Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếNhật Bản xây dựng chiến lược thu hút các nhà sản xuất chip bán dẫn

Nhật Bản xây dựng chiến lược thu hút các nhà sản xuất chip bán dẫn

chat ban dan

Cuộc chạy đua về đầu tư sản xuất thiết bị bán dẫn với Mỹ và EU được xem là một thách thức của Nhật Bản.

Theo dự thảo chiến lược tăng trưởng được công bố vào hôm thứ Tư, Nhật Bản sẽ tháo dỡ toàn bộ rào cản chính sách đối với các công ty bán dẫn nước ngoài, đồng thời cung cấp các gói ưu đãi tài chính hào phóng, để tham gia vào cuộc đua toàn cầu nhằm đảm bảo nguồn cung của các linh kiện quan trọng.

Văn kiện trình bày trước cuộc họp chiến lược của Văn phòng Nội các cho biết: “Nhật Bản sẽ nhanh chóng phối hợp với các quốc gia khác trong nỗ lực thu hút các doanh nghiệp sản xuất chip tiên tiến để Nhật Bản có thể xây dựng một chuỗi cung ứng tốt nhất trong nước”. Theo dự kiến, Văn kiện sẽ được Nội các phê duyệt vào cuối tháng.

Nhật Bản nhập khẩu hơn 60% thiết bị bán dẫn, phần lớn từ Đài Loan và Trung Quốc. Do đó, những mối lo ngại về căng thẳng Trung-Mỹ có thể bóp chết chuỗi cung ứng toàn cầu và làm gián đoạn các chuyến hàng phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp của chính họ.

Chiến lược được đưa ra giữa lúc Mỹ và châu Âu cũng đang tích cực củng cố chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn của riêng họ, vốn được coi là định hướng quan trọng giúp đảm bảo an ninh kinh tế. Nhật Bản kỳ vọng sẽ tăng cường các ưu đãi tài chính để thúc đẩy chuỗi cung ứng của mình, nhưng để thực hiện các ưu đãi tài chính phù hợp như nguồn lực tài chính của Mỹ hoặc Liên minh châu Âu sẽ là một thách thức đối với Nhật Bản.

Một quan chức tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết: “Thiết bị bán dẫn hiện nay cũng quan trọng như lương thực hoặc năng lượng”.

“Chúng tôi sẽ hướng tới hợp tác với các công ty nước ngoài thay vì nỗ lực riêng lẻ của các công ty Nhật Bản”, một quan chức Văn phòng Nội các cho biết.

Một số quan chức trong chính phủ và Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đang kêu gọi thành lập một siêu quỹ mới trị giá hàng chục tỷ đô la để hỗ trợ ngành này. Các cuộc thảo luận chi tiết hơn dự kiến sẽ sớm được tiến hành.

Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới của Mỹ, đã được Thượng viện Mỹ thông qua, sẽ phân bổ 39 tỷ USD trong 5 năm để hỗ trợ các nhà sản xuất chip xây dựng các nhà máy và cơ sở nghiên cứu ở Mỹ.

EU có kế hoạch đầu tư 145 tỷ euro (177 tỷ USD) vào công nghệ kỹ thuật số, bao gồm chất bán dẫn, trong vòng 2-3 năm tới. Nhật Bản hiện có một quỹ thúc đẩy sự tiến bộ của ngành công nghiệp, nhưng nguồn quỹ còn tương đối ít với khoảng 200 tỷ yên (1,82 tỷ USD).

Theo báo cáo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn có trụ sở tại Mỹ, Đài Loan chiếm hơn 90% công suất sản xuất chip dưới 10nm của toàn cầu.

Trong khi đó, Renesas Electronics, nhà sản xuất chip nội địa của Nhật Bản, chỉ có thể sản xuất được chip 40 nm, ngay khi công nghệ dùng chip 28 nm đã phát triển mạnh. Nhật Bản được dự đoán sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung từ nước ngoài mà không có sự thay đổi lớn.

Tuy nhiên, việc thu hút các nhà sản xuất chip tiên tiến cũng đòi hỏi Nhật Bản phải thúc đẩy nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm chip tiên tiến. Nhu cầu từ những gã công nghệ khổng lồ như Apple và Microsoft đã giúp thúc đẩy cho nỗ lực đưa chuỗi cung ứng chất bán dẫn đến Mỹ.

Một quan chức Nhật Bản cho biết: “Nhật Bản không có Thung lũng Silicon, vì vậy rất khó để thu hút các doanh nghiệp sản xuất chip cao cấp. Chúng tôi có thể chỉ có thể đảm bảo nguồn cung cấp trung cấp.”

Để giải quyết vấn đề này, chính phủ cũng có kế hoạch thúc đẩy các ngành sử dụng chip tiên tiến, như mạng 5G, phương tiện tự động, công nghệ thành phố thông minh và robot y tế.

Kazuhiro Sugiyama của công ty nghiên cứu Omdia có trụ sở tại Anh cho biết: “Cho đến nay, Nhật Bản chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ các công ty và tổ chức nghiên cứu của Nhật Bản, nhưng họ cần một chiến lược để thu hút các đối tác ở nước ngoài”.

METI sẽ đi đầu trong việc theo đuổi những doanh nghiệp ở nước ngoài để xây dựng các quan hệ đối tác tiềm năng. Nhật Bản cũng có kế hoạch phối hợp với các quốc gia và khu vực mà họ có những giá trị chung, chẳng hạn như Mỹ, để chuyển một phần chuỗi cung ứng của họ sang Nhật Bản như một biện pháp an ninh quốc gia.

Nguồn: Asia Nikkei

Từ khoá: công nghệ, chuỗi cung ứng, chất bán dẫn, chip tiên tiến, quan hệ đối tác, tiềm năng

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393077
Go to top