Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnHội nhập kinh tế quốc tếHội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản sẽ có kết quả tốt đẹp?

Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản sẽ có kết quả tốt đẹp?

t20-japan-2019-logo-transparent

Các hội nghị thượng đỉnh quốc tế thường bao gồm hai sự kiện diễn ra song song: một là sự kiện chính thức diễn ra bên trong phòng hội nghị và một là các cuộc gặp song phương diễn ra bên ngoài. Và hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế G20 tại Osaka, Nhật Bản vào ngày 28-29 tháng 6 tới đây cũng sẽ như thế.

Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc – nếu như có xảy ra – có khả năng sẽ thu hút sự chú ý không kém các cuộc thảo luận chính thức. Mặc dù cả hai sự kiện đều không nhận được nhiều kỳ vọng, thành công của mỗi sự kiện trên nên được đo lường bởi hai thước đo sau: các cuộc gặp có giải quyết được những vấn đề hiện hữu, và các cuộc gặp có mở ra một chương trình nghị sự đáng tin cậy cho tương lai.

Có đầy những vấn đề được bàn thảo trong sự kiện chính. Đầu tiên và quan trọng nhất là các nguy cơ đang đe dọa mục tiêu trung tâm của G20 – “tăng trưởng mạnh, bền vững, cần bằng và bao trùm”. Giám đốc IMF bà Christine Lagarde đã dùng từ “mong manh” khi nói về bức tranh toàn cầu hiện nay và từ “bấp bênh” khi nói về sự hồi phục kinh tế. IMF đặc biệt lo ngại về các căng thẳng thương mại. Trong bài viết mới gần đây, bà Lagarde ước tính, các mức thuế trã đũa giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm tăng trưởng toàn cầu giảm 0.5% (tương đương 455 tỷ USD, lớn hơn cả giá trị kinh tế của Nam Phi).

Vì một số nguyên nhân, đây không phải là một chủ đề dễ dàng cho G20. Thứ nhất, mục đích chính mang các nhà lãnh đạo sát lại gần nhau trước đây trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã bị tiêu tan phần lớn. Thứ hai, các nước lớn không còn có thể sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ cho tăng trưởng được nữa, khi mà nợ tăng vọt và lãi suất vốn đã rất thấp.

Khó khăn càng chồng chất, khi có sự rạn nứt trong nội bộ G20 liên quan đến vấn đề thương mại. Các nước giận dữ trước các mức thuế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp hoặc đe dọa sẽ áp chống lại phần lớn các thành viên G20, và tức giận trước việc Mỹ đẩy WTO đến bờ vực, cùng với sự bất đồng quan điểm liên quan đến ảnh hưởng của những hành động trên lên tăng trưởng. Tại cuộc họp Bộ trưởng Tài chính G20 diễn ra vào đầu tháng này tại Fukuoka, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stven Mnuchin đã phát biểu, không có bằng chứng cho thấy tranh chấp giữa Mỹ với Trung Quốc khiến kinh tế Mỹ giảm tốc.

Mặc dù Hội nghị Osaka không thể giải quyết vấn đề về thương mại, những người lạc quan vẫn hi vọng kết quả đạt được sẽ giống như Hội nghị thượng đỉnh tại Argentina tháng 12/2018. Trong tuyên bố chung Buenos Aires, các lãnh đạo G20 đã dành một đoạn ngắn để nói rằng thương mại và đầu tư là “những động lực quan trọng của tăng trưởng, năng suất, đổi mới, tạo việc làm và phát triển”. Họ tiếp tục kêu gọi “sự cải cách cần thiết của WTO để cải thiện chức năng của tổ chức”.

Hội nghị ở Osaka lần này sẽ đánh dấu một bước tiến mới nếu xác định được các ưu tiên cụ thể cho cải cách. Các ưu tiên này nên bao gồm sửa chữa cơ chế giải quyết tranh chấp và yêu cầu minh bạch cao hơn xung quanh các chính sách bóp méo thương mại, như trợ cấp. Lãnh đạo các nước nên giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng thương mại phải đạt được thỏa thuận vào cuộc họp bộ trưởng WTO lần tới – theo lịch là tháng 6/2020 tại Kazakhstan.

Nước chủ nhà Nhật Bản đã lên sẵn một danh sách các vấn đề cho hội nghị Osaka lần này để G20 có thể phát huy vai trò hữu ích của mình trong việc thiết lập chương trình nghị sự toàn cầu. Một trong số đó là vấn đề hạ tầng toàn cầu, vấn đề mà Nhật Bản có thể làm cấu nối để cho ra đời một bộ “nguyên tắc G20 giúp cho hoạt động đầu tư hạ tầng có chất lượng”, bao gồm các vấn đề quan trọng như bền vững nợ, bảo vệ môi trường và xã hội, và quản trị tăng cường. Những mục tiêu trên rõ ràng khiến mọi người liên tưởng đến Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh, trong bối cảnh sáng kiến này yếu kém trong tất cả những vấn đề trên. Nhật Bản đang khuyến khích các bộ trượng tài chính G20 – bao gồm Trung Quốc - ủng hộ các nguyên tắc trên trong tuyên bố chung tháng 6 này.

Một ưu tiên khác của Nhật Bản đó là quản trị dữ liệu. Trong một phát biểu tại Davos hồi tháng 1, Thủ tướng Shinzo Abe đã đặt ra khái niệm về “dòng chảy dữ liệu tự do bằng lòng tin” và nói rằng ông mong muốn Hội nghị G20 Osaka được nhớ tới vì đã mở ra một cuộc đối thoại toàn cầu đầu tiên về chủ đề này. Vì có sự khác biệt lớn trong cách tiếp cận giữa Mỹ, châu Âu và Trung Quốc liên quan đến quyền riêng tư của dữ liệu, địa phương hóa dữ liệu và các vấn đề có liên quan khác, (thậm chí là có bên trong mỗi nước cũng chưa thống nhất quan điểm về vấn đề này), sự đồng thuận gần như là không thể tại Hội nghị Osaka lần này. Nhưng ông Abe đã xem đây là một vấn đề then chốt, và G20 có thể đem đến một đóng góp giá trị, bằng cách đưa vấn đề này vào trong chương trình nghị sự kinh tế toàn cầu.

Các ưu tiên khác của Nhật Bản cho Hội nghị G20 lần này còn bao gồm hợp tác quốc tế về các vấn đề như: sức khỏe, già hóa dân số, tiền số và trốn thuế. Một vài giải pháp cho các vấn đề trên có khả năng sẽ được đưa ra tại Osaka, nhưng một lần nữa, sẽ giá trị hơn nếu các nhà lãnh đạo nhấn mạnh đến các vấn đề trên trong tuyên bố chung của họ.

Bất chấp các nỗ lực đầy tham vọng trên của Tokyo để trở thành một nước chủ nhà mang tính xây dựng của G20, các diễn biến bên ngoài phòng họp có khả năng làm lu mờ cuộc họp bên trong. Điều đó chắc chắn là sự thật nếu Tổng thống Trump có cuộc gặp được mong chờ từ lâu với Chủ tịch Tập Cận Bình. Câu hỏi lớn là liệu hai nhà lãnh đạo có cứu vãn được mối quan hệ song phương đã bị phá hủy nghiêm trọng kể từ khi đàm phán thương mại đổ vỡ hồi đầu tháng Năm.

Kể từ sau khi hai nước thất bại trong đàm phán, Tổng thống Trump đã tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, khởi động các thủ tục để áp thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc còn lại, và đưa gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc vào danh sách đen. Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách tăng thuế lên hàng nhập khẩu từ Mỹ và lên danh sách các công ty nước ngoài “không đáng tin cậy”. Trung Quốc cũng đã tỏ dấu hiệu cho thấy nước này có thể hạn chế xuất khẩu đất hiếm, một khoáng sản quan trọng mà Trung Quốc hiện đang thống trị.

Khả năng ông Trump và ông Tập thống nhất được một thỏa thuận tại Osaka là điều chắc chắn có thể. Cả hai vị nguyên thủ quốc gia này đều có động cơ để gác lại tranh chấp. Thuế quan đang làm phức tạp thêm tình hình kinh tế vốn đã tăng trưởng chậm của Trung Quốc và khiến người dân nước này nghi ngờ về khả năng quản trị các mối quan hệ then chốt của ông Tập. Còn Trump thì đang đối mặt với các thách thức như: thị trường chứng khoán ngày càng biến động và các dữ liệu kinh tế khiêm tốn – từ vấn đề tăng trưởng việc làm thấp cho đến đường cong lãi suất nghịch đảo – và những người ủng hộ chính cho ông Trump ngày một không vui về cách “đánh thuế” của ông. Thỏa thuận với Mexico hồi đầu tháng 6 là ví dụ gần đây nhất về thiên hướng đạt được thỏa thuận chóng vánh nhưng giá trị lâu dài thì vẫn còn là dấu chấm hỏi của Trump.

Có khả năng rốt cuộc, hai nhà lãnh đạo không gặp nhau, nếu một trong hai lựa chọn bước đi lạnh nhạt – Trump đã nói nếu điều đó xảy ra, ông sẽ tung ra đòn đánh thuế mới. Tuy nhiên, khả năng cao là kết quả sẽ tương tự như tại Buenos Aires vào tháng 12/2018, khi đó, Trump và ông Tập đã thống nhất sẽ đình chiến tạm thời trong khi các nhà đàm phán của cả hai cùng làm việc để đạt được một thỏa thuận. Kịch bản trên chỉ có thể tạm hoãn các tác động tệ nhất của đợt leo thang hiện nay, nhưng không thể cứu vãn được được mối quan hệ Mỹ-Trung đang ngày một xa cách và nguy hiểm.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, hội nghị G20, Nhật Bản, mục tiêu

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400141
Go to top