Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếTái cơ cấu nền kinh tế - chìa khóa để đối phó với rủi ro trong nền kinh tế Trung Quốc

Tái cơ cấu nền kinh tế - chìa khóa để đối phó với rủi ro trong nền kinh tế Trung Quốc

62aa837da310fd2bec8f9fc9Chỉ hơn hai năm sau khi đại dịch Covid-19 gây ra cuộc suy thoái toàn cầu sâu sắc nhất kể từ Thế chiến thứ hai, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với một loạt cú sốc nghiêm trọng. Căng thẳng tại Ukraine không chỉ dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo mà còn gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến thị trường hàng hóa, dòng chảy thương mại, lạm phát và tài chính, những điều này đã làm chậm tăng trưởng toàn cầu.

Do đó, nền kinh tế thế giới dự kiến ​​sẽ trải qua đợt giảm tốc mạnh nhất sau sự phục hồi ban đầu của cuộc suy thoái toàn cầu trong hơn 80 năm, như được nêu rõ trong báo cáo “Triển vọng Kinh tế Toàn cầu” của Ngân hàng Thế giới, công bố vào ngày 07 tháng 06 vừa qua. Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại, giảm từ 5,7% vào năm 2021 xuống còn 2,9% vào năm 2022, đặc biệt thể hiện rõ rệt trong khu vực đồng euro, khu vực có liên kết kinh tế chặt chẽ hơn với Nga và tăng trưởng của Mỹ chậm lại nửa cuối năm 2021, phản ánh giá năng lượng tăng vọt, tài chính thắt chặt hơn và liên tục gián đoạn chuỗi cung ứng.

Bối cảnh toàn cầu cũng sẽ đè nặng lên triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2022, khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm mạnh và làm giảm niềm tin xã hội, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng. Điều này dự kiến ​​sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái do Covid-19 tái bùng phát ở một số nơi của Trung Quốc và các đợt đóng cửa đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và làm suy yếu đáng kể hoạt động kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp. Sau khi phục hồi mạnh 8,1% vào năm 2021, Ngân hàng Thế giới dự kiến ​​tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại còn 4,3% trong năm 2022. Tốc độ tăng trưởng này dưới mức tiềm năng của nền kinh tế -tốc độ tăng trưởng bền vững ở mức tối đa.

Dự báo của chúng tôi phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh trong quý 2 năm 2022, bất chấp các chính sách hỗ trợ nhằm hạn chế suy giảm kinh tế. Với việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch Covid-19 ở Thượng Hải và Bắc Kinh, đồng thời kịp thời ngăn chặn các đợt bùng phát Covid-19, động lực tăng trưởng dự kiến ​​sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2022, cũng nhờ biện pháp kích thích kinh tế bổ sung do Nội các Trung Quốc công bố hồi tháng 05. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường hóa dự kiến ​​sẽ diễn ra từ từ, sẽ chỉ bù đắp một phần thiệt hại kinh tế do đại dịch gây ra vào đầu năm nay.

Trong khi Trung Quốc có các chính sách kinh tế vĩ mô để đối diện với các xu hướng trong nước và bên ngoài,báo cáo “Cập nhật kinh tế Trung Quốc” mới nhất của chúng tôi đã chỉ ra rằng các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với tình huống khó khăn giữa việc kiểm soát Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế. Thật vậy, các biện pháp kích thích nền kinh tế kém hiệu quả hơn ở những nơi vẫn còn áp dụng các biện pháp hạn chế liên quan tới dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát Covid-19 có thể sẽ làm tổn hại đến tăng trưởng kinh tế nhiều hơn.

Trong trung hạn, cần nhiều nỗ lực hơn nữa để thay đổi các biện pháp cũ nhằm kích thích đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì mức nợ cao của các tập đoàn và chính quyền sẽ hạn chế hiệu quả của việc nới lỏng các chính sách và gia tăng rủi ro đến sự ổn định tài chính.

Để giải quyết những hạn chế trong báo cáo tài chính này, các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế hơn vào báo cáo tài chính của chính phủ.Họ cũng có thể hướng đầu tư công vào việc xanh hóa cơ sở hạ tầng. Các thông báo gần đây dường như đi theo xu hướng này.

Ngoài ra, có thể thay đổi chính sách hỗ trợ tài khóa, ngoài việc giảm thuế cho các doanh nghiệp còn có thể áp dụng các biện pháp khuyến khích tiêu dùng trực tiếp. Ví dụ: sử dụng rộng rãi hơn các phiếu tiêu dùng có thể tăng chi tiêu của người tiêu dùng trong ngắn hạn ở những nơi mà các hạn chế liên quan đến Covid-19 đã được dỡ bỏ. Các cải cách nhằm tăng cường các nhân tố ổn định tự động của nền kinh tế như bảo hiểm thất nghiệp và các mạng lưới an sinh xã hội khác cũng có thể giúp tăng tiêu dùng, đặc biệt là ở những người có xu hướng tiết kiệm hơn như những người nghèo và dễ bị tổn thương.

Thị trường bất động sản của Trung Quốc suy thoái trong bối cảnh toàn cầu giảm tốc gần đây là minh chứng cho những giới hạn đối với các nỗ lực kích thích nền kinh tế trong quá khứ. Trong hơn hai thập kỷ, lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã phát triển với tốc độ đáng kể và trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Tính đến cuối năm 2021, tổng đầu tư bất động sản ở mức 13% GDP, so với 5% ở các quốc gia thành viên của khối OECD. Nếu tính đến các yếu tố đầu vào dọc theo chuỗi cung ứng, lĩnh vực bất động sản đóng góp khoảng 30% GDP của Trung Quốc. Do đó, một sự điều chỉnh thiếu trật tự trong lĩnh vực bất động sản sẽ gây ra những hậu quả kinh tế lớn.

Báo cáo của chúng tôi đưa ra các khuyến nghị cụ thể để đối phó với những rủi ro này. Trong ngắn hạn, đảm bảo thanh khoản đầy đủ và giám sát chặt chẽ sức khỏe của khu vực tài chính để tránh tác động lan tỏa vẫn là điều quan trọng nhất. Trong trung hạn, một số cải cách cơ cấu sẽ đưa lĩnh vực bất động sản lên một vị trí vững chắc hơn.

Các thành phố nội đô của Trung Quốc có thể trở nên đông đúc hơn, phát triển hơn và đáng sống hơn thông qua những chính sách thay đổi về quy hoạch đô thị, nhằm thoát khỏi mô hình đô thị hóa trước đây. Điều này cần được thực hiện cùng với cải cách chính sách tài khóa để tăng doanh thu cho các thành phố ngoài việc bán đất.

Đồng thời, cần mở rộng các lựa chọn tài chính cho các nhà phát triển bất động sản, thông qua việc mở rộng tài trợ dự án hoặc sự tham gia nhiều hơn của các nhà đầu tư tổ chức như “Quỹ đầu tư bất động sản”. Ngoài ra, một cơ cấu mạnh mẽ và có thể dự đoán được để giải quyết nợ và tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp, nhằm tái phân bổ vốn từ các nhà phát triển bất động sản gặp khó khăn.

Cuối cùng, tự do hóa hơn nữa hệ thống tài chính sẽ mở rộng phạm vi lựa chọn đầu tư cho các hộ gia đình, giảm xu hướng mua hàng và nắm giữ bất động sản trống như phương tiện đầu tư.

Bất chấp môi trường đầy thách thức như hiện tại, các chính sách kinh tế của Trung Quốc nhằm mục tiêu hỗ trợ cho sự phục hồi nhanh chóng, hướng tới giải quyết các thách thức của quốc gia.Tái cân bằng nhu cầu đối với tiêu dùng, cải thiện phân bổ vốn và dịch chuyển lao động, và xanh hóa mô hình phát triển của Trung Quốc đảm bảo rằng tăng trưởng ổn định, bao trùm và bền vững trong tương lai.

Nguồn: China Daily

Từ khóa: Covid-19; Trung Quốc; đối phó; rủi ro; nền kinh tế; chính sách; tăng trưởng; bền vững.

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371654
Go to top