Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếCàng bài xích Trung Quốc, Hoa Kỳ càng tách rời với thế giới

Càng bài xích Trung Quốc, Hoa Kỳ càng tách rời với thế giới

3272cd38 db90 4fb2 b827 bbfbd3dd4baf

Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới, đang cố gắng tách rời mối quan hệ với Trung Quốc - nền kinh tế số 2 toàn cầu. Điều đáng nói là, Mỹ không phải là nhà kinh doanh hay nhà sản xuất lớn nhất thế giới hiện nay.

Nhìn chung năm 2020, ngoại thương hàng hóa của Hoa Kỳ đã giảm 8,8% so với năm trước, đạt khoảng 3,84 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, khối lượng ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên 4,65 nghìn tỷ USD, khiến nước này được mệnh danh là nền thương mại số 1 thế giới.

Theo dữ liệu do Bộ phận Thống kê Liên hợp quốc công bố, Trung Quốc chiếm 28% sản lượng sản xuất toàn cầu trong năm 2018, hơn Mỹ 10 %. Từ năm 2010, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới.

Tất nhiên, với tư cách là siêu cường quốc của thế giới, Mỹ không chỉ là cường quốc kinh tế lớn nhất mà còn có những thế mạnh khác về tài chính, công nghệ và quân sự, đặc biệt là vị trí hàng đầu về dịch vụ, thương mại và chuỗi sản xuất toàn cầu.

Nếu Mỹ tách rời khỏi Trung Quốc, đây sẽ là một kịch bản chưa từng có trong lịch sử, nhất là với bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay.

Tuy nhiên, viễn cảnh này gần như không tưởng, đặc biệt là khi xét dưới góc độ dây chuyền sản xuất. Câu hỏi đặt ra là, Mỹ - gần như nắm giữ chuỗi cao cấp, có thể tách rời khỏi chuỗi cấp trung bình và cấp thấp mà đa số do Trung Quốc nắm giữ không? Nếu câu trả lời là có, thì sự tách biệt này không còn đơn giản là giữa Mỹ và Trung Quốc nữa, mà sẽ là sự tách biệt giữa Mỹ và cả phần còn lại của thế giới.

Trung Quốc đóng một vai trò không thể thay thế trong chuỗi công nghiệp toàn cầu nhờ khối lượng sản xuất khổng lồ. Mặc dù Trung Quốc không đứng đầu trong chuỗi cao cấp, song, không thể phủ nhận vị trí của nước này trong chuỗi trung cấp và cấp thấp. Trên thực tế, chính chuỗi cấp trung bình và cấp thấp lại đóng vai trò hỗ trợ nhiều hơn cho sự phát triển và tiêu dùng toàn cầu.

Điểm quan trọng nhất là lợi thế của Trung Quốc sẽ không bị suy yếu ngay cả khi Mỹ tách rời khỏi nước này. Thay vào đó, rất có thể đây sẽ là cơ hội cho Trung Quốc tiếp tục củng cố vị thế của mình.

Ví dụ, ở Ấn Độ, 98% thiết bị đo oxy hiện có được sản xuất tại Trung Quốc. Đây lại là một trong những dụng cụ y tế được sử dụng rộng rãi nhất để đối phó với Covid-19.

Không quá phức tạp để sản xuất ra thiết bị đo lượng oxy trong máu của bệnh nhân, tuy nhiên, các nhà sản xuất bên ngoài Trung Quốc hoặc thiếu năng lực sản xuất đầy đủ các bộ phận thành phần hoặc không thể duy trì sản xuất vì giá cả cao hơn nhiều so với thiết bị sản xuất ra tại Trung Quốc.

Chính sách cô lập Trung Quốc của Mỹ sẽ khiến sự phát triển công nghệ tiên tiến của Trung Quốc bị hạn chế. Tuy nhiên, việc tìm nguồn cung từ chuỗi sản xuất cấp thấp đến trung cấp cũng sẽ đặt ra những thách thức đối với Mỹ. Ví dụ, Apple chuyển dây chuyền sản xuất AirPods cao cấp sang Việt Nam, song vẫn phải nhập rất nhiều thiết bị và phụ kiện từ Trung Quốc để sản xuất.

Apple không có khả năng cản trở việc nghiên cứu và phát triển, sản xuất tai nghe hoặc trở thành nhà sản xuất thiết bị gốc cho các công ty nước ngoài khác tại Trung Quốc. Do đó, sản phẩm tai nghe do Trung Quốc sản xuất sẽ là một thách thức của Apple cả về chất lượng, số lượng cũng như giá cả.

Chính quyền Biden đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao trên quy mô lớn. Động thái này có thể giúp củng cố vị thế thống trị của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, các thiết bị và cơ sở vật chất cơ bản mà các nhà nghiên cứu sử dụng, bao gồm cả nhu yếu phẩm hàng ngày của họ, v.v., lại bao gồm nhiều sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc.

Ngành sản xuất toàn cầu, đặc biệt là ở Đông Á, có mối quan hệ rất chặt chẽ với ngành sản xuất ở Trung Quốc. Cũng chính mối quan hệ này đã giúp Đông Á đã trở thành một cơ sở sản xuất toàn cầu khác. Khi mở hộp một chiếc iPhone, có thể thấy ngoài việc được phát triển và thiết kế tại Mỹ thì các linh kiện của nó được cung cấp bởi hơn 100 công ty trên thế giới và được lắp ráp tại Trung Quốc.

Cuối cùng, cần xem xét 2 điều quan trọng sau: Thứ nhất, trong vòng 5 năm tới, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nước tiêu thụ lớn nhất thế giới. Thứ hai, thị trường cổ phiếu A của Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ hai thế giới với giá trị cao nhất, chỉ đứng sau Mỹ và có tiềm năng tiếp tục tăng trưởng rất lớn.

Việc Mỹ tách khỏi Trung Quốc sẽ khiến thế giới bị chia cắt. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến một tình huống mà Mỹ thậm chí không lường trước được. Một số ngành công nghiệp và các quốc gia phụ thuộc vào các ngành này ở Trung Quốc có thể tách khỏi Mỹ trong tương lai. Điều này là không thể tránh khỏi mặc cho Mỹ giương cao ngọn cờ ý thức hệ.

Nguồn: Global Times - DN

Từ khoá: nghiên cứu, thách thức, công nghệ, linh kiện, tiềm năng, tăng trưởng

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393079
Go to top