Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếHành động mập mờ của Trung Quốc đằng sau các hiệp định thương mại khu vực

Hành động mập mờ của Trung Quốc đằng sau các hiệp định thương mại khu vực

2020 05 18T000000Z 2130291447 RC2OQG9E9AVO RTRMADP 3 CHINA ECONOMY TRADE 400x267

Khi nền kinh tế thị trường Trung Quốc phát triển, việc quốc gia này tham gia ngày càng nhiều vào các hiệp định thương mại song phương và siêu hiệp định sẽ hút các quốc gia khác tiến gần hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc, giúp Trung Quốc củng cố vị thế của mình trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, cũng như ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Những sáng kiến ​​này cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch sức mạnh của kinh tế toàn cầu từ Mỹ và châu Âu sang Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc không chỉ trở thành quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới mà 2/3 các quốc gia trên thế giới đang có giao thương với Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ.

Bắc Kinh đang tận dụng khoảng thời gian mà Mỹ xa rời khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Kể từ khi rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017, Washington đã thiếu một chiến lược kinh tế - thương mại nhất quán cho khu vực này. Điều này mở ra cơ hội cho Trung Quốc – quốc gia được hưởng lợi từ việc Mỹ rút lui và chính quyền Tổng thống Trump xa lánh các đồng minh thân cận. Bất chấp cam kết của Tổng thống Mỹ Joe Biden về hợp tác quốc tế và củng cố các liên minh của Mỹ, chính quyền của ông Biden dường như không có kế hoạch để đảo ngược các thiệt hại do người tiền nhiệm gây ra hoặc kế hoạch để quay trở lại châu Á.

Trung Quốc đã chào đón các cơ hội mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư với các nước trong khu vực. Năm ngoái, Trung Quốc và 14 quốc gia khác đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại chiếm gần 1/3 dân số thế giới và nền kinh tế toàn cầu.

Hiệp định RCEP sẽ cắt giảm thuế quan, hài hòa hóa và đơn giản hóa các thủ tục hải quan, đồng thời củng cố chuỗi cung ứng khu vực châu Á. Ý nghĩa cơ bản của hiệp định nằm ở việc đa phương hóa các hiệp định song phương bằng một bộ quy tắc chung, trong đó các quy tắc xuất xứ được thống nhất, biến hiệp định này thành một bước quan trọng hướng tới hội nhập kinh tế khu vực ngày càng sâu rộng.

Hiệp định dự kiến ​​sẽ mang lại 209 tỷ USD trong doanh thu toàn cầu, với phần lớn đến từ ba nước thành viên lớn nhất: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiệp định này cũng đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng tham gia một hiệp định thương mại tự do. Trước đây, đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế giữa 3 nước này nhưng bị cản trở bởi những căng thẳng chính trị kéo dài.

Hiệp định RCEP cũng mang tính địa chính trị vì nó cho thấy Trung Quốc đang tập trung vào việc hoạch định các quy tắc thương mại toàn cầu. RCEP đóng vai trò là một nền tảng quan trọng cho việc hoạch định quy tắc trong tương lai. Dự kiến Trung Quốc ​​sẽ ngày càng gia tăng sức ảnh hưởng trong việc thiết lập các quy chuẩn và quy định khu vực.

Trung Quốc cũng nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vốn được dẫn dắt bởi đối thủ. Hiệp định này ban đầu được xác định là viên đá nền trong chiến lược kinh tế của Mỹ nhằm kiềm chế sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhưng khi Washington rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017, các thành viên còn lại vẫn tiếp tục và hình thành nên CPTPP.

Thay thế Mỹ trong hiệp định CPTPP sẽ là một chiến thắng mang tính biểu tượng và là chiến lược quan trọng của Trung Quốc. Trung Quốc khó có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cao của hiệp định - đặc biệt là về lao động, doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thương mại điện tử và mua sắm chính phủ - nhưng 11 quốc gia thành viên hiện tại phải đối mặt với nhiều áp lực trong việc ủng hộ Trung Quốc gia nhập. Các bên tham gia có thể phải từ bỏ hoặc giảm bớt một số yêu cầu của mình bằng cách cho phép Trung Quốc có thời gian chuyển đổi dài hoặc miễn trừ một số điều khoản cụ thể của CPTPP. Thành viên sáng lập Việt Nam được cho phép miễn trừ một số điều khoản liên quan đến DNNN.

Đối với một số thành viên CPTPP, triển vọng thúc đẩy xuất khẩu bằng cách mở rộng tiếp cận thị trường Trung Quốc khổng lồ có thể là lý do để ủng hộ cho việc gia nhập của Trung Quốc. Singapore và Malaysia có thái độ ủng hộ Trung Quốc trở thành thành viên hiệp định.

Những nước khác, chẳng hạn như Nhật Bản và Úc thì cảnh giác hơn nhiều. Ngày càng nhiều các quốc gia trở thành nạn nhân bị Trung Quốc cạnh tranh thương mại gay gắt, làm dấy lên mối lo ngại về việc đặt quan hệ thương mại với nước này. Để trả đũa việc Canada tham gia vào vụ dẫn độ Huawei, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu lượng nông sản trị giá 4 tỷ USD từ Canada. Tương tự, Trung Quốc đã cấm một danh sách dài các mặt hàng nhập khẩu từ Úc để trả đũa cho việc Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã đe dọa và áp đặt các hạn chế thương mại để trừng phạt hàng chục quốc gia vì đã chỉ trích nước này. Các quốc gia đó bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Na Uy, Thụy Điển, Philippines, Đài Loan, Mông Cổ và Vương quốc Anh. Trung Quốc đã “vũ khí hóa” thương mại như một công cụ để chèn ép kinh tế các quốc gia yếu thế hơn - vi phạm nguyên tắc cốt lõi của Tổ chức Thương mại Thế giới rằng thương mại phải dựa trên pháp luật chứ không phải quyền lực, sức mạnh.

Mở rộng thành viên CPTPP là việc quan trọng nhằm mở rộng phạm vi của hiệp định, các bên tham gia phải cẩn trọng khi xem xét đơn xin gia nhập của Trung Quốc. Các bên tham gia CPTPP cần phải chắc chắn rằng, các thành viên mới sẽ tôn trọng và tuân thủ các quy tắc của hiệp định, đặc biệt là khi Trung Quốc đã có các hành động đơn phương gây hấn thương mại và tùy tiện lợi dụng sức mạnh của thị trường Trung Quốc khi giao thương với các quốc gia khác.

Nhiều quốc gia đang nhận thấy mối quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn với Trung Quốc là con dao hai lưỡi. Mặc dù các mối quan hệ này có thể mang lại lợi ích thương mại trong ngắn hạn, nhưng nó cũng có thể dẫn đến vài vấn đề nguy hiểm hơn.

Nguồn: Diễn đàn Đông Á

Từ khóa: hạn chế thương mại, đe dọa, công cụ, lợi ích, ngắn hạn

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394069
Go to top