Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếKhủng hoảng Ukraine: Bài học gì cho châu Phi?

Khủng hoảng Ukraine: Bài học gì cho châu Phi?

russia vs ukraine warThứ Bảy ngày 14 tháng 5 vừa qua, trong khi thảo luận về tác động của cuộc khủng hoảng ở Ukraine đối với hoạt động tài trợ phát triển ở châu Phi, các nhà kinh tế của châu lục này đồng tình rằng có nhiều cơ hội tiềm năng mở ra từ cuộc khủng hoảng này, đặc biệt là đối với các nước sản xuất dầu khí.

Đây là sự kiện bên lề của Hội nghị lần thứ 54 giữa các Bộ trưởng Tài chính, Kế hoạch và Phát triển Kinh tế Châu Phi tại Dakar, Senegal.

Sự kiện này được mong đợi sẽ nêu ra các cơ hội và thách thức của cuộc khủng hoảng Ukraine đối với thương mại, công nghiệp và tài chính của châu Phi.

Eunice Kamwendo, nhà kinh tế học vĩ mô, Giám đốc Ủy ban Kinh tế - Văn phòng Liên hợp quốc tại Nam Phi – Châu Phi, đã nêu ra một số tác động trước mắt của cuộc xung đột Nga – Ukraine bắt đầu từ cuối tháng Hai.

Châu Phi hiện đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới về lương thực, nhiên liệu và phân bón như một vài nơi khác trên thế giới khi cuộc khủng hoảng Ukraine gây gián đoạn thương mại hàng hóa toàn cầu.

Nga và Ukraine chiếm 30% thị trường cung cấp lúa mì và lúa mạch, 1/5 thị trường cung cấp ngô và hơn một nửa thị trường dầu hướng dương toàn cầu.

Giá thực phẩm có khả năng sẽ cao hơn 34% so với cùng thời điểm năm ngoái. Giá dầu thô tăng khoảng 60%, giá khí đốt và phân bón tăng hơn gấp đôi.

Kamwendo và nhiều chuyên gia đã đánh giá kết quả giải quyết những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế của các nước trong 2 năm qua với nhiều mức độ thành công khác nhau. Để giải quyết hậu quả ảnh hưởng từ khủng hoảng Ukraine, mọi chuyện còn phức tạp, khó khăn hơn.

Bất chấp những thách thức đó, Kamwendo nhấn mạnh rằng “Chúng ta phải nhìn vào mặt khác của thách thức: cơ hội”.

“Chúng ta cần bắt đầu quan tâm hơn về quan hệ thương mại giữa các nước trong lục địa và nên thúc đẩy các nước sản xuất phân bón” - Kamwendo phát biểu trong một cuộc thảo luận tham gia cùng với Mario Augusto Caetano Joao - Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch Angola, Amos Lugoloobi - Bộ trưởng Kế hoạch Nhà nước Uganda và Yamungu Kayandabila - Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Tanzania, cùng một số người khác.

Kamwendo phát biểu trên tờ The New Times rằng “Rất nhiều cơ hội đang mở ra. Nhu cầu về ngũ cốc và dầu ăn ở châu Phi là rất lớn. Thay vì nhập khẩu, chúng ta có thể bắt đầu sản xuất và đáp ứng nhu cầu tại chỗ”.

Kamwendo cho biết thêm “Giá phân bón đang tăng lên và khiến châu Phi lo lắng. Bà lưu ý rằng các nước trên châu lục này cũng có thể cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu phân bón bằng cách đầu tư vào các nhà máy sản xuất phân bón của riêng họ.

Joseph Atta-Mensah - Cố vấn Chính sách Chính của UNECA chia sẻ trên tờ The New Times “Hàng hóa mà các nước đang sản xuất và xuất khẩu đều quan trọng. Thậm chí nó còn quan trọng hơn nữa trong thời kỳ khủng hoảng”.

Ông nói, cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ mang lại lợi ích lẫn tổn thất ở châu Phi, tùy thuộc vào mặt hàng mà các quốc gia đang sản xuất và xuất khẩu.

Atta- Mensah cho biết “Các quốc gia có thế mạnh về dầu mỏ như Angola và Algeria có thể thu được lợi ích trong trung hạn nếu họ có thể tăng sản lượng khai thác, xuất khẩu và đáp ứng được nhu cầu toàn cầu trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ từ Nga do bị cấm vận”.

Cách mà các nước này quản lý, sử dụng lợi nhuận thu từ dầu mỏ và khí đốt sẽ rất quan trọng. Đặc biệt, nguồn thu này mang lại cơ hội để các nước đầu tư vào bồi dưỡng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sản xuất; từ đó tạo ra cơ cấu sản xuất và xuất khẩu linh hoạt, cạnh tranh và đa dạng hơn”.

Theo Atta-Mensah, các nước phụ thuộc vào thực phẩm và nhập khẩu dầu mỏ sẽ phải đối mặt với việc hối phiếu nhập khẩu tăng, gây ảnh hưởng xấu tới tỷ lệ lạm phát và số dư tài khoản vãng lai, làm tình trạng nợ trở nên kém bền vững đối với một số nước.

Ông nói thêm: “Các lệnh trừng phạt đối với Nga và sản xuất bị ngừng trệ ở Ukraine có thể tạo cơ hội cho các nguồn xuất khẩu mới và tăng lợi thế cạnh tranh cho một số nước. Trồng, phát triển hoa hướng dương và quá trình chế biến hoa thành dầu hướng dương là một ví dụ điển hình.

Việc sản xuất phân bón hữu cơ cho thị trường địa phương và khu vực là một vấn đề khác. Các quốc gia giàu kim loại và khoáng sản có thể tự định vị mình là nhà cung cấp thay thế cho Nga trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực”, Atta-Mensah nêu ví dụ về việc Tanzania cung cấp niken cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu.

Cần một sự lãnh đạo táo bạo

Khi được hỏi về việc Châu Phi đã chuẩn bị những gì để tận dụng cơ hội từ cuộc khủng hoảng Ukraine, Kamwendo nói: “Có nhưng cũng không. Có là khi các lãnh đạo châu Phi có ý chí chính trị thì mới có thể làm được. Sự thật thì đang ngược lại”.

Cô nói thêm: “Việc này thực sự phụ thuộc vào ý chí chính trị. Người dân châu Phi chúng tôi cần cam kết gì để có thể tận dụng tất cả các cơ hội mà chúng tôi nhận thấy? ”

Atta-Mensah nói với tờ The New Times: “Việc này sẽ đòi hỏi một sự lãnh đạo táo bạo”.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Angola không hoàn toàn bác bỏ ý kiến cho rằng Angola sẽ thu lợi lớn khi giá dầu tăng vọt. Joao giải thích rằng Luanda đã ngừng phụ thuộc quá mức vào nguồn thu từ dầu mỏ và lựa chọn đa dạng hóa để tránh đối mặt với những vấn đề không lường trước được trong tương lai.

Ông nói: “Chúng tôi không ngừng khai thác dầu mỏ mà đang đa dạng hóa bằng cách gia tăng hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ. Ví dụ, chúng ta chưa từng sản xuất lương thực ngay tại chỗ như ngày nay. Điều này nhằm giúp chống lại sự thay đổi chỉ số giá tiêu dùng ”.

Joao lưu ý rằng Châu Phi cần cải cách kinh tế để tạo ra sức bật mạnh mẽ và phát triển hơn.

Theo Atta-Mensah, xét về khía cạnh môi trường, giá dầu và khí đốt tăng cao có thể gây ra việc các nước giàu về dầu khí không chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế khác. Thay vào đó, các nước này đẩy nhanh đầu tư vào lĩnh vực dầu khí tạo ra nhiều carbon; trong khi đáng lẽ việc này lại thường xảy ra tại các phụ thuộc vào dầu mỏ.

Ông lưu ý rằng quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo tại một số quốc gia có khả năng sẽ được thúc đẩy tăng tốc, nếu giá năng lượng tăng kéo dài.

Atta-Mensah cho biết: “Việc tăng giá phân bón làm nguyên liệu đầu vào cho ngành nông nghiệp có thể gây thiệt hại cho những khu sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ do nó làm giảm năng suất cây trồng nhưng có thể tạo ra động lực để họ chuyển sang sử dụng phân bón hữu cơ địa phương, có lợi cho hệ sinh thái”.

Tại Uganda, Lugoloobi lưu ý, sau khi mặt hàng dầu ăn ghi nhận mức tăng giá cao nhất - 21% - Kampala đã bắt đầu trồng thêm dầu cọ, hoa hướng dương và đậu nành để kiềm hãm áp lực giá trong ngắn và trung hạn.

Nhưng ông ấy cũng phải chấp nhận thực tế rằng “Không biết khi nào Covid-19 và cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ kết thúc. Các nước vẫn phải đối mặt với nhiều bất ổn. Do đó, các chính phủ ở châu Phi cần phải hành động nhanh chóng”. Bộ trưởng Uganda đồng thời cũng cho biết thêm rằng các nước phải tận dụng hiệp định Khu vực Thương mại Tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA) để xây dựng khả năng phục hồi.

“Bởi vì các mối quan hệ thương mại toàn cầu hiện đang không công bằng, các nước châu Phi cần phải hành động nhanh và thực hiện cùng nhau.”

Nguồn: The New Times

Từ khoá: khủng hoảng Ukraine, châu Phi, thương mại toàn cầu, tiềm năng mở, cơ hội

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393644
Go to top