Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Chuẩn bị gì cho AEC?

Năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức được thành lập, mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại thách thức lớn cho DN Việt Nam. Nhà nước và DN cần làm gì để chuẩn bị cho AEC? ĐTTC trích đăng 1 phần chia sẻ của ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, trong một hội thảo gần đây tại TPHCM.

Từ Chính phủ
Nhằm tiến tới tự do hóa hoàn toàn về thuế quan, ASEAN đã thống nhất sẽ xóa bỏ toàn bộ thuế quan, đối với ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) vào năm 2010 và với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) vào năm 2015 với một số linh hoạt đến 2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế).

Ngoài ra, một số mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm của Việt Nam như mía đường được phép duy trì mức thuế suất 5% sau giai đoạn 2018. Để hoàn thiện lộ trình cắt giảm thuế quan trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với Bộ Tài chính để lấy ý kiến các bộ, ngành cũng như các hiệp hội DN xây dựng danh mục 7% số dòng thuế linh hoạt sẽ được xóa bỏ vào năm 2018.

Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với các nước để xây dựng cơ chế vận hành và các vấn đề kỹ thuật khác liên quan đến cơ sở dữ liệu thương mại ASEAN (ATR). Với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển các mạng lưới sản xuất, thương mại trong khu vực, bên cạnh việc cắt giảm thuế quan, các nước ASEAN cũng đang nỗ lực cắt giảm các hàng rào phi thuế quan (NTM). Các nước đang tiếp tục trao đổi về mặt kỹ thuật đối với việc xác định và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan này.

Việt Nam cũng đang tích cực triển khai các biện pháp khác để thực hiện cam kết về dịch vụ và đầu tư trong ASEAN để hướng tới hình thành một thị trường đơn nhất, một cơ sở sản xuất và phân phối chung. Thực hiện Quyết định 48/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm cơ chế một cửa quốc gia, ngày 26-2-2014, Việt Nam đã chính thức khởi động hệ thống một cửa quốc gia với sự tham gia của Bộ Công Thương, Bộ Giao thông-Vận tải và Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan). Hiện nay các bộ, ngành có liên quan khác cũng đang chuẩn bị các công việc phục vụ kết nối giai đoạn 2 của Quyết định 48/2011/QĐ-TTg nêu trên. Việt Nam đang cân nhắc để tham gia dự án tự chứng nhận xuất xứ số 2 trong ASEAN.

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cho phép các DN được chứng nhận, bao gồm các nhà xuất khẩu, thương nhân, các nhà sản xuất đã chứng minh được khả năng tuân thủ các yêu cầu về xuất xứ để có thể tự xác định rõ nguồn gốc của hàng hóa thay vì phải có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ cấp.

Tới nay có 5 nước là Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Myanmar đã hoặc sẽ tham gia dự án thí điểm tự chứng nhận thứ nhất (SCPP 1). Indonesia, Lào, Philippines sẽ thực hiện thí điểm tự chứng nhận số 2 (SCPP 2).

Đến DN
Các DN cần chuẩn bị tốt hơn nữa các cơ hội trước mắt để tận dụng những lợi ích khi AEC chính thức được thành lập. Cụ thể, DN cần chủ động xây dựng các chiến lược kinh doanh, phát triển sản xuất để có thể cạnh tranh với hàng hóa từ các nước trong khu vực ngay cả trong thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

Đồng thời, DN cần khai thác tốt thế mạnh của mình để chủ động tận dụng những lợi thế về thuế quan mang lại cũng như chủ động nghiên cứu dự báo tình hình, sức ép cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và đang tiếp tục đàm phán các hiệp định thương mại tự do khác như TPP, FTA Việt Nam  - EU, Việt Nam - Liên minh Hải quan, RCEP.

Khi tham gia vào AEC, đối tượng tham gia nhiều nhất là DNNVV. Chính các DNNVV phải tìm hiểu và nâng cao năng lực, xây dựng chiến lược mới để tạo ra các lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh các rào cản thuế quan sẽ về 0% vào cuối năm 2015.
aec
Để tận dụng hiệu quả cao nhất những cơ hội AEC mang lại, điều quan trọng nhất là DN phải thường xuyên nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, đặc biệt là đáp ứng các tiêu chí về quy tắc xuất xứ để được hưởng các ưu đãi về thuế quan.
Các DN cần chủ động xây dựng năng lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng, mẫu mã sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng thương hiệu, hình ảnh. Cùng với việc tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu của ngành và giảm thiểu phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài, tăng cường đầu tư và phát triển công nghiệp hỗ trợ, đầu tư vào các vùng trồng cây nguyên liệu, DN cần phát triển mối quan hệ hợp tác với các nhà sản xuất nước ngoài có công nghệ tiên tiến, quan tâm đào tạo nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường, xây dựng chiến lược phát triển liên kết nội khối tạo chuỗi sản xuất lớn để có khả năng nhận những đơn hàng lớn.

Song song đó, các DN cũng cần tạo được giá trị gia tăng để tham gia các chuỗi sản xuất khu vực, chủ động cập nhật thông tin về cam kết của các bên và tích cực so sánh, tận dụng các lợi ích của các FTA. Cuối cùng, DN cũng cần chủ động tiếp cận, phản ánh và trao đổi thông tin với các cơ quan chính phủ nhằm nói lên nhu cầu của mình, đưa ra đề xuất, gợi ý để việc đàm phán đem lại hiệu quả tốt nhất cho DN.

Nguồn: http://www.saigondautu.com.vn/

Từ khóa: AEC, chính phủ, Việt Nam, doanh nghiệp, cơ hội, thách thức

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423632
Go to top