Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếMô hình toàn cầu hóa mới với những trục trặc

Mô hình toàn cầu hóa mới với những trục trặc

globalization 1

Một kỷ nguyên mới của toàn cầu hóa đang mở ra nhưng đi kèm với nó là những thách thức nghiêm trọng

Đối với những người tin rằng kỷ nguyên toàn cầu hóa đã qua, hãy suy nghĩ lại. Ít ra khi xét về mặt kinh tế, chúng ta đang chứng kiến ​​hiện tượng đại loại như ‘tái toàn cầu hóa’ (re-globalisation), với sự gia tăng của lưu thông hàng hóa và dòng vốn xuyên biên giới.

Chắc chắn rằng đại dịch COVID-19 đã dẫn đến một số thất bại. Trên thực tế, hoạt động thương mại xuyên biên giới trong tháng 3 và tháng 4 năm 2020 đã suy giảm nhiều hơn so với thời kỳ Đại suy thoái năm 1929. Tuy nhiên. hoạt động này đã phục hồi nhanh hơn dự kiến.

Điều này đặc biệt đúng với hoạt động thương mại và dịch chuyển dòng vốn giữa các nền kinh tế phát triển. Và dòng vốn đầu tư chảy vào Trung Quốc cũng đang phục hồi mạnh mẽ.

Sự tổn thương ngành du lịch

Trong hoạt động di chuyển thể nhân nói chung, dù là vì mục đích công việc hay du lịch, thì sự phục hồi đều chậm. Theo Chỉ số kết nối toàn cầu năm 2020 của DHL, hoạt động du lịch đã bị sụt giảm chưa từng thấy do những hạn chế của đại dịch. Việc mở lại biên giới sẽ tốn nhiều thời gian.

Do đó, quá trình ‘tái toàn cầu hóa’ mà chúng ta đang thấy rất mong manh với những vết nứt không dễ chữa lành. Thời gian là rất cần thiết cho quá trình này.

Từ chiến lược sản xuất tức thời tới chiến lược phòng bị

Hơn nữa, đại dịch cũng làm thay đổi sâu sắc hoạt động của một số chuỗi cung ứng. Trong thời đại toàn cầu hóa 101, mô hình chiếm ưu thế là “sản xuất tức thời”.

Nhưng trong giai đoạn mới sau đại dịch, mô hình đang có ưu thế hơn lại là mô hình “phòng bị”. Do đó, đây sẽ là một kiểu toàn cầu hóa khác. Và bất cứ ai không tham gia vào quá trình này sẽ bị đẩy ra ngoài lề của toàn cầu hóa.

Chúng ta đang chứng kiến ​​một quá trình toàn cầu hóa đột ngột và không liên tục, cũng giống như hiện tượng “nấc cụt”. Vì vậy, có thể nói, quá trình ‘tái toàn cầu hóa’ đang diễn ra hiện nay đi kèm với những ‘cơn nấc’, hay những trục trặc.

Những trục trặc đầy khó chịu

Đầu tiên, sự khan hiếm container tiếp tục diễn ra ngay khi chi phí của chúng ngày càng tăng. Vấn đề này là do sự phục hồi của nền thương mại toàn cầu, trong đó nổi bật bởi sự cố kênh đào Suez.

Vài ngày trong tháng Ba vừa qua, kênh đào đã bị chặn ngang bởi một con tàu, làm ngưng trệ hàng tỷ đô la thương mại hàng hải.

Hơn nữa, một số nguyên liệu thô đang bị thiếu dẫn đến giá các nguyên liệu này, nếu có, cũng trở nên đắt đỏ. Các nguyên liệu bị thiếu hụt bao gồm gỗ nguyên liệu và một số sản phẩm làm từ dầu mỏ như chất dẻo, nhựa PVC và chất tạo màu.

Đồng thời, đã có sự tăng giá thành của dầu và các nguyên liệu thô khác như đồng. Những nút thắt làm chậm quá trình tái toàn cầu hóa đang được lộ ra.

Những thiếu hụt mới liên quan đến đại dịch

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, các quốc gia phải đối mặt tình trạng thiếu hụt các thiết bị y tế như khẩu trang, găng tay, mặt nạ phòng độc, v.v.

Sự thiếu hụt này được xử lý tương đối nhanh chóng, mặc dù vẫn còn mức độ phụ thuộc cao vào các nguồn cung ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ,

Nhưng hiện nay, những thiếu hụt khác đã phát sinh, chẳng hạn liên quan đến các phân tử chất béo được sử dụng trong vắc-xin COVID-19 nằm trên sợi RNA thông tin. Các loại ống nhựa và túi nhựa cũng đang trong tình trạng thiếu hụt.

Theo Liên đoàn các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm quốc tế thì Đạo luật Sản xuất Quốc phòng của Hoa Kỳ, được thiết kế nhằm bảo vệ nguồn cung cấp cho Hoa Kỳ, đã làm trầm trọng thêm tình hình thiếu hụt.

Lĩnh vực kỹ thuật số

Tình trạng thiếu hụt cũng đang ảnh hưởng đến lĩnh vực kỹ thuật số. Việc thiếu chất bán dẫn đã làm chậm dây chuyền lắp ráp của nhiều nhà sản xuất xe hơi khác nhau trên toàn thế giới. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là bởi vì ngày nay, xe hơi đã trở thành “chiếc máy tính có bánh xe”.

Đại dịch càng làm rõ hơn sự phụ thuộc quá mức của các nước, trong đó có cả Trung Quốc, vào các nhà sản xuất chip Đài Loan. Công ty TSMC (Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan) đặc biệt thống trị lĩnh vực này.

Đây là một sự phụ thuộc nhạy cảm về mặt địa chính trị. Những nỗ lực đa dạng hóa sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư lớn.

Sự khó khăn của đa dạng hóa

Một nhà máy sản xuất chip tiên tiến có giá khoảng 20 tỷ USD. Mô hình toàn cầu hóa mới sẽ liên quan đến việc rút ngắn chuỗi cung ứng của các mặt hàng chiến lược, bao gồm cả chất bán dẫn.

Nhưng quá trình này sẽ mất nhiều năm để thành hiện thực. Trung Quốc, quốc gia có kim ngạch nhập khẩu vi mạch nhiều hơn dầu mỏ, đã đặt việc thành lập các nhà máy sản xuất chip thành ưu tiên hàng đầu.

Thách thức lớn nhất là đối với châu Âu. Từng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chip tiên tiến, nay Châu Âu đã để tuột mất vị trí dẫn đầu.

Nhu cầu về nhân tài

Một điểm nghẽn quan trọng khác liên quan đến sự thiếu hụt nghiêm trọng về nhân tài, về kỹ năng của con người. Theo Deloitte, 40% doanh nghiệp ở châu Âu gặp khó khăn trong việc lấp đầy các vị trí tuyển dụng do thiếu người có kinh nghiệm hoặc có kỹ năng cần thiết.

Trong khi đó, 30% sinh viên tốt nghiệp đang làm các công việc và vị trí không phù hợp với kỹ năng họ được đào tạo tại trường đại học.

Ở cấp độ toàn cầu, có sự chênh lệch lớn giữa nhu cầu và nguồn cung nhân tài. Do đó, quá trình tái toàn cầu hóa đòi hỏi cấp thiết phải có sự đầu tư theo hình thức công-tư của quốc gia vào việc nuôi dưỡng nguồn nhân tài để đáp ứng nhu cầu cấp thiết này.

Kết luận

Chúng ta đang hướng tới một hình thức tái toàn cầu hóa theo chủ nghĩa bảo hộ hơn, dân tộc hơn và khu vực hóa hơn.

Mặc dù các đặc điểm của mô hình toàn cầu hóa mới vẫn chưa rõ ràng, nhưng điều chắc chắn là nó sẽ không đơn giản trở lại như hiện trạng ban đầu. Thay vào đó, nó sẽ liên quan đến những chuyển đổi đòi hỏi những cách suy nghĩ mới và những chính sách mới để làm dịu bớt những trục trặc.

Nguồn: The Globalist

Từ khoá: lĩnh vực chip, đa dạng hoá, kỹ thuật số, toàn cầu hoá, chủ nghĩa bảo hộ, chính sách mới

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393052
Go to top