Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếLý do vì sao hiệp định RCEP là một điều tốt đẹp cho toàn cầu

Lý do vì sao hiệp định RCEP là một điều tốt đẹp cho toàn cầu

Sau khi phải hứng chịu đại dịch hoành hành trong hai năm vừa qua, thế giới rất cần những tin tức tốt đẹp. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chắc chắn là một tin tốt. RCEP là một hiệp định thương mại tự do được ký kết giữa ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) và 05 nền kinh tế lớn trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2022.

d35bb2b0675b478a9052ade0853f51bf

Không chỉ người dân ở 15 quốc gia thành viên (chiếm gần 1/3 dân số thế giới) vui mừng khi trải qua thời khắc lịch sử này. Sớm hay muộn, tất cả các quốc gia láng giềng trên toàn cầu sẽ có thể được hưởng lợi từ sự tiến bộ của các hiệp định thương mại đa phương, giống như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong những ngày huy hoàng.

Mặc dù chúng ta đều biết rằng, hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế là một trong những động lực chính của lịch sử nhân loại, đặc biệt là trong thời hiện đại, nhưng trên thực tế, các hoạt động này không phải lúc nào cũng được thúc đẩy và tạo điều kiện để phát triển. Các cuộc đàm phán thương mại trong khuôn khổ WTO đã đi vào bế tắc suốt nhiều năm. Ngày càng có nhiều tranh chấp thương mại và thậm chí các chính sách bảo hộ đã cản trở sự tăng trưởng của thương mại.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới năm 1980 cao gấp 14,61 lần so với năm 1960 do môi trường chính sách thuận lợi; nhưng tốc độ tăng giảm dần trong các năm tiếp theo. Vì vậy, chúng ta cần gấp một giải pháp hữu hiệu để bù đắp cho phần tăng trưởng đã bị mất. Quả là điều tuyệt vời khi RCEP cuối cùng cũng có hiệu lực sau 08 năm đàm phán và cơ chế đa phương vẫn hoạt động tốt. Quá trình toàn cầu hóa vẫn tiếp tục, mặc dù với tốc độ chậm hơn.

Điều hấp dẫn nhất của hiệp định này là có sự tham gia của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang phát triển ổn định và bền vững. Việc Trung Quốc tham gia các hiệp định thương mại đa phương hiển nhiên là có nhiều ý nghĩa. 20 năm trước, Trung Quốc đã gia nhập WTO; ngoài việc đạt giá trị kim ngạch 5,47 nghìn tỷ USD (trong 11 tháng đầu năm 2021, theo số liệu hải quan Trung Quốc), nước này còn mang lại các cơ hội rộng lớn cho nhà đầu tư nước ngoài và ngày càng trở thành một nguồn vốn quan trọng.

Theo số liệu từ Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) từ Trung Quốc lần lượt đạt 149,3 tỷ USD và 132,9 tỷ USD vào năm 2020; cao hơn 1,8 và 45,6 lần so với năm 2003, bất chấp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Giống như khi gia nhập WTO, Trung Quốc nhất trí về 701 nghĩa vụ ràng buộc trong hiệp định RCEP, bao gồm cắt giảm thuế quan, đơn giản hóa thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ và nâng cao năng lực kỹ thuật, quy cách sản phẩm, mở cửa hoạt động thương mại dịch vụ, quản lý danh sách tiêu cực đối với đầu tư nước ngoài và cam kết bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Không giống thời kỳ năm 2000, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đã mạnh hơn nhiều với GDP bình quân đầu người cao hơn 4,4 lần (tính theo sức mua tương đương PPP, số liệu của Ngân hàng Thế giới), dân số tăng từ 1,28 tỷ người vào năm 2001 lên 1,41 tỷ người vào năm ngoái. Dự trữ ngoại hối đã tăng từ 212,2 tỷ USD lên 3,22 nghìn tỷ USD. Thu nhập tăng bền vững và tăng tích lũy tài sản đã tạo ra nhiều nhu cầu và chi tiêu tăng.

Nhìn vào Biểu cam kết thuế quan của Trung Quốc đối với ASEAN và các quốc gia đối tác khác, ta có thể thấy nhiều thông điệp tích cực cho thấy quyết tâm của nước này trong việc mở cửa thị trường nội địa, kể cả các lĩnh vực sản xuất có sự cạnh tranh gay gắt.

Thuế suất của phần lớn mặt hàng trong hơn 9.700 mặt hàng, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp và động vật hoặc cá như hạt giống rau và cá hồi, sẽ giảm xuống 0% bắt đầu từ năm 2022. Đối với các thành phẩm như sản phẩm điện và chất bán dẫn, thuế suất dự kiến giảm từ 10-14% xuống còn 7 - 7,5% hoặc trong nhiều trường hợp là 0% trong năm thứ 05.

Đáng chú ý là sản phẩm thân thiện với môi trường đã được đề cập trong Biểu thuế. Ví dụ, thuế suất cho sản phẩm máy nước nóng dùng gas sẽ vẫn ở mức 17,5% (giảm từ 35%) vào năm thứ 10 và thuế suất đối với máy nước nóng dùng năng lượng mặt trời sẽ là 0% ngay từ năm đầu tiên.

Tóm lại, Hiệp định RCEP, cùng với một số nền tảng kinh tế tương tự khác sẽ giúp thúc đẩy hoạt động thương mại và hợp tác toàn cầu phát triển một cách lý tưởng. Có thể trong 20 năm nữa, khi thuế quan 0% trở thành tiêu chuẩn chung và Trung Quốc kỷ niệm ngày gia nhập của mình trong các hiệp định đa phương, chúng ta sẽ chứng kiến ​​một sự “bình thường mới” trong thương mại - đầu tư và một mô hình tăng trưởng bền vững có chất lượng cao, không chỉ trong khu vực mà còn trên toàn cầu.

Nguồn: CGTN

Từ khóa: RCEP, nhu cầu, chi tiêu, thông điệp tích cực

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007414666
Go to top