và chắc chắn sẽ không có một quyết định vội vàng trong tương lai gần. Trong khi đó,Obama đã đặt ưu tiên hàng đầu cho việc kết thúc TPP một cách nhanh chóng. Và điều này sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc tham gia TPP trong tương lai.

Thứ năm, ngày càng nhiều quan chức thương mại phát biểu rằng TPP gần như đã hoàn tất và liên tục mô tả TPP là "đã kết thúc”, tuy nhiên các báo cáo gần đây và các thông tin rò rỉ cho thấy vẫn còn đó những vấn đề khó khăn cần phải giải quyết trong các cuộc đàm phán TPP. Thành công hoàn toàn của các cuộc đàm phán TPP không nên vội công nhận. Ví dụ, mặc dù sự tham gia của Nhật Bản vào các cuộc đàm phán TPP là người mới của cuộc chơi song cũngvẫn còn đó vấn đề lâu dài về tiếp cận thị trường hàng hóa của Nhật Bản cho các dịch vụ và sản phẩm nông nghiệp Mỹ vốn đã tồn tại từ thập niên 80. Lấy đàm phán thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp tại Nhật Bản như là một ví dụ. Quyền lực chính trị của nông dân nông thôn đã có truyền thống ngăn cản chính phủ Nhật Bản thay đổi chính sách về trợ cấp. Các nông dân và nghiệp đoàn nông nghiệp của Nhật Bản vốn có ác cảm lâu dài và mạnh mẽ đối với vấn đề tự do hóa ngành nông nghiệp. Chính vì lý do này, Nhật Bản đã phải loại các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm ra khỏi các FTA truyền thống của mình. Nhưng việc loại trừ các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm không phải là mục tiêu đầy tham vọng và toàn diện của các cuộc đàm phán TPP. Điều quan trọng hơn, với mồi câu lợi ích từ TPP nhiều người cho rằng Nhật Bản sẽ sẵn sàng đàm phán và nới lỏng các hạn chế về cái gọi là "con bò thiêng liêng” của mình (gạo, lúa mì, thịt bò và gia cầm, sản phẩm sữa và đường). Nếu Nhật Bản tham gia đàm phán có ngoại lệ đối với những lĩnh vực nhạy cảm, thì lợi ích của TPP sẽ bị sụt giảm.Hiện nay đang có những nghi ngại lớn về khả năng Nhật Bản sẽ nhượng bộ nhiều hơn về sản phẩm nông nghiệp, nhất là khi kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, khoảng 52% dân chúng Nhật Bản không ủng hộ việc nhượng bộ về gạo, sữa, thịt bò, thịt heo và các loại ngũ cốc theo yêu cầu của TPP. Hai bên đã không đạt được một đột phá lớn nào sau nhiều vòng đàm phán song phương.

Cuối cùng, ngay cả khi các thành viên TPP hiện nay đã thống nhất các điều khoản cơ bản của một thỏa thuận thương mại, thì việc có được sự đồng thuận ở quê hương cũng là trở ngại lớn. Lợi ích ngành có khả năng bị xung đột, cam kết mà các nền kinh tế khác không được chuẩn bị để chấp nhận.Để có hiệu lực thực thi, TPP sẽ cần phải tuân thủ các trình tự pháp luật trong nước và việc phê chuẩn có thể trở nên khó khăn nếu các lợi ích nhạy cảm của quốc gia không được bảo vệ. Đây là một vấn đề lớn đối với Mỹ. Với sự hết hạn của quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) vào ngày 30 tháng 6 năm 2007, chính quyền Obama nói với các bên tham gia TPP rằng việc phê chuẩn TPP được tôn trọng các thủ tục theo TPA. Tuy nhiên, hiện vẫn không có một TPA nào cả, các đối tác của Mỹ không thể yên tâm rằng Quốc hội Mỹ sẽ đồng ý với hình thức bỏ phiếu tán thành hoặc không tán thành. Mặt khác, nếu các nhà đàm phán để các nhóm lợi ích đặc biệt trong nước lũng đoạn thì các văn bản chính thức của TPP có thể được pha loãng và sửa đổi, khiến thỏa thuận này không có nhiều ý nghĩa hơn một FTA bình thường khác. Cũng có ý kiến cho rằng các nước đàm phán TPP hiện nay đang ở giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau, vậy làm thế nào để đảm bảo thực thi trọn vẹn một thỏa thuận với các tiêu chuẩn cao như hình dung của Mỹ.

Mặc dù có nhiều trở ngại khác nhau như đã trình bày ở trên và các chỉ trích quốc tế về việc đàm phán bí mật và sự thiếu minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia dân chủ của TPP, vẫn có một xác suất cao là TPP sẽ kết thúc thành công trong tương lai gần. TPP là một trong những bài trắc nghiệm quan trọng nhất cho chính sách“tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á, tuy nhiên ý chí chính trị khó có khả năng giúp TPP kết thúc thành công sớm như mong đợi. Quan điểm là đàm phán TPPsẽ kết thúc thành công đàm phán là tất yếu và tuy nhiên còn phải chờ đợi xem TPP có là một thỏa thuận thương mại cho thế kỷ 21 với những tiêu chuẩn thực sự cao như hình dung ban đầu hay không mà thôi.

Tóm lại, có lẽ tốt cho cả hai nếu Trung Quốc không thể tham gia TPP trong tương lai gần. Thái độ chờ đợi – xem xét của Trung Quốcchắc chắn là một phản ứng thận trọng và cần thiết. Tuy nhiên, ở một mức độ sâu hơn, thái độ không rõ ràng của Trung Quốc đang phản ánh một sự không chắc chắn và ý nghĩa của TPP đối với Trung Quốc. Mặc dù quan điểm gia nhập TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Trung Quốc đã không hoàn toàn thuyết phục được chính phủ Trung Quốcnhưng những lợi ích kinh tế từ TPP mang lại cho nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt xa chi phí chính trị và kinh tế mà nước này phải bỏ ra.

Các cuộc thi mô hình RTA ở Châu Á-Thái Bình Dương

Ngay từ đầu, TPP đã được coi như là một "tiêu chuẩn vàng" của FTA. Tầm nhìndài hạn của Mỹ là tạo ra một thỏa thuận làm cơ sở cho một FTAAP cuối cùng với một cấp độ mới về tính toàn diện và tinh xảo trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, còn đó nghi ngờ mức độ nào mà TPP đạt được để tự xưng là "tiêu chuẩn vàng" và liệu TPP là hình mẫu tốt nhất về kinh tế và có tính khả thi về mặt chính trị cho hội nhập kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Để bắt đầu, theo USTR, nền tảng chính sách quản lý của Obama là sử dụng các FTA như một phần của một phương pháp tiếp cận tích hợp để phát triển chính sách. Tuy nhiên, TPP lại ẩn chứa cả cơ hội và rủi ro đối với các nước đang phát triển. Những tác động của một TPP toàn diện và tiêu chuẩn cao đối với các quốc gia đang phát triển rất khó dự đoán.Một số dự thảo quy định TPP đã gây ra mối quan tâm chính đáng ngay cả trong các nước đàm phán TPP. Một ví dụ nổi bật là tiêu chuẩn “TRIPS+” theo yêu cầu của Mỹ. Mặc dù các cuộc đàm phán TPP diễn ra rất bí mật, nhưng những văn bản đàm phán bị rò rỉ gần đây nhất đã cho thấy Mỹ đang đề xuất tiêu chuẩn "TRIPS+" với các tiêu chuẩn cao hơn TRIPSđể bảo vệ tài sản trí tuệ, mở rộng phạm vi bảo vệ cho tài sản vô hình, và thanh toán linh hoạt. Ví dụ, Hiệp định TRIPS cho phép các chính phủ linh hoạt để quyết định những loại dược phẩm xứng đáng được bảo vệ bởi các bằng sáng chế trong một quốc gia nhất định. Yêu cầu cần thiết như “mới lạ”, “sáng tạo” và “áp dụng cho công nghiệp” có thể được xác định bởi các nhà lập pháp ở các nước khác nhau để thích hợp với bối cảnh tình hình quốc gia. Sự linh hoạt này cho phép chính phủ cấm các công ty dược phẩm kéo dài thời hạn bảo hộ bằng sáng chế độc quyền và bảo vệ các loại thuốc cũ chỉ đơn giản bằng cách đưa ra các thay đổi nhỏ về công thức hoặc liều lượng so với hiện có, mà không làm tăng hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, Mỹ đang tìm cách làm hạ thấp sự linh hoạt này bằng cách yêu cầu các nước thành viên TPP chấp nhận những quy định mới nghiệm ngặt hơn mà sẽ hạn chế các quốc gia xác định những gì được coi là bằng sáng chế. Các phần có liên quan trong các quy định sở hữu trí tuệ bị rò rỉ:

Để chắc chắn hơn, một Bên không thể phủ nhận một bằng sáng chế chỉ dựa trên cơ sở các sản phẩm không dẫn đến nâng cao hiệu quả của các sản phẩm đã có khi người nộp đơn đã đưa ra các tính năng phân biệt rằng phát minh mới, liên quan đến trình độ sáng tạo, và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tương tự như vậy, Điều 40 của TRIPS cho phép các chính phủ giải quyết các hành vi chống cạnh tranh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, cả Mỹ và Nhật Bản đã phản đối một điều khoản được các nước TPP khác ủng hộ mà theo đó cho phép các bên giải quyết tình trạng lạm dụng quyền sở hữu trí tuệcủa chủ thể trong các biện pháp chống cạnh tranh và khẳng định rằng một bằng sáng chế chỉ nên hủy bỏ trên cơ sở mà khi đã bị từ chối cấp bằng độc quyền ở nơi đầu tiên.

Một trong những lập luận thường được sử dụng trong việc nâng caocác tiêu chuẩn TRIPS+ là các tiêu chuẩn này sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế và phát triển, hoặc giúp đổi mới lớn hơn địa phương hoặc giúp tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nếu lập luận này xuất phát từ thực tế, nó sẽ được các nước đang phát triển đón nhận thông qua quy định sở hữu trí tuệ có các yêu cầu cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm cho đến nay chỉ đem lại các kết quả khác nhau.Tóm lại, mức độ bảo vệ sở hữu trí tuệ cao có thể không chỉ là không cần thiết trong việc thúc đẩy đầu tư, mà còn có thể dẫn đến những tác động tiêu cực đến sự phát triển. Yêu cầu tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệđối với các nước đang phát triển theo TRIPS là tạo tổn thất phúc lợi cho các nước đang phát triển. Khi các quy định dự thảo sở hữu trí tuệ trong TPP thường cung cấp quyền mới cho người có quyền, không có quy định mà cân bằng đầy đủ với lợi ích công cộng, các đề xuất sẽ dẫn đến chi phí cao hơn đối với hàng hóa có bản quyền và bằng sáng chế. Nó có thể được dự đoán rằng các thành viên đang phát triển của TPP sẽ phải giảm phúc lợi từ các điều khoản của TRIPS+.

Một ví dụ khác là các quy định về bảo vệ môi trường, quyền của người lao động trong TPP. Theo đề xuất của Mỹ, các bên tham gia TPP bắt buộc phải áp dụng, thực hiện và thực thi pháp luật hiệu quả và các quy định để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo 7 hiệp định môi trường đa phương cũng như 5 quyền lao động được nêu trong Tuyên bố ILO về các Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi Làm việc. Những quy định này được thực thi theo cơ chế giải quyết tranh chấp của TPP và các vi phạm phải chịu trừng phạt thương mại. Tuy nhiên, vấn đề là các mối quan hệ giữa chính sách thương mại và quyền lao động và môi trường là những vấn đề gây tranh cãi nhất mà các hệ thống thương mại toàn cầu đã từng phải đối mặt. Có nhiều quan điểm khác nhau về những vấn đề này và các nước đang phát triển rất quan tâm đến ảnh hưởng của các tiêu chuẩn đối với sự phát triển kinh tế của họ. Nhà bình luận nổi tiếng đã lập luận mạnh mẽ rằng gắn vấn đề phi thương mại vào giao dịch thỏa thuận sẽ không chỉ không thể đạt được mục tiêu, mà còn có thể làm cho mọi việc tồi tệ hơn ở các nước đang phát triển. Nhiều FTA không bao gồm chương môi trường và quyền lao động. Lỏng lẻo đến mức, nếu cóchúng chỉ được mô tả theo ngôn ngữ mang tính chất khích lệ như cam kết “nỗ lực tốt nhất”. Malaysia và Mỹ trước đây đã cố gắng đàm phán FTA song phương, một trong những lý do chính của việc đàm phán bị đổ vỡ là Malaysia đã không muốn cam kết một chương lao động nghiêm ngặt. Câu hỏi đặt ra là liệu các quốc gia thành viên có thể duy trì đủ linh hoạt trong chính sách để cấu trúc quy định của họ tối đa hóa sự phát triển trong khuôn khổ TPP.

Về vấn đề này, cần lưu ý rằng Mỹ không thúc đẩy một FTA ở châu Mỹ vào năm 2005 vì Mỹ nhấn mạnh về một thỏa thuận thương mại toàn diện. Brazil và các nước Mỹ Latin khác từ chối quan điểm tiếp cận của Mỹ như cựu Đại sứ Brazil tại Mỹ nói

Thực tế là các di sản của Vòng đàm phán Uruguay là một bài học khắc nghiệt đối với Brazil, với các nguyên tắc đàm phán đa phương trong khu vực, Brazil phải đi trước để nghiên cứu tác động, để tránh bất kỳ những hạn chế có thể là yếu tố kìm hãm sự tự do hành động của Brazil. Các đề xuất hiện đang được coi là nguyên tắc trong khu vực này là dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ có thể tạo thành những hạn chế về lựa chọn phát triển trong tương lai của Brazil, đó là lý do tại sao Brazil hiện tại không quan tâm đến việc thực hiện bất kỳ một cam kết nào có liên quan đến họ.

Do sự cùng mối quan tâm phát triển, Ấn Độ cũng đang ngồi trên băng ghế dự bị của các cuộc đàm phán TPP để quan sát và phân tích, nhưng thể hiện không quan tâm đến việc tham gia. Tháng 8 năm 2013, Rajeev Kher, thư ký tại Bộ Thương mại Ấn Độ, khẳng định rằng Ấn Độ không cân nhắc về việc gia nhập TPP. Ông giải thích:

TPP là đơn giản là một hiệp định thương mại song lại chứa đựng hàng loạt các vấn đề phi thương mại như các vấn đề sở hữu trí tuệ và lao động, và mọi người đều biết vị trí của Ấn Độ, do đó, sẽ là quá sớm cho Ấn Độ, một quốc gia đang phát triển, tham gia TPP.

Vẫn còn những nghi ngờ về tương lai của RCEP

Sự xuất hiện của TPP gây ra mối quan tâm không chỉ ở Trung Quốc, mà còn ở các khu khác của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ví dụ, trong những năm qua, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thành lập "ASEAN +1” để ký kết FTA với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Bởi vì có rất ít các FTA của các nước khác trong khu vực, ASEAN đã đạt được cái gọi là "Trung tâm ASEAN" trong hội nhập kinh tế châu Á. Sau khi Mỹ giới thiệu TPP và một số thành viên ASEAN tham gia các cuộc đàm phán TPP, ASEAN đã lo ngại rằng Mỹ có thể mất đi vai trò lãnh đạo của hội nhập kinh tế châu Á và không chú trọng đến Hiệp hội. Đề xuất của ASEAN về việc hình thành hiệp định Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) năm 2012 cũng một phần xuất phát từ sự lo ngại này.

Trung Quốc hiện đứng ngoài TPP và rằng TPP không phải là cách cách tiếp cận tốt nhất để hội nhập kinh tế trong khu vực châu Á, Trung Quốc đã tích cực trong việc thúc đẩy chiến lược FTA của riêng mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đã đàm phán 12 FTA và đang đàm phán tích cực với một vài nước khác. Đặc biệt, để ứng phó với các tiến bộ đáng kể trong các cuộc đàm phán TPP, Trung Quốc đã bắt đầu thúc đẩy mạnh mẽ các bước đi để hướng tới một kiến ​​trúc kinh tế và thương mại nội Á. Điều này đặc biệt thể hiện qua sự nổ lực của Trung Quốc cho ra mắt các cuộc đàm phán RCEP. Các thành viên RCEP bao gồm ASEAN và sáu đối tác FTA của Trung Quốc (trước đây là ASEAN +6) trong một bộ FTA. RCEP chiếm 45% dân số, 33% GDP toàn cầu và 29% thương mại thế giới.Vòng đàm phán đầu tiên đã được thực hiện vào tháng 5 năm 2013 và thời hạn đưa ra để hoàn tất đàm phán là cuối năm 2015.

Trung Quốc ủng hộ mạnh mẽ RCEP do ASEAN dẫn đầu là điều dễ hiểu. Cả ASEAN và Trung Quốc cùng chia sẻ mối quan tâm về TPP rằng nó có thể là lực ly tâm làm phân mảnh hội nhập kinh tế của Đông Á. Mặc dù không thể phủ nhận rằng Trung Quốc là thành viên mạnh nhất của nhóm về kinh tế và chính trị, nhưng Trung Quốc không phải là người dẫn dắt RCEP. Điều này chủ yếu là do cơ cấu quyền lực đặc biệt ở Đông Nam Á. Các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn trong tình trạng cạnh tranh quyết liệt. Một số quốc gia khác trong khu vực cũng có thể cảm nhận được sự nổi lên của Trung Quốc như là một mối đe dọa. Trong một thời gian dài, ASEAN đã thực hiện các chiến lược ngoại giao “cân bằng quyền lực” và xây dựng một khuôn khổ hợp tác do chính mình làm trung tâm trong khu vực Đông Nam Á. Để thúc đẩy hội nhập kinh tế trong nội bộ khu vực và xây dựng lòng tin lẫn nhau, Trung Quốc lựa chọn hỗ trợ vai trò trung tâm của ASEAN trong việc lãnh đạo hội nhập kinh tế khu vực hơn là tự mình nắm quyền lãnh đạo.

Là người ủng hộ nhiệt tình RCEP, chính phủ Trung Quốc đã không e dè khi tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán RCEP. Tuy nhiên, trong khi cố gắng để đẩy nhanh tốc độ hình thành RCEP, Trung Quốc đã không xác định được rõ ràng RCEP sẽ có hình hài như thế nào. Một mặt, đàm phán FTA của Trung Quốc và ASEAN thường ít tham vọng hơn so với TPP, chỉ thu hẹp trong phạm vi của họ về thương mại hàng hoá và dịch vụ, và có thêm vài quy định WTO mở rộng. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán được giới hạn trong phạm vi này có thể không thu hút sự ủng hộ của các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đã ký kết các FTA song phương với các thành viên RCEP khác. Vì vậy, bất cứ khi nào có thể, RCEP mới được đề xuất nên cố gắng vượt qua những cam kết WTO, bằng cách khám phá các cam kết liên quan đến thương mại và đầu tư trong khu vực mà chưa được nói đến, hoặc chỉ mới nói đến một phần. Mặt khác, có một yêu cầu cho RCEP là xử lý các vấn đề nhạy cảm và bất đối xứng đang tồn tại giữa các nước tham gia đàm phán, thay vì áp đặt một mẫu mà không phản ánh đầy đủ thực tế vị thế của từng quốc gia.

Sau vòng đàm phán đầu tiên vào tháng 5 năm 2013, các bên tham gia đàm phán đưa ra một tuyên bố mà cho thấy thỏa thuận này nhiều tham vọng hơn các FTA trước đây của ASEAN +1. Các bên đều bày tỏ mục tiêu hình thành một thảo thuận thương mại “hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi” và tạo nên một môi trường thương mại và đầu tư tự do trong khu vực. Phạm vi của RCEPbao gồm thương mại hàng hoá và dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp và các vấn đề khác. Mục tiêu của RCEP cũng nhằm mục đích dần loại bỏ hàng rào thuế quan và các hàng rào phi thuế quan thương mại hàng hóa. Về lĩnh vực thương mại dịch vụ mục tiêu của RCEPlà loại bỏ đáng kể các hạn chế và / hoặc các biện pháp phân biệt đối xử giữa các thành viên. Tất cả các ngành và các chuỗi cung cấp cũng sẽ nằm trong nội dung của cuộc đàm phán. RCEP đại diện cho sự cải tiến các FTA của ASEAN+1 hiện hành, mục tiêu cốt lõi của RCEP là đa phương hóa hệ thống thương mại khu vực bằng cách thống nhất5 FTA chồng chéo và phức tạp của ASEAN+1 FTA trở thành một thỏa thuận duy nhất. Điều này trái ngược hẳn với những gì mà TPP đang tìm cách giải quyết các vấn đề chất lượng của các hiệp định khu vực hiện có.

Do tập trung vào quan điểm “bát phở đa phương”, nên tham vọng của RCEP thấp hơn nhiều so với TPP. Phạm vi của RCEP không toàn diện và hẹp hơn so với TPP. Theo một tuyên bố về nguyên tắc, RCEP đặt trọng tâm cho vấn đề thương mại hàng hóa - để tích hợp 5FTA của ASEAN+1 thành một thỏa thuận duy nhất, và tiếp đó là đàm phán để cắt giảm thuế. RCEP ít chú trọng đến các vấn đề phi thuế quan khác như môi trường, lao động và vấn đề mua sắm chính phủ có khả năng không có trong RCEP. Ngay cả trên những vấn đề thuộc phạm vi của cả RCEP lẫn TPP thì RCEP cũng có mức độ tham vọng ít hơn, chẳng hạn nhưvấn đề sở hữu trí tuệtrong RCEP sẽ rất khác so với TPP hay bất cứ điều gì có thể nổi lên từ các cuộc đàm phán với Mỹ.

Thêm vào đó RCEP có cách tiếp cận linh hoạt hơn, nó cho phép đối xử đặc biệt và khác biệt cho các thành viên tương lai của nó tùy thuộc vào tình trạng phát triển, nhu cầu và yêu cầu của thành viên mới này. Hướng dẫn Nguyên tắc đàm phán RCEP viết:

Cân nhắc các mức độ phát triển khác nhau của các nước tham gia, RCEP sẽ có các hình thức linh hoạt thích hợp bao gồm các điều khoản đối xử đặc biệt và khác biệt, và có thể áp dụng thêm các hình thức đối xử linh hoạt hơn giành cho các thành viên kém phát triển nhất ASEAN, phù hợp với các FTA ASEAN + 1 hiện có.

Ngược với RCEP, mặc dù có những kế hoạch để xây dựng năng lực và hợp tác để giúp thành viên thực hiện các cam kết TPP, các nước đang phát triển vẫn sẽ phải cam kết với cái gọi là điều khoản tương tự “tiêu chuẩn cao"như tất cả những thành viên khác. Các dự thảo văn bản đàm phán TPP bị rò rỉ cho thấy các thành viên đàm phán TPP đồng ý chocác nước đang phát triển có thêm thời gian để thực hiện cam kết của mình theo thỏa thuận. Ngoài ra, có suy đoán rằng Mỹ sẽ đề xuất một hình thức đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước thành viên đang phát triển với điều kiện và các thành viên này phải thực hiện một số cam kết về sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, sự linh hoạt trong TPP sẽ không giống với hình thức đối xử đặc biệt và khác biệt có trong WTO và các FTA khác bao gồm cả RCEP, mà theo đó các thành viên đang phát triển sẽ được ưu ái một cách rõ ràng kéo dài thời hạn và nghĩa vụ cam kết toàn diện ít hơn so với các nước phát triển. Với cơ chế linh hoạt và dễ điều chỉnh để đạt được các mục tiêu chung cuối cùng, ví dụ cho phép loại bỏ các mặt hàng nhạy cảmra khỏi các cuộc đàm phán, RCEP có thể trở nên hấp dẫn hơn đối với các nước đang e ngại tiêu chuẩn công bố cao của TPP.

Cuối cùng, nguyên tắc đàm phán của RCEP đã thể hiện rõlà nó có “đặc điểm châu Á”,chẳng hạn như sự nhấn mạnh đến các vấn đề hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thương mại và đầu tư (ngoài việc tự do hóa). Các lĩnh vực này có thể bao gồm các hình thức như vật chất hữu hình, thể chế và kết nói với dân chúng và phát triển cơ sở hạ tầng, đây là những vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển quốc gia các nước tham gia RCEP. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng và khả năng kết nối có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn đáng kể so với việc chỉ tập trung vào loại bỏ các hàng rào thuế quan. Tháng 11 năm 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ đóng góp 40 tỷ USD để thành lập quỹ cơ sở hạ tầng đường Tơ Lụa nhằm thúc đẩy sự liên kết hạ tầng trên toàn châu Á. Mục đích của quỹ là để "phá vỡ nút cổ chai kết nối" ở châu Á và quỹ này sẽ tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, nguồn lực và hợp tác công nghiệp và tài chính, và các dự án khác.

Mặc dù không toàn diện như TPP, nhưng RCEP lại có khả năng tập trung vào các lĩnh vực mà có thể mang lại lợi ích đáng kể cho các thành viên tham gia. Một công trình nghiên cứu phân tích của APEC đã chỉ ra rằng:

Với việc khó khăn để hình thành một FTAAP, công trình nghiên cứu này đã thiết kế một mô hình tham vọng FTAAP với bốn lựa chọn chính sách: (1) áp dụng xóa bỏ thuế quan trong thương mại hàng hoátoàn diện; (2) tăng cường xúc tiến thương mại; (3) Tự do hoá các giao dịch dịch vụ; và (4) đơn giản hóa quy tắc xuất xứ bằng cách áp dụng một chương trình tích lũy đầy đủ.

Trong ngắn hạn, nghiên cứu gợi ý rằng mặc dù các FTA đang có các hạn chế nhưng với việc tập trung vàocác mục tiêu chính thì nó sẽ vẫn mang lại những lợi ích đáng kể. Nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định rằng cho dù RCEP là một kiến trúc thương mại ít tham vọng hơn so với TPP, nhưng nếu thành công, nó sẽ tạo ra lợi ích toàn cầu hàng năm tương đương 500 tỷ USD vào năm 2025, con số này còn lớn 295 tỷ mà TPP sẽ mang lại. Điều này là do RCEP tập trung giải quyết vấn đề rào cản thương mại. Điều chắc chắn có thể nói RCEP là một mô hình thay thế cho hội nhập kinh tế trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà Trung Quốc có thể nhìn thấy lợi ích của mình trong đó.

Phải thừa nhận rằng hình thành một FTA cao cấp thông qua RCEP sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Nỗ lực trong 50 năm qua vẫn chưa tạo ra được một ASEAN hội nhập cao. Thật vậy, ASEAN vẫn chưa thực hiện đầy đủ thỏa thuận thương mại tự do của chính nội bộ mình. Tiến độ thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) cho thấy rằng việc loại bỏ thuế quan trong AEC vẫn chưa theo kịp lịch trình đã định, điều này cho phép đặt ra các nghi ngờ về năng lực lãnh đạo của ASEAN trong việc xử lý các động lực khác nhau giữa các nước tham gia. Những thách thức khác bao gồm các cuộc xung đột lịch sử và tranh chấp lãnh thổ chưa giải quyết giữa Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc; khoảng cách phát triển đáng kể giữa các thành viên RCEP làm chậm lại chính sách tự do hóa thương mại tích cực; thiếu sự đồng nhất trong các FTA của ASEAN +1 và sự khác nhau trong chính sách quốc gia; thiếu sự hỗ trợ trong nước; và chương trình nghị sự hội nhập khu vực có thể gây áp lực lên ngân sách quốc gia và nguồn nhân lực.

Chính vì những khó khăn này, nên người ta vẫn còn có những nghi ngờ về tương lai của RCEP

RCEP thành công là điều quan trọng trong cả thực tiển và lẫn lý luận đối với ASEAN và Trung Quốc. Cũng như Trung Quốc và một số quốc gia hàng đầu Đông Nam Á như Indonesia đã không tham gia các cuộc đàm phán TPP, Mỹ không tham gia vào các cuộc đàm phán RCEP. Mặc dù cả hai bên đều có cố gắng làm dịu đi sự cạnh tranh tiềm tàng giữa hai sáng kiến, RCEP và TPP đại diện cho hai mô hình khác nhau và cách tiếp cận khác nhau cho cùng một mục đích hội nhập kinh tế khu vực trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Những động lực trong RCEP và TPP cũng khá khác nhau: trong khi TPP được coi làm nhóm các quốc gia “có cùng quan điểm”với vai trò dẫn dắt quan trọng của Mỹ, thì RCEP lại là nhóm đa dạng hơn, một số thành viên tham gia đàm phán RCEP, như Nhật Bản có thể quan tâm nhiều hơn đến TPP với tiêu chuẩn cao và toàn diện hơn là RCEP. Trong tương lai, nó sẽ phụ thuộc vào cách các thành viên đàm phán RCEP sẽ vượt qua những khó khăn nêu trên, và đặc biệt là vai trò của Trung Quốc trong việc đẩy nhanh tiến độ các cuộc đàm phán RCEP.

Gần đây, Trung Quốc dường như muốn đóng vai trò dẫn đầu trong việc tiếp thêm sức mạnh cho APEC, một công cụ để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Tại hội nghị các nhà lãnh đạo APEC thường niên tổ chức tại Bắc Kinh tháng 11 năm 2014, Chủ tịch Trung QuốcTập Cận Bình tuyên bố rằng APEC đã quyết định “ hành động một cách toàn diện và có hệ thống thúc đẩy tiến trình Tự do Thương mại Khu vực châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP)”. Một nghiên cứu toàn diện và chiến lược về FTAAP, ý tưởng đầu tiên được đề xuất từ năm 2004, cũng sẽ tiến hành để tạo điều kiện thuận lợi và đặt nền móng vững chắc cho việc thành lập FTAAP. Việc chính thức khởi độngtiến trình FTAAP chắc chắn là một cột mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, với các mô hình cạnh tranh hiện nay như RCEP và TPP, thì không rõ FTAAP trong tương lai sẽ áp dụng mô hình nào. Ngoài raAPEC không phải là cơ chế đặc biệt hiệu quả trong các sáng kiến ​​tự do hóa thương mại. Trừ khi APEC có một số cải cách đáng kể hoặc có một sự đồng thuận mới về vai trò mới của APEC, thì không thể chắc rằng APEC có thể là một diễn đàn lớn dành cho các cuộc đàm phán FTAAP hay không. Đề nghị đẩy mạnh FTAAP thông qua APEC của Trung Quốc chỉ mới dừng lại ở mức độ xem xét của các thành viên APEC khác, tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm sao có thể lấp đầy được sự chênh lệch hiện nay giữa các thành viên APEC.

Đẩy mạnh cải cách định hướng thị trường thông qua các FTA

Chiến lược thứ ba của Trung Quốc là thúc đẩy tiến trình cải cách lâu dài kinh tế và chính trị của đất nước. Hiện tại Mỹ và các nước có cùng quan điểm khác đang tích cực thúc đẩy tiến trình đàm phán Hiệp định TPP, Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) và Hiệp định Thương mại Dịch vụ (TISA). Sự thành công của các hiệp định khu vực và đa phương này có khả năng viết lại các quy tắc thương mại và đầu tư toàn cầu. Các quy định mới sẽ thay đổi luật chơi sau một thập kỷ trì trệ của Vòng đàm phán Doha. Mặc dù Mỹ không muốn Trung Quốc tham gia TPP trong tương lai gần, nhưng Trung Quốc dường như hiểu rõ và đánh giá cao các quy tắc kinh tế quốc tế mớiđược thể hiện trong các hiệp định thương mạimới. Những thách thức mà TPP đặt ra cho Trung Quốc sẽ được thảo luận rộng rãi và quyết liệt ở Trung Quốc. Đặc biệt, chính phủ Trung Quốc phải làm rõ các quy định phức tạp trong Hiệp định TPP sẽ có lợi hoặc cản trở phát triển kinh tế của Trung Quốc. Nói cách khác, TPP là cơ hội cho Trung Quốc để nhìn lại một cách nghiêm khắc và chiêm nghiệm lại chiến lược phát triển kinh tế của mình.

Trong chừng mực nào đó, chiến lượcmở rộng cải cách theo định hướng thị trường theo công bố gần đây tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là phản ứng tích cực trước sự nổi lên của TPP. Lấy việc cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Trung Quốc làm ví dụ. Các quy định liên quan đến doanh nghiệp nhà nước nhằm mục đích tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa DNNN và doanh nghiệp tư nhân ở cả hai thị trường trong nước và quốc tế được xem như là một vấn đề quan trọng trong các cuộc đàm phán TPP. Một số người ở Mỹ xem TPP như một biện pháp quản trị năng lực của các quốc gia, chủ yếu là Trung Quốc, để tạo quyền lực song hành nhà nước – tư nhân thông qua các doanh nghiệp nhà nước. Các đề xuất TPP hiện tại muốn các thành viên của mình cam kết rằng các DNNN đang đầu tư hay hoạt động trên thị trường của các nước thành viên khác không nhận được trợ cấp hay tài trợ vốn hoặc các lợi ích khác từ chính phủ của họ mà để tạo thêm lợi thế cho họ trước các đầu tư nước ngoài liên quan; có một cơ chế giám sát, báo cáo và yêu cầu thông tin; vàcó một cơ chế giải quyết tranh chấp. Tương ứng với đòi hỏi này, là 1 trong 15 lĩnh vực cải cách quan trọng, ĐCSTQ đã phát động một cuộc tái cải cách doanh nghiệp nhà nước mạnh mẽ hơn. ĐCSTQ tuyên bố sẽ định hướng một nền kinh tế “sở hữu hỗn hợp” trong đó cả khu vực công và khu vực ngoài công lập là hai thành phần quan trọng. Mục tiêu này đòi hỏi phải củng cố hơn nữa khu vực kinh tế nhà nước và hoàn thiện hệ thống quản trị hiện đại cho các DNNN. Các biện pháp cải cách DNNN bao gồm tổ chức đầu tư vốn sở hữu nhà nước và điều hành các doanh nghiệp, công khai tài chính DNNN, hoàn thiện hệ thống luật phá sản; tăng tỷ lệ bán cổ phần DNNN ra bên ngoài từ 5-15% lên 30% vào năm 2020, và khuyến khích khu vực ngoài công lập nắm cổ phần trong DNNN. Rõ ràng là các biện pháp cải cách được thiết kế để giảm sự can thiệp của chính phủ vào quá trình ra quyết định của DNNN; loại bỏ các lợi ích tài chính và pháp lý vốn có của nó, nâng cấp các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp trong các DNNN.

Một điểm sáng quan trọng chính phủ Trung Quốc là xây dựng thí điểm Khu thương mại tự Thượng Hải (FTZ). Như được quy định tại Thông tư của Hội đồng Nhà nước về Phê duyệt Quy hoạch các Khu thương mại tự do Trung Quốc, FTZ Thượng Hải đã nới lỏng hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong 23 lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả ngân hàng, dịch vụ tài chính, y tế và công nghệ. FTZ Thượng Hải loại bỏ thủ tục phê duyệt đầu tư hiện tại đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài mà được đánh giá là gây tiêu cực. Ngoại trừ các lĩnh vực quy định tại danh sách cấm, các nhà đầu tư nước ngoài được đối xử bình đằng với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Những cải cách này đã giúp giảm đáng kể thời gian và sự không chắc chắn cho những ai muốn thiết lập và mở một doanh nghiệp ở FTZ Thượng Hải. FTZ Thượng Hải được coi là mô hình thí điểm, sau đó sẽ được triển khai nhân rộng trên toàn quốc và cuối cùng sẽ trở thành các chính sách quốc gia. Ví dụ, tháng 12 năm 2014, Hội đồng Nhà nước đã chấp thuận mở thêm 3 FTZ ở Quảng Đông, Phúc Kiến và Thiên Tân. Một điểm đáng chú ý là Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu đàm phán hiệp định đầu tư song phương (BIT) với Mỹ và EU trên cơ sở có trước một “danh sách loại bỏ” trước khi áp dụng quy tắc đối xử quốc gia. Điều này có nghĩa rằng các nhà đầu tư nước ngoài và đầu tư của Trung Quốc sẽ được đối xử quốc gia trong giai đoạn trước khi thành lập doanh nghiệp của họ, trừ khi các lĩnh vực hoạt động hoặc bị hạn chế hoặc bị cấm thuộc “danh sách loại bỏ”. Tất cả những động thái này là thể hiện cam kết của Trung Quốc để chủ độngnắm lấy bánh xe toàn cầu hóa kinh tế.

Ngay cả khi Trung Quốc chưa sẵn sàng cho các cam kết ở cấp độ TPP vào thời điểm này, thì cách tiếp cận tiêu chuẩn cao của TPP có thể là một mô hình cho những sáng kiến ​​riêng của Trung Quốc. Điều này đặc biệt đúng khi nền kinh tế Trung Quốc đã trưởng thành và sẵn sàng cho các cam kết tự do hóa toàn diện hơn. Nhìn vào các mối quan hệ giữa Trung Quốc và TPP từ quan điểm này, TPP có thể có ý nghĩa trong việc góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách kinh tế dài hơi của Trung Quốc. Khi Trung Quốc vẫn giữ thái độ cởi mở với TPP, thì rất có thể Trung Quốc sẽ quyết định gia nhập TPP khi cảm thấy thoải mái và yên tâm rằng việc gia nhập TPP là phù hợp với lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Đối với những người chưa quen với cách tiếp cận các chuẩn mực quốc tế của Trung Quốc, chiến lược ứng phó của Trung Quốc đối với TPP có thể thể hiện tình thế khó xử trong nội nội bộ Trung Quốc: một mặt, Trung Quốc biết rõ rằng cải cách cơ cấu là điều cần thiết để đạt được sự thịnh vượng kinh tế lâu dài của Trung Quốc; Mặt khác, yêu cầu cải cách cơ cấu sâu rộng của TPP lại được coi như là một lý do chính để biện minh rằng tại sao Trung Quốc không nên tham gia TPP. Đằng sau sự mâu thuẫn này quan điểm ngàn đời của Trung Quốc “Thích nghi có chọn lọc” trong tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế mới. Thích nghi có chọn lọc là một chiến lược để cân bằng giữa cách thức quản lý địa phương với các yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn nước ngoài theo chủ nghĩa tư bản tự do. TPP không chỉ là vấn đề kinh tế và thương mại mà sâu xa của nó là một thách thức cơ bản về chính trị và quản trị. Nếu không nắm bắt đầy đủ các tác động chính trị và kinh tế của việc gia nhập TPP, Trung Quốc sẽ không tham gia. Đồng thời, Trung Quốc đã có những bước đi táo bạo để bắt đầu công cuộc cải cách mới, một số biện pháp cải cách thậm chí còn cạnh tranh với các quy định mới của TPP. Phương châm chậm mà chắc, vừa học vừa làm, bảo vệ các quyền tự chủ quốc gia trong khi vẫn nắm bắt các quy tắc thương mại đấu tư toàn cầu mới trong thế kỷ 21.

Các FTA không chỉ là công cụ để hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là một công cụ cho các quan hệ quốc tế trong trật tự kinh tế toàn cầu mới. TPP là một trường hợp điển hình. Sự xuất hiện của TPP và tất cả những tranh cãi liên quan đến hình hài của hệ thống các quy định kinh tế siêu quốc gia sẽ như thế nào trong thế kỷ 21. Các tác động của một TPP thành công đối với siêu cường mới Trung Quốc và tương lai của quy định kinh tế quốc tế. Sớm hay muộn, Trung Quốc sẽ phải quyết định có hay không tham gia TPP. Nỗi sợ hãi bị bỏ rơi, cùng với sự không chắc chắn về các ảnh hưởng của TPP đối vớichính trị và kinh tế đã đẩy Trung Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Bài viết này giải thích chiến lược ba bên mới nổi của Trung Quốc về TPP. Thứ nhất, Trung Quốc không muốn tham gia đàm phán TPP, nhưng có hé mở khả năng tham gia TPP trong tương lai. Thứ hai, ít nhất một phần là do sự tiến bộ của các cuộc đàm phán TPP, Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy tiến độ của các FTA song phương, thúc đẩy mô hình thay thế cho hội nhập kinh tế khu vực như RCEP cũng như nhận trách nhiệm đầu tàu để làm sống lại APEC, một diễn đàn hàng đầu cho FTAAP. Cuối cùng, Trung Quốc đã bắt đầu một vòng mới của cuộc cải cách trong nước đầy tham vọng theo định hướng kinh tế thị trường, một số trong đó thực sự cạnh tranh với các quy định TPP. Theo quan điểm của Trung Quốc, những sáng kiến ​​mới sẽ là đối trọng với TPP do Mỹ thống trị và làm giảm áp lực đối với Trung Quốc khi muốn tham gia TPP trong tương lai.

Chiến lược ba bên của Trung Quốc dường như được dựa trên nhưng nhận thức sâu sắc về những thách thức từ các FTA thế hệ mới như TPP và đánh giá cẩn trọng thực tế bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế. Chiến lược ba bên này phản ánh những nỗ lực có hệ thống của chính phủ Trung Quốc để đưa ra sáng kiến chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai khi TPP thành công. Và cuối cùng còn là liệu chiến lược ba bên này có đảm bảo là con đường đúng cho hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu của Trung Quốc?.

Theo http://papers.ssrn.com - MD

Từ khóa: Chiến lược, Trung Quốc, Hiệp định TPP, Mỹ, đàm phán, thương mại tự do

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423916
Go to top