Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếBộ trưởng Singapore: Thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới có hiệu lực nhưng vẫn còn ‘việc phải làm’

Bộ trưởng Singapore: Thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới có hiệu lực nhưng vẫn còn ‘việc phải làm’

Từ việc tiết kiệm chi phí đến khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, sẽ mang lại những lợi ích rõ ràng cho các doanh nghiệp Singapore khi thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới có hiệu lực, bộ trưởng thương mại cho biết hôm 4/1.

106996152 1641263858958 gettyimages 1236430496 SINGAPORE PORT

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, hay còn được gọi là RCEP, là một hiệp định thương mại lớn được kí kết bởi 15 quốc gia bao gồm khoảng 1/3 dân số thế giới và chiếm 30% nền kinh tế toàn cầu. Hiệp định bao gồm Trung Quốc, nhưng không bao gồm Hoa Kỳ và có hiệu lực vào ngày 1/1/2022.

RCEP là một thỏa thuận quan trọng, dự kiến sẽ thúc đẩy hợp tác thương mại và hội nhập trong khu vực, Gan Kim Yong, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore phát biểu trong chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC.

“Đối với các doanh nghiệp, tôi nghĩ rằng họ sẽ gặt hái được khá nhiều lợi ích. Đặc biệt là về thuế quan, các doanh nghiệp có thể được hưởng tới 92% khi cắt giảm thuế quan,” Gan nói. “Điều này sẽ tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp và cũng sẽ tạo điều kiện để tiếp cận thị trường”.

Thỏa thuận thương mại được ký kết bởi 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và 5 đối tác thương mại lớn nhất của khối: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Các quốc gia này tạo nên một thị trường rộng lớn với 2,2 tỷ dân và 26,2 nghìn tỷ USD tổng sản lượng toàn cầu.

Bộ trưởng Bộ Thương mại cho biết, hiệp định sẽ giúp minh bạch hơn và tạo điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ như, các dịch vụ chuyên nghiệp, dịch vụ máy tính và dịch vụ kinh doanh cũng như hậu cần và phân phối. Các nhà đầu tư cũng có thể được hưởng lợi từ những điều chắc chắn hơn về các khoản đầu tư của họ, ông nói thêm.

“RCEP cũng đưa ra tín hiệu quan trọng đối với phần còn lại của thế giới rằng các nước thành viên xem hội nhập và hợp tác là một cách quan trọng để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực, vì vậy, họ tin tưởng vào một hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc, ” Gan nói.

RCEP có ý nghĩa như thế nào đối với Singapore

Singapore đưa ra kế hoạch khuyến khích các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, hội đồng kinh doanh và nhiều cơ quan khác trong ngành chia sẻ cách thức để các doanh nghiệp tận dụng RCEP, theo Gan.

“Đó là một cuộc hành trình và trong cuộc hành trình này, phần đầu tiên sẽ cần rất nhiều chia sẻ và hướng dẫn,” ông nói. “Còn rất nhiều việc phải làm - không đơn giản chỉ là ký kết thỏa thuận và thỏa thuận có hiệu lực.”

Trước đây, các nhà phân tích cho biết lợi ích kinh tế của RCEP là khiêm tốn và sẽ mất nhiều năm để hiện thực hóa. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã được nhiều người xem là một chiến thắng địa chính trị đối với Trung Quốc vào thời điểm ảnh hưởng kinh tế của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang suy yếu.

Về phần mình, ông Gan cho biết với CNBC rằng tất cả các thành viên RCEP “ có vai trò bình đẳng và đóng một vai trò rất quan trọng” trong thỏa thuận.

Là một trong những nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại nhất trên thế giới, Singapore có một số hiệp định thương mại đa phương và song phương ngoài RCEP, chẳng hạn như hiệp định thương mại tự do ASEAN.

Singapore cũng là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một hiệp định thương mại lớn gồm 11 quốc gia được hình thành vào năm 2018 sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương một năm trước đó.

Theo ông Gan, việc tham gia nhiều nền tảng thương mại có trọng tâm hơi khác nhau và các điều khoản khác nhau có thể tiềm ẩn những thách thức đối với các doanh nghiệp.

“Các doanh nghiệp phải biết được việc áp dụng thỏa thuận nào đối với mình là tốt nhất và tôi nghĩ [các cơ quan chính phủ] sẽ giúp giải thích cho các doanh nghiệp hiểu những thỏa thuận này có ý nghĩa như thế nào đối với họ, giúp họ tận dụng các ưu điểm của các thỏa thuận này,” ông nói .

Ý nghĩa của hiệp định đối với châu Á

Bộ trưởng cho biết, RCEP mở đường cho các nước thành viên thảo luận về cách làm thế nào để chuỗi cung ứng châu Á - Thái Bình Dương linh hoạt hơn, đồng thời cho biết thêm rằng thỏa thuận này đơn giản hóa các quy trình hải quan và thông quan hàng hóa bên cạnh các điều khoản khác.

Ông nói: “Ở một mức độ đáng kể, RCEP tạo điều kiện thuận lợi cho hậu cần và phân phối cũng như khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Để đảm bảo chuỗi cung ứng duy trì khả năng hồi phục, hiệp định sẽ [phải] vượt ra ngoài những nội dung trong RCEP. Và yêu cầu những người chơi chính phải họp lại với nhau để tìm kiếm giải pháp”.

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn vào năm 2020 do đại dịch coronavirus và khiến các ngành công nghiệp trên khắp thế giới phải đóng cửa. Năm 2021, khi việc đóng cửa dần dần được dỡ bỏ ở nhiều nơi trên thế giới, nhu cầu đã gia tăng đột biến.

Điều này đã dẫn đến sự hỗn loạn cho các nhà sản xuất và phân phối hàng hóa vì không thể sản xuất hoặc cung cấp nhiều như trước đại dịch. Với một số lý do, chẳng hạn như thiếu lao động và khan hiếm các thành phần chính và nguyên liệu thô, đã góp phần vào sự khủng hoảng này.

Với biến thể mới của Covid - omicron, có tốc đọ lan truyền nhanh chóng trên toàn cầu, ngày càng có nhiều nguy cơ làm gián đoạn chuỗi cung ứng nếu các quốc gia buộc phải đóng cửa một lần nữa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị nhiễm omicron nhập viện có thể ít gây chết người hơn so với biến thể delta.

Nguồn: CNBC

Từ khóa: omicron, RCEP, Singapore, việc phải làm, chuỗi cung ứng

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393611
Go to top