Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếPhục hồi xanh, phục hồi số và chuyển đổi số

Phục hồi xanh, phục hồi số và chuyển đổi số

Dự báo đại dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, khó lường, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, hoạt động doanh nghiệp (DN) năm 2022 vẫn nhiều khó khăn.

img 7619

Kết quả khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành mới đây cho thấy, xấp xỉ 90% DN chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch; khoảng 71% DN tiếp tục giảm doanh thu so với năm trước, 90,6% DN gặp phải các vấn đề liên quan như mất cân đối dòng tiền, bất cập trong quản lý hoặc bị đứt gãy chuỗi cung ứng; 91% DN phải chấp nhận giảm mạnh quy mô lao động trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp…

Kết quả điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh (SXKD) quý III/2021 đối với 6.500 DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và 6.975 DN ngành xây dựng tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy tình hình SXKD qúy IV/2021 và năm 2022 vẫn còn nhiều khó khăn.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 làm cho hoạt động SXKD của DN bị ảnh hưởng rất lớn; chỉ có 38,6% DN đánh giá hoạt động SXKD quý III/2021 so với quý II/2021 tốt lên và giữ ổn định (13,2% tốt lên và 25,4% giữ ổn định), trong khi 61,4% DN đánh giá hoạt động SXKD khó khăn hơn.

Dự báo quý IV/2021, tình hình có khả quan hơn so với quý III/2021 khi có tới 73,7% DN nhận định tình hình SXKD của DN tốt hơn và giữ ổn định (43,4% tốt hơn, 30,3% giữ ổn định), tỷ lệ DN dự báo khó khăn hơn giảm xuống chỉ còn 26,3%. Tuy nhiên, kết quả dự báo không được như mong đợi vì dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa thuyên giảm.

Việc Chính phủ ban hành quy định tạm thời, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 được đánh giá là giải pháp kịp thời giúp "cởi trói" tinh thần cho DN. Mặc dù, đặt ra mục tiêu ưu tiên kiềm chế, kiểm soát dịch bệnh, song cũng cần phải xác định dịch bệnh vẫn chưa sớm kết thúc.

Từ thực trạng này, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh, đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng tới phục hồi và tăng trưởng kinh tế năm 2022 đó là: Đến nay chưa có dự báo nào nhận định được dịch bệnh sẽ đi tới đâu. Hiện chúng ta chỉ mong chờ vào vaccine, hay sự “đột biến hỏng” của Covid-19 (như tại Nhật Bản). Việt Nam đã thay đổi chiến lược chống dịch, xác định thích ứng và chung sống an toàn với dịch. Đà phục hồi kinh tế, theo các dự báo, tăng trưởng hai năm tới của thế giới có thể chậm lại và không đồng đều giữa các quốc gia nhưng đà phục hồi khá rõ ràng.  Tuy nhiên, do sự phục hồi không đồng đều và rủi ro quá lớn, nên những rủi ro xảy ra như sự thu hẹp hoặc dừng lại của các gói hỗ trợ khiến quá trình phục hồi khó khăn hơn. Bên cạnh đó là rủi ro tài chính như sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán, bất động sản và rủi ro nợ của thế giới lớn hơn bao giờ hết.

“Với xu thế thế giới, các dự báo gần đây đều nhấn mạnh gắn phục hồi với xu thế mới là phục hồi xanh, phục hồi số và chuyển đổi số. Đây là hai điểm mấu chốt thực hiện phát triển bền vững bao trùm sáng tạo, đòi hỏi Việt Nam có kế hoạch thực hiện các xu thế này” - TS Võ Trí Thành nói.

Ông Đặng Xuân Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, dự báo, phục hồi kinh tế Việt Nam năm 2022 và những năm tiếp theo là rất khó và phức tạp.

Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo GDP Việt Nam năm nay ít lạc quan hơn khoảng 4,9%, nhưng sẽ có những tín hiệu tích cực đến từ việc mở cửa các quốc gia, điều này sẽ hỗ trợ cho việc phục hồi sản xuất, hàng hóa, đầu tư trên toàn cầu. “Tuy nhiên, trong bối cảnh này cũng nổi lên những yếu tố tiêu cực như áp lực lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia; bên cạnh đó, nguy cơ bùng phát dịch bệnh mạnh trong năm 2022 và các năm tiếp theo có thể khiến quá trình phục hồi của các chuỗi giá trị sẽ chậm lại” - WB dự báo.

GS.TS Nguyễn Đức Khương, chuyên gia kinh tế, Thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, trong khung cảnh, bối cảnh địa chính trị hiện nay thì triển vọng phát triển kinh doanh trong năm tới tiềm ẩn khá nhiều yếu tố rủi ro trước những bất ổn, những động thái và sự dẫn dắt của một số thị trường lớn.

Theo ông Khương, bức tranh kinh tế vĩ mô toàn cầu trong năm 2022 có thể dễ dàng dự báo một số xu thế mới. Đó là, môi trường kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục chịu những tác động sâu rộng trong năm thứ ba của đại dịch Covid-19; đặc biệt, là áp lực tăng trưởng ổn định và cân bằng xã hội. Bên cạnh đó, áp lực về lạm phát gia tăng sau khi nhiều gói giải cứu, hỗ trợ được thực hiện từ đầu năm 2020 tới nay.

Trước xu thế mới được dự báo, ông Khương cho rằng, cần tiếp tục tập trung nâng cao năng lực y tế dự phòng, đặc biệt là để ứng phó với những diễn biến bất thường và khó dự đoán của dịch bệnh. Cùng đó, củng cố lực lượng lao động và tập trung nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Đồng thời, giải quyết những vấn đề, thách thức do gián đoạn sản xuất, gián đoạn chuỗi cung ứng trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, tập trung số hóa đối với tất cả các DN, kể cả DN nhỏ và vừa cho tới những tập đoàn lớn. 

Năm 2022, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, khó lường, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, để phục hồi, phát triển kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”, với mục tiêu tổng quát là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh…  đòi hỏi các cấp, các ngành, các DN và doanh nhân cần tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất, tìm được tiếng nói chung, tìm ra các giải pháp để vượt qua khó khăn.

Nguồn: Thanh tra

Từ khóa: rủi ro, dẫn dắt, thị trường lớn, gián đoạn sản xuất, chuỗi cung ứng

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007422489
Go to top