Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếMối quan hệ thân thiết giữa ASEAN- Hoa Kỳ

Mối quan hệ thân thiết giữa ASEAN- Hoa Kỳ

2022 05 12T205201Z 934816472 MT1ABCPR809437002 RTRMADP 3 ABACA PRESS 400x267Đã có nhiều thay đổi kể từ cuộc họp chính thức giữa Mỹ- Trung Quốc vào năm 1977. Nhưng sau 45 năm hợp tác, mối quan hệ giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Mỹ vẫn chưa ổn định. Chiến tranh ở Ukraine đã tạo động lực mới để khởi động mối quan hệ ASEAN- Mỹ theo những diễn biến thực tế trên toàn cầu.

Các nhà lãnh đạo đã gặp nhau ở Washington để tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN- Hoa Kỳ diễn ra hồi tháng 5/2022. Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, quan điểm luôn thay đổi của Hoa Kỳ là chủ đề tiếp tục được tranh luận tại Đông Nam Á, đặc biệt là về tính nhất quán và độ tin cậy của Mỹ.

Có một thực tế rằng ASEAN cần sự hiện diện của Hoa Kỳ, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh và kinh tế. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã vui mừng trước lời mời viếng thăm của ông Joe Biden vào tháng 10/2021.

Mối quan hệ ASEAN- Hoa Kỳ hình thành từ các lợi ích kinh tế và an ninh chung lâu đời giữa họ. Tuy nhiên, sự gia tăng quyền lực mới của Trung Quốc, Nga và Ấn Độ đã khiến đối thoại cấp cao giữa ASEAN và Mỹ trở nên cấp thiết hơn. Niềm tin của các nhà lãnh đạo ASEAN đối với vai trò của Mỹ trong khu vực đã tăng lên dưới thời tổng thống Biden vì ông đã cam kết sớm có cuộc họp với các nhà đồng cấp của ASEAN. Tại hội nghị ở Washington, ông Biden đã bổ nhiệm một trong những phụ tá thân cận của mình là Yahannes Abraham làm đặc phái viên mới của Hoa Kỳ tại Ban Thư ký ASEAN sau sáu năm vị trí đó bỏ trống. ASEAN đã rất hoan nghênh trước quyết định bổ nhiệm một quan chức cấp cao thân cận của ông Biden tại khu vực này.

Và Trung Quốc- đối tác đối thoại của ASEAN kể từ năm 1992- cũng không bỏ lỡ hơn hai mươi hội nghị với khu vực này. Các cuộc họp cấp cao thường xuyên đã củng cố quan hệ giữa ASEAN- Trung Quốc và nâng mối quan hệ này lên thành quan hệ đối thoại năng động nhất của khối. Trung Quốc cũng đã trở thành đối tác toàn diện của ASEAN vào năm 2021. Trước bối cảnh này, Mỹ đã tận dụng cơ hội tại Hội nghị Cấp cao ở Washington diễn ra hồi tháng 5 để nâng cấp quan hệ ASEAN- Hoa Kỳ lên thành đối tác chiến lược toàn diện. Bên cạnh đó, Úc cũng thiết lập đối tác chiến lược toàn diện với ASEAN vào năm ngoái.

Do chiến sự Nga- Ukraine, Mỹ đang cố gắng tăng cường tìm sự ủng hộ từ ASEAN cho các lệnh trừng phạt của mình, trong khi chiến sự này vốn đã trở thành vấn đề do quan điểm khác nhau giữa các thành viên ASEAN. Việc xác lập một lập trường chung về tình hình ở Ukraine cho Tuyên bố Tầm nhìn chung ASEAN- Hoa Kỳ đã tỏ ra khó khăn khi tình hình chiến sự vẫn còn tiếp diễn.

Mặc dù, tuyên bố chung lặp lại lời kêu gọi của ASEAN về việc ‘chấm dứt ngay lập tức các hành động thù địch’ đối với chiến sự Nga- Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền ông Biden vẫn muốn có thêm sự đảm bảo từ ASEAN rằng khu vực này sẽ không chống lại các lệnh trừng phạt sắp tới khi chiến tranh ở Ukraine tiếp diễn.

ASEAN cũng có những ưu tiên khác về các vấn đề trong khu vực, bao gồm cuộc khủng hoảng ở Myanmar, tranh chấp ở Biển Đông, Bán đảo Triều Tiên và phát triển tài nguyên xuyên biên giới ở tiểu vùng sông Mêkong. Hoa Kỳ cảm thấy áp lực đối với việc ASEAN nghiêng về phương Tây. Bài học kinh nghiệm điển hình là việc Ấn Độ phản ứng lại trước sức ép chung của Hoa Kỳ và châu Âu có lẽ sẽ hữu ích. Không thành viên nào của ASEAN mong muốn làm tổn hại mối quan hệ lâu đời với Nga và Trung Quốc. Trong khi đó, Singapore có thể chọn hướng đi khác hơn, và có thể sẽ đứng một mình.

Kể từ đầu năm 2021, chính quyền ông Biden nhận ra rằng để giành sự hỗ trợ và hợp tác từ ASEAN, Mỹ phải linh hoạt hơn. Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ- Thái Bình Dương (IPEF), một phần của chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã được thiết kế để phù hợp với cả Hoa kỳ và lợi ích của khu vực. Bảy trong mười quốc gia thành viên ASEAN nằm trong số 13 nước ký kết đã thể hiện mong muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ và các nước đồng minh. IPEF vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và các cuộc thảo luận và đàm phán về nội dung IPEF sẽ mất thời gian do các quan điểm và thực tiễn kinh tế hiện tại khác nhau.

Để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mới, Hoa Kỳ nên tập trung vào các cách thức nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế và an ninh với ASEAN, từ đó sẽ giúp tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN. Phải gần một thập kỷ để một Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Obama có thể chấp nhận vai trò lãnh đạo của khối phi quân sự trong các vấn đề khu vực. Kể từ bây giờ, Washington phải thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương thông qua các đề xuất do ASEAN khởi xướng.

ASEAN ưu tiên bốn lĩnh vực hợp tác dựa trên Triển vọng ASEAN về Ấn Độ- Thái Bình Dương bao gồm hợp tác về hàng hải, kết nối, phát triển bền vững và hợp tác kinh tế. Hoa Kỳ phải cởi mở khi hợp tác với ASEAN, vì các khuôn khổ Ấn Độ- Thái Bình Dương khác đều cam kết làm như vậy. Bất kỳ sự bất ổn nào cũng sẽ làm tổn hại uy tín của Mỹ. Nhật Bản đã ký một tuyên bố chung để kết nối giữa chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương của mình với Triển vọng của ASEAN.

Điều này giúp xoa dịu lo lắng của ASEAN về nhóm quân sự phi chính thức Bộ tứ kim cương (QUAD) bao gồm Hoa kỳ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Hợp tác chung trên các khuôn khổ Ấn Độ- Thái Bình Dương giữa Mỹ và ASEAN sẽ giúp tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN và giải quyết các thách thức khu vực. Một lĩnh vực có thể là một dự án thử nghiệm là Quad Vaccine Partnership, dự án đưa ra kế hoạch nhằm cung cấp một tỷ liều vaccine Covid- 19. Trong tương lai, hai bên vẫn có thể mở rộng hợp tác về những vấn đề khác liên quan đến Covid- 19 và an ninh y tế toàn cầu cho đến tình hình biến đổi khí hậu, cơ sở hạ tầng bền vững, các vấn đề hàng hải, giáo dục, giao lưu văn hóa và thỏa thuận kinh tế.

Chính quyền Tổng thống Biden may mắn đã không sử dụng hội nghị thượng đỉnh để kêu gọi ASEAN chống lại Trung Quốc và Nga, nếu không Hoa Kỳ sẽ gây tổn hại thêm cho mối quan hệ ASEAN- Hoa Kỳ và cán cân quyền lực tại khu vực Đông Nam Á. Để nâng tầm mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện mới, cả hai hiện nên tập trung vào việc thúc đẩy chương trình nghị sự song phương và tận dụng sức mạnh tổng hợp của mình tại khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: Hoa Kỳ, chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương, chiến sự Nga- Ukraine

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423944
Go to top