Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTại sao Hiệp định RCEP lại quan trọng đối với Philippines?

Tại sao Hiệp định RCEP lại quan trọng đối với Philippines?

8pm STORY PHOTO 05062022Phiên họp cuối cùng của Thượng viện tại Đại hội 18 đã kết thúc vào ngày 01 tháng 06 năm 2022 mà không đề cập đến việc cân nhắc và phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).Điều này có nghĩa là Philippines đã một lần nữa bỏ lỡ cơ hội trở thành một phần của hiệp định thương mại lớn nhất thế giới.

Khu vực RCEP lớn hơn các khối thương mại khu vực khác, thậm chí lớn hơn cả Liên minh châu Âu (EU).

Vào tháng 9 năm 2021, Tổng thống sắp mãn nhiệm của Philippines - Rodrigo Duterte đã ký phê chuẩn hiệp định RCEP, nhưng để hiệp định RCEP có hiệu lực đầy đủ, nó cũng cần sự chấp thuận của Thượng viện, điều mà chính quyền trước đã không làm được.

Tại sao lại là RCEP?

Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2022. RCEP là hiệp định thương mại liên quan đến 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất của họ, cụ thể là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand. Hiệp định thương mại bao gồm các quy định về thương mại hàng hóa và dịch vụ, sở hữu trí tuệ, …

Từ quan điểm toàn cầu, dựa trên dữ liệu năm 2020 từ Ngân hàng Thế giới, Bản đồ Thương mại của ITC và Báo cáo Đầu tư Thế giới của UNCTAD,khu vực RCEP chiếm 29% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc 25,8 nghìn tỷ USD; 29% tổng kim ngạch thương mại (10,1 nghìn tỷ USD); 33% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào toàn cầu, 47% FDI toàn cầu và 29% tổng dân số 2,3 tỷ người.

Hơn nữa, dựa trên số liệu do Cơ quan Giám sát Thương mại Đầu tư của UNCTAD cung cấp vào tháng 11 năm 2020, khu vực RCEP chiếm 50% sản lượng sản xuất toàn cầu; 50% sản lượng ô tô toàn cầu; 70% sản phẩm điện tử; 26% khối lượng thương mại chuỗi giá trị toàn cầu (GVC); các trung tâm GVC chính của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc; 60% đối với thiết bị điện / máy móc / xăng dầu / hóa chất, dệt / may mặc, kim loại và vận tải; và 35% đóng góp vào xuất khẩu điện tử và máy móc toàn cầu.

Hiệp định RCEP cung cấp một khuôn khổ cho hợp tác kinh tế và thương mại trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nó tích hợp và tối ưu hóa các quy tắc kinh tế và thương mại của khu vực trong nhiều lĩnh vực, bao gồm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và chính sách cạnh tranh, sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển tổng hợp của chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng, và chuỗi giá trị trong khu vực.

Hiệp định RCEP khuyến khích dòng vốn đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội hợp tác và hình thành các liên doanh trong khu vực, đồng thời cho phép nhiều nhà cung cấp dịch vụ hơn trong các lĩnh vực quan trọng như sản xuất, sáng tạo, dịch vụ tài chính, hàng không vũ trụ và đóng tàu, nghiên cứu và phát triển (R&D), CNTT - BPO, các dịch vụ chuyên nghiệp, giáo dục và năng lượng.

Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ mang lại những cơ hội mới hữu hình cho cộng đồng doanh nghiệp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) để họ có thể tham gia tốt hơn vào hợp tác kinh tế thương mại khu vực và thâm nhập thị trường ở các quốc gia khác nhau bằng cách hưởng chính sách cổ tức của hiệp định này.

Các thành viên RCEP sẽ được hưởng lợi nhiều từ hiệp định thương mại trong ngắn hạn và lâu dài.

Philippines cần sự chuẩn bị trước khi phê chuẩn RCEP?

Tổng thống đắc cử Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr bảo lưu về việc thúc đẩy phê chuẩn hiệp định RCEP. Ông Marcos muốn đánh giá khả năng cạnh tranh của quốc gia trước khi theo đuổi việc phê chuẩn hiệp định. Ông muốn có một cái nhìn khác về RCEP và nghiên cứu về tác động có thể có của nó đối với nông dân.Ông bày tỏ sự quan ngại về khả năng cạnh tranh của đất nước, đặc biệt là của ngành nông nghiệp và người nông dân, và ông muốn đất nước sẵn sàng cạnh tranh trước khi phê chuẩn hiệp định RCEP.

Tuy nhiên, việc tham gia một hiệp định thương mại như hiệp định RCEP và mở cửa nền kinh tế với thế giới không hẳn là một điều mới mẻ đối với Philippines. Philippines là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thông qua đó, việc gia tăng đáng kể các ràng buộc thuế quan, cắt giảm thuế quan sâu rộng, loại bỏ các biện pháp định lượng và phi thuế quan khác cũng như các cam kết trong nhiều lĩnh vực dịch vụ đã được đưa ra.

Ngay từ khi Philippines tham gia vào WTO, đã góp phần tự do hóa thương mại đa phương, giảm các rào cản thương mại và giảm thuế quan. Ngoài ra, thương mại đã được tự do hóa trong các hiệp định thương mại tự do với ASEAN+1 như hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN – Úc - New Zealand, hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc; hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Hàn Quốc.

Liên quan đến sự quan ngại của Tổng thống đắc cử Philippines về quy định của hiệp định RCEP đối với ngành nông nghiệp, Bộ Thương mại và Công nghiệp (DTI) cùng với Bộ trưởng Thương mại sắp mãn nhiệm Ramon Lopez đã chỉ rarằng ngành nông nghiệp đang an toàn với hiệp định RCEP, chính xác vì không có sản phẩm nông nghiệp mới nào có độ nhạy cảm cao được đưa vào Biểu cam kết của nước này.

Các sản phẩm nông nghiệp có mức độ nhạy cảm cao bao gồm thịt lợn, thịt gia cầm, khoai tây, hành, tỏi, bắp cải, đường, cà rốt và gạo. Điều này có nghĩa là vẫn có sự bảo hộ thuế quan cho các sản phẩm này. Thuế quan là một loại thuế do chính phủ của một quốc gia áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu cụ thể.

Trợ lý Bộ trưởng DTI - Atty. Allan B Gepty nhấn mạnh trong một diễn đàn do Hiệp hội Hiểu biết Philippines-Trung Quốc (APCU) tài trợ và tổ chức rằng hiệp định RCEP mang lại cơ hội rộng lớn cho ngành nông nghiệp Philippines; từ tăng cường tiếp cận thị trường, các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, tham vấn có thời hạn trong việc giải quyết các vấn đề thương mại đến đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển trong khoa học nông nghiệp và sản xuất.

Gepty nói, “Nông dân và các nhà sản xuất nên coi hiệp định RCEP là cơ hội để họ có thể tiếp cận ổn định với các nguồn cung nguyên liệu và nông cụ rẻ hơn như phân bón, thuốc trừ sâu và máy móc nông trại. Họ cũng có thể xuất khẩu sản phẩm của mình sang khu vực RCEP với một thỏa thuận ưu đãi và tạo thuận lợi hơn cho thương mại. Trong quá trình này, hiệp định RCEP sẽ khuyến khích đầu tư vào chế biến thực phẩm và thậm chí là nghiên cứu & phát triển (R&D) khoa học và công nghệ trong nông nghiệp. Tóm lại, ngành nông nghiệp của Philippines sẽ gặt hái được những lợi ích này, đồng thời được hưởng sự bảo hộ về thuế quan đối với một số sản phẩm nông nghiệp nhất định”.

Dữ liệu cho thấy khoảng 74% nhập khẩu phân bón của nước này là từ các nước thành viên RCEP như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản, tương tự, khoảng 70% nhập khẩu thuốc trừ sâu cũng từ các nước RCEP như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, khi nhập khẩu máy móc nông nghiệp, khoảng 78% trong số đó là từ các nước RCEP như Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản.

Tương tự như vậy, có các mạng lưới an toàn nhằm chống lại mọi rủi ro và bảo vệ người dân và nền kinh tế Philippines khỏi các tác động tiêu cực, bao gồm (a) thời gian gia hạn / tính linh hoạt để thực hiện các cam kết mới; (b) các biện pháp phòng vệ thương mại; (c) sửa đổi các cam kết trong trường hợp ngoại lệ; (d) bảo lưu đầu tư; và (e) các trường hợp ngoại lệ.

Liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, những gì Philippines nên làm có lẽ là không né tránh hiệp định RCEP vì nó giống với chủ nghĩa bảo hộ hoặc chính sách bảo hộ. Thay vào đó, chính quyền mới nên tập trung nhiều hơn vào hiện đại hóa ngành nông nghiệp.

Một báo cáo hồi tháng 09 năm 2020 của Ngân hàng Thế giới có tiêu đề “Chuyển đổi nền nông nghiệp Philippines trong thời gian Covid-19 và trong tương lai”, nêu rõ sự cần thiết phải chuyển đổi của ngành nông nghiệp Philippines, để trở thành một ngành năng động, tăng trưởng cao, nhằm tăng tốc độ phục hồi, xóa đói giảm nghèo và phát triển của đất nước.

Điều này có nghĩa là chính quyền sắp tới cần đa dạng hóa hơn nữa và sử dụng các công nghệ nông nghiệp hiện đại, chi tiêu nhiều hơn cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D), nâng cấp cơ sở hạ tầng, đổi mới hệ thống thông tin thị trường và hệ thống an toàn sinh học, điều này sẽ giúp giảm nghèo nhanh hơn và tăng năng suất thông qua hiện đại hóa tổng thể ngành nông nghiệp.

Báo cáo cũng nêu rõ rằng các can thiệp như hợp nhất nông trại (như các chương trình hợp tác hóa nông nghiệp), cải thiện dịch vụ khuyến nông, thương mại điện tử và đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp có thể thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp Philippines.

Dina Umali-Deininger, Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới về Nông nghiệp và Thực phẩm khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết “Những mô hình thay đổi này rất quan trọng nhằm đáp ứng các cơ hội thị trường trong nước và toàn cầu đang nổi lên, đồng thời tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực của đất nước, cũng như đáp ứng những thách thức mới của biến đổi khí hậu”.

Do đó, điều này có nghĩa là Chính quyền mới của Philippines có thể phải xem xét và đánh giá lại những thành tựu và tác động của chương trình cải cách nông nghiệp của quốc gia đối với sự phát triển chung của ngành nông nghiệp quốc gia và có thể cố gắng hiệu chỉnh lại và đưa ra một số biện pháp chính sách phù hợp hơn với ý thức về thời gian.

Ngoài ra, Việt Nam cũng phải nghiên cứu, học hỏi và lưu ý những cách làm tốt nhất của các nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, hiện đại hóa và hội nhập rộng rãi vào thị trường toàn cầu bằng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).

Ưu điểm và lợi ích

Bên cạnh các mạng lưới an toàn đã đề cập ở trên, DTI nhấn mạnh vai trò quan trọng của hiệp định RCEP trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bình đẳng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, công ty siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME), thông qua việc mở rộng thị trường thương mại, dịch vụ và đầu tư trong khu vực.Nó cũng nhấn mạnh sự tiện lợi mà thông qua đó Philippines được hưởng lợi từ hiệp định RCEP, bao gồm: (a) chi phí rẻ hơn để tìm nguồn cung ứng đầu vào chính cho khu vực sản xuất;(b) thuận tiện cho các doanh nghiệp trong giao dịch với các đối tác chính của hiệp định; (c) khả năng cạnh tranh cho các ngành công nghiệp của Philippines; và (d) bổ sung các chương trình hỗ trợ hiện có của chính phủ.

DTI khẳng định thêm rằng hiệp định RCEP cung cấp một khu vực tích lũy rộng hơn cho phép các nhà xuất khẩu của Philippines tìm nguồn hàng từ 14 quốc gia, bao gồm các nguồn nhập khẩu nguyên liệu thô hàng đầu của quốc gia này (ASEAN và Trung Quốc). Hơn nữa, dựa trên một số nghiên cứu, ngoài quy mô của hiệp định, RCEP sẽ củng cố hội nhập chuỗi cung ứng khu vực bằng cách tự do hóa các quy tắc xuất xứ. RCEP sẽ cho phép các thương nhân tìm nguồn hàng hóa trung gian từ bất kỳ thành viên nào trong số 15 thành viên chỉ với một chứng nhận xuất xứ và tăng cường hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực của Đông Á và cải thiện đáng kể môi trường kinh doanh chung trong khu vực. Đáng lưu ý, một thị trường siêu quy mô tích hợp đã ra đời từ RCEP, tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu.

Các điểm thuận lợi đáng chú ý khác khi trở thành thành viên của RCEP bao gồm (1) các quy tắc đơn giản hóa và thống nhất; (2) ít rào cản hơn; (3) nâng cao hiệu quả điều chỉnh thủ tục hành chính; (4) ít chi phí hành chính hơn và tạo thuận lợi cho thương mại; (5) tăng cường khả năng tiếp cận thị trường; (6) thông qua các quy tắc và kỷ luật về thương mại điện tử; (7) bảo vệ Quyền sở hữu trí tuệ (IPR) mạnh mẽ hơn; và (8) thực hiện các chính sách cạnh tranh.

Nói về mặt địa chính trị, hiệp định RCEP là sự kết hợp giữa vai trò trung tâm của ASEAN vì ASEAN đang ở giữa tiến trình đàm phán của hiệp định. Do đó, RCEP thể hiện chính sách ngoại giao trung dung của ASEAN,điều này cũng có nghĩa là các quốc gia thành viên ASEAN sẽ ít nhiều đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các điều khoản cam kết và quy tắc do RCEP thực hiện.

Kết luận

Nhìn lại việc tham gia RCEP vào thời điểm sớm nhất có thể sẽ mang lại lợi thế cho Philippines, trong khi việc trì hoãn rất có thể sẽ khiến nước này mất đi cơ hội. Bộ trưởng Thương mại sắp mãn nhiệm - Ramon Lopez tuyên bố rằng sẽ có tác động tiêu cực nếu việc phê chuẩn hiệp định RCEP bị trì hoãn.

Ông Ramon Lopez cho biết “như đã đề cập trước đây nếu Philippines không phê chuẩn RCEP, một số khoản đầu tư cũng sẽ chuyển sang các nước tham gia RCEP vì những nước đó sẽ được hưởng ưu đãi thị trường ở các thành viên RCEP khác. Sau đại dịch, điều này sẽ ảnh hưởng đến động lực tăng trưởng FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) hiện đang rất tốt của Philippines và các mục tiêu tạo ra việc làm. Mỗi một ngày trì hoãn, sẽ càng bỏ lỡ các cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư”.

Như DTI đã chỉ ra; chỉ tính riêng về quy mô tuyệt đối của mình và quy mô của các hoạt động kinh tế trong khu vực, Philippines cần phải là một phần của hiệp định RCEP. Do đó, Philippines phải phê chuẩn hiệp định RCEP và là thành viên cam kết thực hiện đầy đủ hiệp định. Nếu làm theo cách khác sẽ gây bất lợi cho Philippines so với các nước thành viên ASEAN khác.

Không còn gì phải nghi ngờ khi RCEP là một hiệp định thương mại cần thiết đối với Philippines và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định đã kết nối tất cả 15 quốc gia lại với nhau, lần đầu tiên các quy trình và thỏa thuận thương mại được đơn giản hóa. Quan trọng nhất, hiệp định RCEP là một thỏa thuận thương mại thực sự có lợi cho Châu Á.

Nguồn: The Asean Post

Từ khóa: Philippines; phê chuẩn; RCEP; trì hoãn; FTA; Covid-19; nông nghiệp; ASEAN.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386236
Go to top