Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếKhông nên coi gói hỗ trợ là "bơm" tiền vào nền kinh tế

Không nên coi gói hỗ trợ là "bơm" tiền vào nền kinh tế

Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, không nên coi gói hỗ trợ là bơm tiền vào nền kinh tế, bởi quan niệm như vậy nhiều người sẽ nghĩ rằng lượng tiền được bơm vào lưu thông rất nhiều, điều này sẽ đẩy lạm phát lên cao...

dai bieu hoang van cuong

Trao đổi với báo chí bên lề hành lang Quốc hội tại kỳ họp bất thường, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội cho biết quan điểm liên quan đến chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Cách thiết kế của gói tài khóa - tiền tệ là hợp lý

Cho rằng các chính sách và việc thực thi gói hỗ trợ này được xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, người dân đặc biệt quan tâm và mong đợi, đại biểu Hoàng Văn Cường đánh giá cao trong điều kiện nguồn lực về tài khóa của chúng ta không còn nhiều, thì cách thiết kế của gói tài khóa - tiền tệ này, đó là sử dụng kết hợp giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ là rất hợp lý. 

Nếu được triển khai sẽ là nguồn lực về tài khóa, sẽ không ảnh hưởng tới kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chỉ số nợ công, vay trả nợ công và lạm phát.

“Tuy nói rằng tỷ lệ nợ công còn khá thấp và dư địa để nâng nợ công lên còn khá nhiều, nhưng mục tiêu của chúng ta là phải ưu tiên cho ổn định kinh tế vĩ mô. Chính vì thế, việc huy động nguồn lực thông qua tăng nợ công quá lớn rất có thể sẽ dẫn đến bất ổn về kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát”, đại biểu nhận định.

Từ đó, theo đại biểu, phải kết hợp chính sách tài khóa và tiền tệ để một mặt sử dụng dư địa tăng nợ công một phần, nhưng đồng thời cũng dự trữ nguồn ngân sách đó để tác động sang chính sách tiền tệ, không phải buộc các ngân hàng thương mại hạ lãi suất, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tiếp cận lãi suất thấp huy động thấp nhờ vào chính sách hỗ trợ lãi suất từ gói tài khóa.

Như vậy chúng ta có thể huy động tốt hơn nguồn vốn của người dân. Khi lượng tiền đưa vào lưu thông nhiều thì chính sách tài khóa, như phát hành trái phiếu Chính phủ, sẽ thu hút tiền vào, bảo đảm việc hỗ trợ cho nhau và kiểm soát lạm phát. 

Ngoài ra, theo đại biểu, cũng nhờ vào việc kết hợp, có nhiều chính sách đã thực hiện và sẽ tiếp tục đưa vào sẽ là nguồn hỗ trợ của gói này. Đơn cử, những chính sách mới như miễn, giảm thuế giá trị gia tăng 2% hoặc có phần thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô đồng thời các chính sách tài khóa cũ và đã phát huy khá tốt đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp sẽ vẫn tiếp tục được triển khai.

Không coi gói hỗ trợ là "bơm" tiền vào nền kinh tế

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, điểm bổ sung thêm nguồn lực của gói này chủ yếu từ hệ thống tín dụng, bằng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp với lãi suất thấp, còn nguồn tiền mới đưa vào không nhiều.

Thực tế, tính tổng quy mô hỗ trợ là hơn 400.000 tỷ đồng nhưng thực tế đều nằm ẩn trong các chính sách như: Miễn, giãn, hoãn, giảm thuế. Còn lại, phần tiền mới đưa vào chỉ khoảng chừng 176.000 tỷ đồng - Đây rõ ràng không phải đưa một lượng tiền quá lớn trong quãng thời gian 2 năm, có khoản còn giải ngân sang cả những năm sau. “Như vậy, tôi cho rằng chúng ta không coi đây là bơm tiền vào nền kinh tế”, đại biểu nhấn mạnh. 

Đại biểu phân tích, nếu quan niệm như vậy, nhiều người sẽ nghĩ rằng lượng tiền được bơm vào lưu thông rất nhiều, đẩy tình trạng lạm phát lên, mất giá hoặc có thể chuyển sang đầu tư vào chứng khoán, bất động sản để đầu cơ, sẽ rất nguy hiểm…

Như vậy, thực tế, lượng vốn đưa vào rất nhỏ: chỉ khoảng 176.000 tỷ đồng giải ngân trong 2 năm và nhiều khoản có thể giải ngân kéo dài vài năm sau, như vậy lượng tiền thực tế chỉ vào khoảng hơn 80.000 tỷ đồng mỗi năm - quá nhỏ so với vốn đầu tư công giải ngân hằng năm.

Chính vì nhỏ nên gói này cần tập trung vào các lĩnh vực đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch hoặc các vấn đề cấp bách cho việc phòng chống dịch để phục hồi kinh tế.

Hơn nữa, với gói nhỏ như thế mà dàn trải ra nhiều dự án sẽ không mang lại hiệu quả đúng nghĩa là giúp cho phục hồi; hoặc kéo quá dài thì cũng không phát huy được hiệu quả, vì đầu tư dở dang chưa kết thúc sẽ không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế. Do vậy, làm sao phải xác định rất rõ ưu tiên là đầu tư vào đâu và vào lĩnh vực nào thực sự phải cần đầu tư gói 176.000 tỷ đồng.

Tránh dàn trải, ưu tiên vào những lĩnh vực nào?

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, các lĩnh vực ưu tiên gồm có các trung tâm phòng, chống dịch vùng, một số cơ sở y tế ở các vùng đông dân cư. Ngoài ra, một số ngành như du lịch, vận tải... cũng bị tác động rất mạnh bởi đại dịch, theo đại biểu, nếu không được ưu tiên thỏa đáng thì rất khó quay trở lại phục hồi.

Cùng đó, đại biểu cũng đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ về nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp hay thành lập một số trung tâm về giao thông vận tải như các trung tâm trung chuyển logistics, bởi khi dịch xảy ra, các tỉnh ngăn chặn dòng di chuyển thì ngay lập tức hàng hóa bị ứ đọng...

Đại biểu chỉ rõ, trên thực tế, một số dự án được đưa vào trong danh mục dự kiến chưa liên quan nhiều lắm đến công tác phòng, chống dịch, thậm chí có dự án đầu tư kéo dài, trong khi nguồn lực ít, vì vậy nếu đầu tư vào các dự án đó sẽ bị phân tán nguồn lực, không mang lại tác động cho phục hồi.

Đại biểu dẫn chứng, đơn cử, giao thông là quan trọng, nhưng cần mở ra điểm tắc, điểm nút chứ không phải tất cả đều được đưa vào phục hồi. Các dự án không nằm trong diện đó thì nên đưa vào chương trình đầu tư công.

Bên cạnh đó, cần lưu ý hơn nữa chính sách hỗ trợ lãi suất. Theo đánh giá, hiện các doanh nghiệp hoạt động chưa đem lại hiệu quả ngay. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại phải bảo đảm nguyên tắc hiệu quả kinh doanh. “Thực tế, chúng ta đang thực hiện các chính sách giãn, hoãn các khoản nợ đến hạn phải trả, cơ cấu lại nợ. Nếu không có chính sách đó thì nhiều khoản nợ của doanh nghiệp hiện nay đã trở thành nợ xấu. Khi thành nợ xấu thì trích lập dự phòng rủi ro phải rất lớn nên tiềm ẩn nợ xấu của ngân hàng rất cao và ngân hàng phải trích lập dự phòng lấy từ lãi suất kinh doanh nên khó kỳ vọng vào việc các ngân hàng phải giảm lãi suất”, đại biểu lý giải.

Từ thực tế đó, không thể nói rằng tất cả các doanh nghiệp với việc được hỗ trợ lãi suất 2% đều có thể tiếp cận được gói tín dụng không bị rủi ro. Do đó, một số lĩnh vực đang bị ảnh hưởng nặng cần được ưu tiên mức hỗ trợ tín dụng cao hơn, thậm chí có thể lên tới 4%.

Bởi nếu hỗ trợ 4% cho một số lĩnh vực (như kinh doanh du lịch hay lĩnh vực vận tải,) khách hàng sau khi được trợ cấp khoảng 4-5%, trong khi mặt bằng lãi suất thương mại trên thị trường hiện khoảng 8-9%, thì lãi suất thực sự phải trả chỉ tương đương tỷ lệ tăng giá lạm phát nên dù kinh doanh không hiệu quả, cũng không phải bù lỗ vốn vay.

Như vậy, theo đại biểu, doanh nghiệp vẫn bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, nhưng sẽ không phải chịu sức ép khi những ngành đó mở cửa một cách bình thường ngay.

Nguồn: Quân đội Nhân dân

Từ khóa: gói hỗ trợ, sức ép, nền kinh tế, hiệu quả

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394116
Go to top