Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếMỹ đang thúc giục Ấn Độ ký kết một thỏa thuận thương mại

Mỹ đang thúc giục Ấn Độ ký kết một thỏa thuận thương mại

AnDo-My

Các vấn đề thương mại sẽ được đặt lên bàn thảo luận trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và người đồng cấp Ấn Độ vào tuần tới, cũng như tại Hội nghị G20.

Ấn Độ đang đối mặt áp lực từ Hoa Kỳ buộc nước này ký kết một thỏa thuận thương mại song phương sau khi New Delhi áp thuế trả đũa lên nhiều mặt hàng xuất khẩu xứ cờ hoa.

Quan hệ giao thương giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ trở nên căng thẳng khi phía Mỹ chấm dứt áp dụng thuế quan ưu đãi đối với 6.35 tỷ đô la giá trị hàng hóa nhập khẩu Ấn Độ từ 2 tuần trước và hành động tăng thuế đáp trả của Ấn Độ lên một số sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

“Chúng tôi dự đoán Hoa Kỳ sẽ chỉ đơn giản yêu cầu Ấn Độ ký kết một thỏa thuận thương mại; do vậy, chúng tôi sẽ chuẩn bị cho kịch bản này. Đây không phải là một cuộc chiến thương mại” - theo lời một quan chức trong chính phủ Ấn Độ.

Vấn đề đã nêu sẽ được đề cập tại cuộc hội đàm với Bộ trưởng ngoại giao Ấn S Jaishankar trong chuyến viếng thăm Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đến Ấn Độ vào đầu tuần tới. Sau đó một tuần, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Narendra Modi sẽ gặp mặt chính thức tại Hội nghị G20 tổ chức vào ngày 28-29/6 ở Osaka, Nhật Bản.

Ngoại trưởng Pompeo hôm thứ Năm cho biết Hoa Kỳ luôn cởi mở trước các cuộc thảo luận về Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Nguồn tin trong chính phủ Narendra Modi nhận định “Phía Mỹ muốn Ấn Độ nhượng bộ về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử”.

Thông qua Bản báo cáo đặc biệt số 301, Hoa Kỳ đang nỗ lực thúc ép Ấn Độ bỏ Mục 3(d) trong Đạo luật bảo vệ bản quyền của Ấn Độ, vì điều khoản này quy định: chính phủ Ấn Độ sẽ không công nhận sáng chế cho phiên bản mới không có nhiều khác biệt về tính chất so với các sản phẩm đang lưu hành.

Mỹ cũng phản đối quy định: trong tình huống an ninh quốc gia, chính phủ Ấn Độ được cấp phép bắt buộc đối với những phiên bản của các loại thuốc chữa bệnh đã được cấp bản quyền (quy định này không trái với các quy tắc thương mại quốc tế).

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng cấm những doanh nghiệp thương mại điện tử có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bán sản phẩm thông qua một công ty nội địa mà họ giữ phần vốn góp. Luật pháp của quốc gia đông dân thứ hai thế giới cũng cấm những doanh nghiệp thương mại điện tử FDI ký kết thỏa thuận độc quyền với người bán.

Sự thay đổi về chính sách (có hiệu lực từ tháng 12/2018) đã có tác động nhanh chóng đến Amazon và công ty con của Walmart tại thị trường Ấn Độ.

Washington cũng nêu quan ngại về việc dự thảo luật mới của nền kinh tế số 3 châu Á yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu tại lãnh thổ Ấn Độ, hạn chế chuyển dữ liệu xuyên biên giới, thắt chặt chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và mã nguồn riêng biệt, cũng như cho phép các công ty điện tử nội địa được hưởng sự đối xử thuận lợi hơn doanh nghiệp nước ngoài.

Nhiều chuyên gia cảnh báo đây không phải là thời điểm để Ấn Độ ký kết một thỏa thuận song phương với Hoa Kỳ. Một chuyên gia về thương mại tại New Dehli nhận định “Đây chỉ là quá trình thảo luận thương mại thuần túy, không có liên quan đến một cuộc chiến giao thương giữa hai quốc gia. Trước đây, Hoa Kỳ cũng đã yêu cầu Ấn Độ tham gia một thỏa thuận thương mại nhằm buộc nước này phải nhượng bộ về một số vấn đề trong hoạt động giao thương”.

Hoa Kỳ kiên trì theo đuổi một hiệp định thương mại tự do (FTA) với Ấn Độ - đặc phái viên Mỹ Kenneth Juster cũng đã từng kêu gọi hai quốc gia kết thúc đàm phán FTA vào đầu năm ngoái.

Đầu năm 2005, đã từng có áp lực buộc Ấn Độ phải tham gia một hiệp định giao thương với xứ cờ hoa sau khi hai nền dân chủ lớn nhất thế giới cùng ký kết một Thỏa thuận hạt nhân dân sự. Chính quyền Mỹ hiện tại mong muốn đạt một thỏa thuận song phương thay vì đa phương về thương mại với quốc gia Nam Á.

Một chuyên gia thương mại khác nêu ý kiến: “Quan điểm của phía Ấn Độ là rất rõ ràng. Chính phủ của đất nước đông dân thứ hai thế giới sẽ không thỏa hiệp về vấn đề lưu trữ dữ liệu, chính sách thuế quan đối với sản phẩm nông nghiệp cũng như những các chủ đề thương mại khác”.

“Hoa Kỳ muốn một hiệp định thương mại toàn diện. Họ có thể tạo nhiều áp lực lên Ấn Độ tại WTO. Việc xứ cờ hoa mong muốn giảm thâm hụt thương mại song phương chỉ là màn diễn nhằm lấy lòng cử tri trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ; do vậy, Ấn Độ cần cẩn trọng trước khi ký kết bất kỳ thỏa thuận thương mại nào với phía Mỹ” – ông Biswajit Dhar, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kế hoạch – Trường Khoa học xã hội – Đại học Jawaharlal Nehru nhận định.

Xuất khẩu của Ấn Độ vào Mỹ cán mốc 52.4 tỷ đô la nửa đầu năm 2019, trong khi trị giá nhập khẩu ở mức 35.5 tỷ đô la.

Theo lời vị chuyên gia đầu tiên thì “Ấn Độ chỉ chịu nhượng bộ khi nước này đạt được lợi ích nhất định trên bàn đàm phán. Trong thời điểm cuộc bầu cử chính quyền mới đang đến gần, phía Mỹ sẽ không đưa ra bất kỳ lời hứa hẹn hoặc sẽ thỏa hiệp về lợi ích nào (ví dụ như đảm bảo rút ngắn quy trình xét visa vào Mỹ với công dân Ấn Độ) với nền kinh tế lớn thứ ba châu Á. Do vậy, đây không phải là thời điểm để hai quốc gia ký kết một thỏa thuận thương mại”.

Nguồn: Economic Times

Từ khóa: Ấn Độ, Hoa Kỳ, hiệp định thương mại tự do, thuế

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007399851
Go to top