Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếXuất khẩu tăng trưởng mạnh tạo hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh tạo hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế

Trong năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19, thế nhưng, xuất nhập khẩu vẫn là “điểm sáng” của nền kinh tế, với nhiều kết quả tích cực. PV đã có cuộc trao đổi với ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương xung quanh thành tựu này.

xuat khau tang truong manh tao hieu ung lan toa cho nen kinh te 104201525

Sự tăng trưởng của xuất khẩu đã tạo hiệu ứng lan tỏa cho nền kinh tế

+ Thưa ông, năm 2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Dù vậy, xuất nhập khẩu vẫn là một trong những ngành hiếm hoi tăng trưởng mạnh. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?

- Đúng vậy, có thể nói, xuất nhập khẩu trong năm 2021 là một trong những ngành đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến cuối tháng 10, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 267,9 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tính đến tháng 10, ước đạt 269,4 tỷ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước, đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước, đặc biệt là các loại vật tư, nguyên liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất, xuất khẩu hàng hóa.

Cán cân thương mại hàng tháng đã chuyển dần sang nhập siêu từ thời điểm đầu Quý II. Tính đến hết tháng 10, cán cân thương mại cả nước nhập siêu ước khoảng 1,45 tỷ USD, bằng 0,5% kim ngạch xuất khẩu.

Tuy vậy, mức nhập siêu đã giảm dần trong thời điểm giữa và cuối quý III. Tháng 8 nhập siêu chỉ còn 100 triệu USD; tháng 9 có xuất siêu 360 triệu USD và tháng 10 ước xuất siêu 1,1  tỷ USD.

+ Theo ông, điều gì thúc đẩy cho kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2021. Với mức tăng trưởng kỷ lục trong năm 2021, ngành xuất nhập khẩu đã có những đóng góp gì cho nền kinh tế?

- Thứ nhất, việc các quốc gia trên thế giới đang triển khai mạnh mẽ tiêm vaccine, tung các gói kích cầu tiêu dùng và dần mở cửa trở lại đã làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam như dệt may, da giày, đồ gỗ, điện tử. Các thị trường xuất khẩu chính chứng kiến sự phục hồi rõ rệt ở các ngành hàng chủ lực.

Thứ hai, các FTA được thực thi một cách toàn diện và hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu. Với việc tận dụng ưu đãi mở cửa thị trường từ các hiệp định thương mại tự do mới ký kết như EVFTA, UKVFTA, CPTPP, xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2021 sang EU đạt 28,9 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ.

Thứ ba, giá xuất khẩu có xu hướng tăng mạnh ở các mặt hàng nguyên, nhiên liệu ví dụ như cao su, hạt tiêu, các loại xăng dầu, sắt thép các loại,... đã giúp xuất khẩu duy trì kim ngạch tăng trưởng tốt.

Theo tôi, với kết quả tăng trưởng tích cực, xuất khẩu đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế đang đối mặt với nhiều khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Sản xuất, xuất khẩu được duy trì đã tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Thâm hụt thương mại đang được điều chỉnh

+ Sau nhiều năm Việt Nam có thặng dư thương mại, tuy nhiên, năm 2021 kim ngạch xuất khẩu đã đảo chiều, khiến Việt Nam rơi vào tình thế thâm hụt thương mại. Theo ông, việc thương mại bị thâm hụt đã ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế?

- Theo ghi nhận của chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thâm hụt thương mại trong năm 2021 đến cả từ phía xuất khẩu và nhập khẩu.

Về nhập khẩu, do kinh tế thế giới phục hồi, các doanh nghiệp của ta đã tăng lượng nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu sang các thị trường này. Cũng do sự phục hồi nhanh và mạnh ở nhiều nước đã làm giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng, kéo theo nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất của Việt Nam tăng cao.

Còn xuất khẩu phải chịu ảnh hưởng nhất định do dịch bệnh khi dịch COVID-19 tác động mạnh đến xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Bắc Giang, Bắc Ninh tháng 6; còn trong các tháng 7, 8, 9 dịch COVID-19 tác động mạnh đến xuất khẩu của các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Thâm hụt thương mại ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP của cả nước; đồng thời cũng có ảnh hưởng tới dự trữ ngoại hối và điều hành chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, mức thâm hụt hiện tại sau 10 tháng chưa cao và dần được cải thiện sau khi có xuất siêu trong những tháng cuối năm.

+ Để cân bằng cán cân thương mại, Cục Xuất nhập khẩu và Bộ Công Thương đã có những giải pháp gì, thưa ông?

- Trong giai đoạn cuối năm, chúng tôi đã thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm cân bằng lại thương mại. Ví dụ, Bộ Công Thương đã đề xuất nhiều giải pháp, biện pháp để duy trì được nhịp độ sản xuất và xuất khẩu tại những trung tâm xuất khẩu rất lớn như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương dồn toàn lực bảo đảm lưu thông hàng hóa trong bối cảnh giãn cách xã hội, bao gồm hàng hóa là đầu vào cho sản xuất cũng như các hàng xuất khẩu lưu thông ra các cảng biển để xuất khẩu. Ở lĩnh vực này thì Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải đã rất quyết liệt nên nhiều ách tắc phát sinh đã được xử lý kịp thời trong một thời gian tương đối ngắn, giữ cho dòng chảy hàng hóa xuất khẩu không bị gián đoạn.

Ngoài ra, chúng tôi rút cũng kinh nghiệm từ những quốc gia khác khi dịch bệnh lan đến các cảng biển khiến hoạt động xuất khẩu bị tê liệt và sau đó giảm mạnh. Việt Nam đã lưu ý vấn đề này từ rất sớm. Chính vì vậy mà trong các thời điểm khó khăn nhất do dịch bệnh gây ra, các cảng biển về cơ bản vẫn hoạt động an toàn.

Các cửa ngõ xuất khẩu ở biên giới phía Bắc tốc độ thông quan chậm hơn thông thường nhưng về cơ bản vẫn xuất khẩu được và giúp tiêu thụ được khối lượng rất lớn nông sản hàng hóa.

Năm 2022, một năm đầy hứa hẹn của xuất nhập khẩu

+ Bước sang năm mới, ông có dự báo gì về tình hình xuất nhập khẩu trong năm 2022?

- Tôi cho rằng, trong năm 2022, dự báo bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam tuy nhiên vẫn có nhiều rủi ro tiềm tàng.

Về cơ hội, thị trường xuất khẩu dự báo tiếp tục phục hồi khi các nước đã và đang triển khai mạnh mẽ tiêm vaccine cùng với việc nới lỏng các biện pháp giãn cách.

Xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các FTA thế hệ mới sẽ tiếp tục được tăng cường khi các doanh nghiệp đã dần thích nghi với các cam kết của Hiệp định cùng thuế nhập khẩu ưu đãi của các đối tác sẽ tiếp tục được xóa bỏ hoặc cắt giảm.

Tuy nhiên, một số rủi ro tiềm tàng cho xuất nhập khẩu như thương mại toàn cầu phụ thuộc vào diễn biến dịch COVID-19; xu hướng bảo hộ đang xuất hiện trở lại; giá hàng hóa tăng mạnh có thể làm gia tăng chi phí đầu vào phục vụ sản xuất; giá cước vận tải tăng cao và xảy ra tình trạng thiếu hụt container vận chuyển.

Trong thời gian tới, thách thức đối với xuất nhập khẩu là kết quả xuất nhập khẩu phụ thuộc vào tốc độ phục hồi các hoạt động sản xuất của các địa phương sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành, địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nỗ lực, cố gắng để xuất nhập khẩu tiếp tục có kết quả tích cực trong năm 2022.

+ Xin chân thành cảm ơn ông!

Nguồn: Công Luận

Từ khóa: đối tác, FTA thế hệ mới, tăng cường, thích nghi, cam kết, chi phí đầu vào

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393664
Go to top