Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếDiễn biến mới nhất của kinh tế TG và dự báo tác động đến VN trong năm 2014

Diễn biến mới nhất của kinh tế TG và dự báo tác động đến VN trong năm 2014

Kinh tế toàn cầu đang chuyển từ giai đoạn tăng trưởng không bền vững trước đây sang một quỹ đạo mới. Trong năm 2014, đà phục hồi của kinh tế toàn cầu sẽ mạnh hơn, mặc dù tốc độ tăng trưởng còn thấp và không đồng đều song các điều kiện vĩ mô ổn định hơn.

Cập nhật tình hình một số nền kinh tế lớn trong quý 1/2014

Theo TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trong quý 1/2014, các nền kinh tế PT lớn trên thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi mặc dù không đồng đều. Sau khi bị tác động tiêu cực bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nền kinh tế Mỹ đã lấy lại động lực tăng trưởng: số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng 3/2014 đã giảm thấp nhất trong vòng 3 tháng trước đó, hoạt động sản xuất cũng phục hồi trở lại, nhờ đó tăng trưởng thu nhập và tài sản hộ gia đình vẫn cải thiện mạnh mẽ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong quý 1/2014 dự kiến sẽ chậm lại. Trong cuộc họp vào tháng 3/2014, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tiếp tục thu hẹp chương trình mua tài sản (QE3) mỗi tháng từ mức 65 tỷ USD xuống còn 55 tỷ USD. Chủ tịch FED Janet Yellen cũng phát biểu rằng, gói nới lỏng định lượng có thể chấm dứt khoảng vào cuối năm 2014 và sau đó lãi suất có thể sẽ tăng 6 tháng sau đó, sớm hơn so với dự kiến của các nhà phân tích . Những động thái này tiếp tục tác động đến sự tăng giá của đồng USD.

Tại châu Âu, trong tháng 3/2014, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức xếp hạng triển vọng tín nhiệm đối với Liên minh châu Âu (EU) từ “tiêu cực” lên “ổn định,” nhờ tình hình tài chính công của các nước thành viên cải thiện. Nghị viện châu Âu và đại diện các quốc gia thành viên EU cũng đã đạt được thỏa thuận về việc thành lập Liên minh Ngân hàng, góp phần củng cố sự ổn định, lòng tin trên thị trường tài chính và là bước đột phá cho cơ chế giải quyết các ngân hàng phá sản. Trong khi đó, nền kinh tế Nga đang đứng trước thách thức lớn khi đồng rúp tiếp tục suy yếu, thị trường chứng khoán mất điểm và đối mặt với cấm vận của Mỹ và phương Tây liên quan tới vấn đề Ukraine.

Tại Trung Quốc, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc và Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân diễn ra trong tháng 3/2014 đã thảo luận và thông qua các chương trình và biện pháp cải cách được Hội nghị Trung ương lần thứ 3 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đề ra, với 8 mục tiêu chủ yếu: (1) Cải cách sâu sắc hơn;  (2) Thực hiện hệ thống kinh tế mở cửa mới; (3) Thúc đẩy nhu cầu trong nước như một động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh cơ cấu kinh tế; (4) Thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển cải cách nông thôn; (5) Thúc đẩy đô thị hóa; (6) Cải cách hệ thống khoa học công nghệ; (7) Bảo vệ môi trường; (8) Đảm bảo phúc lợi nhân dân (tạo việc làm, cung cấp đủ nhà ở, cải cách hệ thống phân phối phúc lợi và bảo hiểm xã hội). Sự kiện kinh tế quan trọng khác là việc giá đồng Nhân dân tệ (NDT) so với đồng USD trong tháng 3/2014 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 11 tháng qua, sau khi Ngân hàng trung ương Trung Quốc chính thức mở rộng biên độ của tỷ giá nhân dân tệ từ 1% đến 2%. Trong thời gian tới, xu hướng biến động tỷ giá của đồng NDT so với đồng USD sẽ ngày càng trở nên khó dự đoán, biến động sẽ lớn hơn; sự biến động của các dòng vốn cũng tăng, nhưng Trung Quốc vẫn nhận được các dòng vốn vào ròng.

Tháng 3/2014, Nhật Bản đã thông qua khoản ngân sách chi tiêu cả gói lớn chưa từng có, tới 937 tỷ USD, nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh người tiêu dùng đang phải đối mặt với việc tăng thuế được áp dụng kể từ ngày 1/4/2014. Mức thuế tiêu dùng của Nhật Bản sẽ tăng từ 5% lên 8% nhằm giúp chính phủ có thêm nguồn thu để trang trải chi phí an sinh xã hội ngày càng tăng trong bối cảnh dân số Nhật Bản ngày một già đi. Hiện tại, kinh tế Nhật Bản vẫn duy trì được xu hướng tăng chỉ số giá tiêu dùng, tăng sản lượng công nghiệp mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại. Một dấu hiệu tích cực khác là việc tăng lương của các công ty lớn - đây là yếu tố quan trọng đối với những nỗ lực thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản sẽ giảm tốc nhanh chóng trong quý II/2014 do chi tiêu tiêu dùng giảm và sau đó sẽ tăng trở lại trong quý III/2014.

Tình hình kinh tế vĩ mô của khu vực Đông Nam Á trong quý 1/2014 tiếp tục cải thiện nhờ sự phục hồi của kinh tế Mỹ và EU. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực cải thiện rõ rệt hơn so với những tháng cuối năm 2013 bởi nhu cầu nội địa được củng cố. Ngoài ra, dòng vốn nước ngoài rút ra khỏi khu vực đang quay lại ngay cả khi FED cắt giảm gói QE3. Tình hình lạm phát trong khu vực tiếp tục được giữ ổn định và nằm trong tầm kiểm soát của các chính phủ. Cán cân thanh toán của các nước trong khu vực được cải thiện, thậm chí chuyển từ thâm hụt sang thặng dư như ở Philippines nhờ những nguồn thu nhập từ nước ngoài tăng. Tuy nhiên, giá đồng nội tệ của một số nước như Philippines và Malaysia bị sụt giảm.

Cơ hội, thách thức và các tác động đối với Việt Nam

TS. Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định Việt Nam hiện đã hội nhập sâu vào thế giới và chịu những tác động không nhỏ từ bên ngoài, trong đó thường xuyên là biến động giá cả của những hàng hóa đầu vào chiến lược được nhập khẩu như xăng dầu, phân bón, hóa chất…và một số mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông sản. Bởi vậy, công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trường cần được chú trọng hơn nữa, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp để tránh tình trạng khan hiếm hay dư thừa hàng hóa xuất khẩu, gây thiệt hại cho người nông dân. Việt Nam cần đánh giá và học hỏi những kinh nghiệm của các nước, trong đó có cả những kinh nghiệm thất bại như việc thu mua lúa gạo của Thái Lan thời gian qua, để có những biện pháp phù hợp. Công tác điều hành quản lý giá cả hàng hóa đầu vào chiến lược như xăng dầu và gas cũng cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng giảm bớt các chi phí trung gian, điều chỉnh theo những biến động của thị trường thế giới song cần tránh cách thức điều hành tăng giá giật cục khiến cho doanh nghiệp và người dân không có sự chuẩn bị kịp thời.

Kể từ cuối năm 2013, kinh tế thế giới đã bước vào quỹ đạo phục hồi, nhiều nền kinh tế trong khu vực cũng đạt mức tăng trưởng khá song nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong “vùng tăng trưởng thấp” mặc dù đà sụt giảm tốc độ tăng trưởng đã được chặn lại. Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài trong những năm tới, nguy cơ tụt hậu của Việt Nam so với các nền kinh tế trong khu vực sẽ rất lớn. Khả năng bứt phá của nền kinh tế Việt Nam sẽ còn khó khăn hơn trong bối cảnh kinh tế thế giới đã chuyển sang một quỹ đạo tăng trưởng mới, thấp hơn và sẽ rất khó để xuất hiện những sự tăng trưởng “thần kỳ” của một số nền kinh tế ĐPT như trước. 

Đặc biệt, tình trạng hụt hơi của kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực hiện nay còn có phần là do suy giảm các động lực tăng trưởng. Nhìn lại gần 30 năm Đổi mới, nền kinh tế Việt Nam phát triển chủ yếu theo chiều rộng hơn là chiều sâu. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn vốn, lao động kỹ năng thấp và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu thô và những hàng hóa có giá trị gia tăng thấp và khả năng cạnh tranh thấp trên thị trường thế giới. Hoạt động sản xuất ngay cả trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là việc gia công, lắp ráp linh kiện được nhập khẩu từ bên ngoài mà thiếu hẳn những ngành công nghiệp phụ trợ. Nếu tiếp tục duy trì phương thức phát triển như hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam sẽ có nguy cơ rất lớn bị vướng vào những nấc thang thấp của chuỗi giá trị toàn cầu. Khi đó, Việt Nam sẽ khó thể vượt ra khỏi bức “trần” về công nghệ và cơ cấu sản xuất.  Trong khu vực, Philippines hiện là nước đã rơi vào “bẫy giá trị gia tăng thấp” này, thậm chí còn trước khi rơi vào “bẫy thu nhập trung bình” như Thái Lan đang mắc phải. Vì vậy, vượt qua “bẫy giá trị gia tăng thấp” cũng là một trong những mục tiêu đặt ra cho nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam. 

Mặc dù môi trường bên ngoài đang tạo ra những thách thức lớn song Việt Nam cũng đứng trước nhiều cơ hội phát triển. Tại Trung Quốc, do giá nhân công tăng cao và căng thẳng chính trị với các nước xung quanh leo thang, luồng vốn đầu tư đang dịch chuyển khỏi nước này và tìm những thị trường thay thế khác. Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan cũng đang gặp phải những bất ổn chính trị-xã hội nghiêm trọng. Trong lúc đó, Việt Nam nổi lên như là một điểm sáng đầu tư trong khu vực, có lợi thế nổi trội là lao động giá rẻ, thị trường trong nước lớn và nền chính trị-xã hội ổn định. Việt Nam đã thu hút được nhiều luồng vốn đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs)...đang trong quá trình cơ cấu lại chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu của họ sau khủng hoảng.

Điều quan trọng là so với trước đây, dòng vốn đầu tư hiện nay vào Việt Nam tập trung vào những ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn (như điện tử, chế tạo) và vào những dự án quy mô lớn, không chỉ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm mà còn giúp nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động. Việt Nam có thể tận dụng hoạt động đầu tư đang tăng mạnh của các TNCs lớn để nâng cấp công nghệ và hiệu quả nền kinh tế. Đây là cơ hội tốt cho Việt Nam xây dựng các cụm liên kết ngành và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, từ đó mở rộng cơ hội kết nối vào mạng sản xuất toàn cầu của các TNCs.
economy
Thị trường Việt Nam sẽ còn hấp dẫn hơn khi Việt Nam tham gia các hiệp định tự do thương mại với các đối tác quan trọng, như TPP, RCEP, các hiệp định thương mại tự do với EU, Hàn Quốc và Liên minh thuế quan Nga - Belarus - Kazakhstan. Trong đó, TPP dự kiến hoàn tất trong năm 2014 là một trong những hiệp định có tác động lớn và mau chóng đối với nền kinh tế Việt Nam.

Với nỗ lực tham gia đàm phán các FTA trong khu vực và với nhiều đối tác, Việt Nam đã thể hiện động thái hội nhập kinh tế quốc tế rất nhanh chóng và nhạy bén. Tuy nhiên, những nỗ lực cải cách trong nước dường như chưa theo kịp các động thái hội nhập này. Với chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng, Việt Nam cần gấp rút xây dựng chiến lược hội nhập cho giai đoạn 2015-2030. Lộ trình hội nhập quốc tế trong thời gian tới phải được thiết kế phù hợp với tiến trình cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong nước.

Đối với Việt Nam, cải cách thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN đã được xem là nhiệm vụ then chốt và là giải pháp tháo gỡ nút thắt quan trọng trong tiến trình phát triển. Nỗ lực cải cách theo hướng thị trường sẽ đi kèm với không ít khó khăn, thậm chí là những tổn thất và chi phí tạm thời khi phải loại bỏ những cấu phần yếu kém của nền kinh tế vì lợi ích phát triển trong dài hạn. Kinh nghiệm của Trung Quốc, nhất là những thông điệp phát đi từ Hội nghị trung ương III của Đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 2013 cho thấy, cần xác định rõ mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường: thị trường đóng vai trò chủ đạo trong phân bổ nguồn lực, nhà nước đóng vai trò kiến tạo phát triển và có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Tiến trình cải cách thể chế cần tiến hành đồng bộ ở các cấp độ, bao gồm việc thay đổi các chiến lược, chính sách có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế; cải cách những nguyên tắc, chuẩn mực vận hành của nền kinh tế, đảm bảo những nguyên tắc, chuẩn mực của nền kinh tế thị trường tự do hiện đại (thí dụ: quyền sở hữu, tự do hợp đồng, tự do giá cả và tự do cạnh tranh); và cải cách nền quản trị quốc gia để củng cố vai trò kiến tạo sự phát triển của nhà nước, đảm bảo cho các chiến lược, chính sách phát triển có được sự ủng hộ của người dân, vận hành hiệu quả và đạt được mục tiêu. Giai đoạn phát triển vừa qua của thế giới cho thấy, những quốc gia nào chấp nhận cải cách mạnh mẽ, sâu rộng trong và sau thời kỳ khủng hoảng sẽ tạo lập được nền tảng phát triển vững chắc sớm hơn và phục hồi nhanh hơn

Theo www.xaluan.com

 Từ khóa: Diễn biến, kinh tế ,TG, dự báo, tác động , đến VN, năm 2014

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423633
Go to top