Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnQuan hệ Anh-Ấn Độ: Lộ trình năm 2030 và quan hệ đối tác thương mại trong tương lai

Quan hệ Anh-Ấn Độ: Lộ trình năm 2030 và quan hệ đối tác thương mại trong tương lai

1 l.anh 22.04.2024

Vương quốc Anh và Ấn Độ có một lịch sử phức tạp về nhiều mặt. Trong những năm gần đây, mối quan hệ của hai quốc gia tập trung vào hợp tác chính trị và kinh tế. Cả xứ sương mù và Ấn Độ đã đồng ý về một khuôn khổ định hình mối quan hệ trong tương lai, cũng như đang xúc tiến đàm phán một hiệp định thương mại tự do song phương. Trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Ấn Độ dự kiến diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2024, báo cáo tóm tắt này sẽ phân tích quỹ đạo tiềm năng của quan hệ Anh-Ấn.

1. Quan điểm hiện nay của chính phủ Anh về Ấn Độ

Những năm gần đây đã chứng kiến Vương quốc Anh và Ấn Độ chính thức hóa hoạt động hợp tác, với khuôn khổ cho các mối quan hệ trong tương lai được thống nhất vào tháng 5 năm 2021 và một tuyên bố chung được công bố vào tháng 4 năm 2022. Chính phủ Anh cũng tái khẳng định cam kết tăng cường mối quan hệ trong tương lai với quốc gia Nam Á trong báo cáo tổng hợp mới đây vào năm 2023.

1.1. Lộ trình cho quan hệ tương lai Ấn Độ-Anh: Tháng 5 năm 2021

Vào tháng 5 năm 2021, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Anh khi đó là Boris Johnson đã nhất trí về “lộ trình đến năm 2030 cho quan hệ tương lai Ấn Độ-Anh” để “thúc đẩy hợp tác trong 10 năm tới”. Khung này bao gồm “hơn 1.000 lĩnh vực hoạt động” trên 5 trụ cột:

  • Kết nối đất nước và con người hai quốc gia. Khung lộ trình thừa nhận sức mạnh hiện có của mối quan hệ Anh-Ấn Độ, với 1,6 triệu cư dân Vương quốc Anh là người gốc Ấn Độ, đồng thời nêu bật tiềm năng phát triển sâu hơn trong quan hệ hai nước. Trong lộ trình đã nêu, các bên đề xuất nâng cấp các cơ chế hiện có để đạt được mục tiêu trong “tất cả lĩnh vực hợp tác”, bao gồm văn hóa, giáo dục và nghiên cứu.
  • Thương mại và thịnh vượng. Cả hai nước tuyên bố rằng khuôn khổ nêu trên là bước khởi động cho “quan hệ đối tác thương mại nâng cao” và nêu rõ ý định đàm phán một hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương.
  • Quốc phòng và an ninh. Vương quốc Anh và Ấn Độ sẽ hợp tác trong mối quan hệ “đối tác chiến lược” để tăng cường nỗ lực giải quyết các mối đe dọa, như tội phạm và khủng bố, đồng thời “phát triển một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở và an toàn”. Họ cũng sẽ hợp tác trong những lĩnh vực như an ninh mạng thông qua các diễn đàn đa phương.
  • Khí hậu. Cả hai nước sẽ dẫn đầu các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững và hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở mức “dưới 2 độ C”.
  • Y tế. Lộ trình nhấn mạnh Vương quốc Anh và Ấn Độ “tăng cường hợp tác vì một nền y tế toàn cầu chất lượng”, đồng thời nhấn mạnh họ sẽ kết hợp sức mạnh của đôi bên trong nghiên cứu và đổi mới để giải quyết các thách thức y tế toàn cầu, cải thiện sức khỏe và phúc lợi của người dân.

Cùng với sự ra đời của khung lộ trình đã nêu là một tuyên bố chung giữa 2 nước. Tuyên bố chung nhắc lại cam kết của cả hai Thủ tướng về “tăng cường hợp tác song phương Ấn Độ-Anh” và tóm tắt những điểm chính của lộ trình.

1.2 Tuyên bố chung Anh-Ấn Độ: Tháng 4 năm 2022

Dựa trên lộ trình năm 2030, cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gặp nhà lãnh đạo Ấn Độ Narendra Modi để đàm phán về những vấn đề như quốc phòng, ngoại giao và thương mại vào tháng 4 năm 2022. Sau cuộc gặp, một tuyên bố chung khác đã được công bố. Tuyên bố lưu ý rằng cả hai Thủ tướng đã đồng ý “nâng tầm quan hệ Ấn Độ-Anh lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”. Điều này sẽ được củng cố bởi “cam kết chung về dân chủ, các quyền tự do cơ bản, chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Tuyên bố cũng ghi nhận những tiến bộ trong việc thực hiện lộ trình và nhắc lại các cam kết trên các lĩnh vực mới:

  • Kết nối đất nước và con người hai nước. Thủ tướng Narendra Modi và cựu Thủ tướng Boris Johnson       đã tôn vinh “mối liên kết đặc biệt” giữa xứ sương mù và quốc gia đông dân nhất thế giới, đồng thời, chú trọng tăng cường mối quan hệ này. Hai quốc gia cũng hoan nghênh các sáng kiến như chương trình “Hợp tác Anh-Ấn Độ”, hướng đến kỷ niệm 75 năm độc lập của đất nước Nam Á thông qua thúc đẩy trao đổi văn hóa và cấp học bổng cho 75 sinh viên Ấn Độ sang Anh học tập.
  • Thương mại và thịnh vượng. Hai quốc gia hoan nghênh việc khởi động các cuộc đàm phán FTA và ghi nhận rằng quá trình này đã đạt được “tiến bộ tốt”. Hai bên cũng đặt mục tiêu kết thúc phần lớn các cuộc đàm phán vào tháng 10 năm 2022.
  • Quốc phòng và an ninh. Hai nhà lãnh đạo tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh. Điều này bao gồm việc hỗ trợ một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở và an toàn”. Lãnh đạo Anh và Ấn Độ cũng đồng thuận một tuyên bố cam kết “tăng cường hợp tác quản trị, ngăn chặn và nâng cao khả năng phục hồi mạng internet”.
  • Khí hậu và năng lượng sạch. Cả hai Thủ tướng đều ủng hộ cam kết đối với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và Hội nghị các bên lần thứ 26 về khí hậu, nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Hai lãnh đạo cũng nhắc lại sự cần thiết về nguồn hỗ trợ của các nước phát triển để đáp ứng những mục tiêu tài chính khí hậu.
  • Y tế. Thủ tướng Narendra Modi và Boris Johnson hoan nghênh sự hợp tác giữa NHS và Cơ quan Y tế Quốc gia Ấn Độ trong lĩnh vực y tế kỹ thuật số và các công nghệ liên quan. Hai nhà lãnh đạo thông báo rằng một cuộc đối thoại cấp Bộ trưởng về y tế sẽ diễn ra để thống nhất về “Kế hoạch hành động Ấn Độ-Anh về y tế và khoa học đời sống” nhằm tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực như kháng thuốc trong y học và ứng phó với đại dịch.

Tuyên bố chung cũng thảo luận về hợp tác khu vực, toàn cầu và đa phương. Cả hai nhà lãnh đạo đều lên án mạnh mẽ cuộc xung đột ở Ukraine, kêu gọi giải pháp hòa bình. Họ cũng vạch ra tầm nhìn chung về một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cởi mở, tự do, toàn diện và dựa trên luật lệ”, nơi các quốc gia không bị ép buộc về kinh tế, quân sự và chính trị. Ngoài ra, ông Boris Johnson nhắc lại sự ủng hộ của Vương quốc Anh đối với việc Ấn Độ trở thành Thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sau quá trình cải tổ.

1.3. Đánh giá tích hợp mới: Tháng 3 năm 2023

Vào tháng 3 năm 2023, chính phủ Anh quốc đã công bố bản cập nhật đánh giá tổng hợp năm 2021 về chính sách an ninh, quốc phòng, phát triển và đối ngoại, với tên gọi 'Đánh giá tổng hợp năm 2023: Ứng phó với một thế giới đầy tranh chấp và bất ổn hơn'. Đánh giá nêu rõ rằng xứ sương mù sẽ tiếp tục tăng cường các mối quan hệ song phương và đa phương trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Chính phủ cũng lưu ý họ sẽ tăng cường mối quan hệ với Ấn Độ thông qua “một loạt hoạt động”. Những hoạt động này bao gồm, nhưng không giới hạn ở:

  • tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
  • thực hiện lộ trình 2030
  • ủng hộ Ấn Độ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch G20
  • thúc đẩy đàm phán FTA

1.4 Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Rishi Sunak: Tháng 9 năm 2023

Tháng 9 năm 2023, Thủ tướng Rishi Sunak đến thăm Ấn Độ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20. Tại hội nghị thượng đỉnh, ông Sunak đã gặp Thủ tướng Narendra Modi. Văn phòng Thủ tướng đã công bố một thông cáo báo chí cung cấp thêm thông tin chi tiết về cuộc họp. Thông cáo báo chí lưu ý rằng các Thủ tướng đã thảo luận về “mối quan hệ chặt chẽ và ngày càng phát triển” giữa hai quốc gia, đồng ý rằng điều quan trọng là “gác lại quá khứ và tập trung vào tương lai” bằng cách “củng cố mối quan hệ đối tác hiện đại” trong công nghệ quốc phòng, thương mại và đổi mới. Thông cáo báo chí cũng cho biết hai nhà lãnh đạo đã có một “cuộc trò chuyện hiệu quả” về các cuộc đàm phán liên quan đến FTA giữa Anh và Ấn Độ.

2. Quan hệ thương mại

Vương quốc Anh và Ấn Độ đã và đang tìm cách tăng cường mối quan hệ thương mại, tập trung vào đàm phán FTA.

2.1 Quan hệ giao thương hiện tại

Dữ liệu do Bộ Kinh doanh và Thương mại Anh công bố vào tháng 2 năm 2024 cho thấy trong 4 quý (tính đến cuối quý 3 năm 2023), Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 12 của Vương quốc Anh, với tỷ trọng giao thương đạt mức 38,1 tỷ bảng. Xuất khẩu của xứ sở sương mù sang Ấn Độ giảm 4,1% xuống mức 14,9 tỷ bảng và nhập khẩu từ Ấn Độ tăng 18,8% lên 23,2 tỷ bảng so với cùng kỳ.

2.2. Đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do

Vào tháng 1 năm 2022, Chính phủ Anh đã công bố cách tiếp cận chiến lược với Ấn Độ liên quan đến FTA. Cách tiếp cận này lưu ý rằng mặc dù Anh quốc đã có “mối quan hệ thương mại hiệu quả với Ấn Độ”, nhưng một FTA có thể “làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế và chiến lược” song phương. Chính phủ xứ sương mù cũng nhận định rằng một FTA có thể giúp giảm chi phí thương mại đối với doanh nghiệp cũng như mang lại cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hàng hóa với giá cả thấp hơn. Cách tiếp cận này cũng nêu chi tiết rằng Vương quốc Anh vẫn cam kết duy trì tiêu chuẩn của mình trong các lĩnh vực như môi trường và y tế công cộng. Ngoài ra, văn bản đã nêu cũng tuyên bố rõ ràng rằng NHS, các vấn đề như: dịch vụ do NHS cung cấp, và chi phí y tế “không được thảo luận” trong quá trình đàm phán.

Vương quốc Anh và Ấn Độ bắt đầu các cuộc đàm phán vào tháng 1 năm 2022. Vòng đàm phán thứ mười ba diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2023. Vào ngày 19 tháng 12 năm 2023, Bộ trưởng Bộ chính sách thương mại, Greg Hands, đã đưa ra tuyên bố bằng văn bản về các cuộc thảo luận song phương. Tuyên bố nêu các lĩnh vực đàm phán chính, bao gồm hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Văn bản này nhấn mạnh cam kết của cả hai quốc gia về một “thỏa thuận cân bằng” nhằm “tăng cường mối quan hệ kinh tế và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp, gia đình và người tiêu dùng Vương quốc Anh”. Tuyên bố cũng thông báo rằng vòng đàm phán thứ mười bốn sẽ bắt đầu vào tháng 1 năm 2024. Tại một sự kiện ở Chatham House vào ngày 7 tháng 3 năm 2024, Bộ trưởng Ngoại giao thương mại quốc tế, Kemi Badenoch, nhận định rằng chính phủ xứ sương mù có thể ký một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ trước khi cuộc bầu cư tại quốc gia đông dân nhất thế giới diễn ra. Tuy nhiên, bà Badenoch nhấn mạnh đây không phải là một thời hạn xác định. Cuộc bầu cử tại xứ sở sông Hằng sẽ được tổ chức xen kẽ, bắt đầu từ ngày 19 tháng 4 và kết thúc vào ngày 1 tháng 6 năm 2024. Kết quả dự kiến sẽ được công bố vào ngày 4 tháng 6 năm 2024.

3. Sự giám sát của Quốc hội về mối quan hệ hiện tại giữa Vương quốc Anh và Ấn Độ

Một số Ủy ban Quốc hội đã xem xét mối quan hệ Vương quốc Anh - Ấn Độ, đặc biệt là các mục tiêu đàm phán của nước này đối với FTA Anh-Ấn.

3.1 Đánh giá của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện

Vào tháng 8 năm 2023, Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện đã công bố một báo cáo với tên gọi “Tầm nhìn khác biệt: Đánh giá tổng hợp và vấn đề Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, nhằm xem xét việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của Anh đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ủy ban ca ngợi “sự chú trọng” Chính phủ Anh dành cho Ấn Độ trong bản đánh giá tổng hợp mới vào năm 2023. Ủy ban đặc biệt hoan nghênh hợp tác giữa hai quốc gia trong các lĩnh vực an ninh, thương mại và công nghệ, trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hiện có cũng như lộ trình song phương đến năm 2030. Ngoài ra, Ủy ban kêu gọi Chính phủ duy trì tốc độ đàm phán giữa Anh và Ấn Độ để đảm bảo rằng thỏa thuận thương mại giữa hai nước “có thể đạt được càng sớm càng tốt”. Bản đánh giá của Ủy ban đối ngoại cũng nhấn mạnh mối quan hệ phức tạp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nhận định rằng đây là cơ hội để Anh hợp tác với Ấn Độ nhằm “đối trọng với sự năng hung hăng của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.

Bên cạnh đó, Ủy ban đã đưa ra một số khuyến nghị về mối quan hệ của Vương quốc Anh với Ấn Độ, bao gồm việc kêu gọi chính phủ đặt ra thời hạn để “sớm kết thúc các cuộc đàm phán” về FTA. Báo cáo cũng cũng đề nghị Vương quốc Anh theo đuổi việc tăng cường hợp tác an ninh hàng hải với Ấn Độ.

3.2. Đánh giá của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hạ viện

Vào tháng 4 năm 2023, Ủy ban Thương mại Quốc tế của Hạ viện đã công bố một báo cáo đánh giá các cuộc đàm phán thương mại của Vương quốc Anh với Ấn Độ, với tiêu đề ‘Đàm phán thương mại của Vương quốc Anh: Thỏa thuận với Ấn Độ’. Ủy ban lưu ý rằng họ đã công bố báo cáo trước khi hoàn thành các cuộc thẩm tra vì cơ quan này sẽ bị giải thể trong cùng tháng. Ủy ban tuyên bố rằng họ muốn đưa phân tích của mình về các cuộc đàm phán “vào cơ sở dữ liệu” nhằm tiếp tục tham vấn cho cả Chính phủ và Ủy ban kế nhiệm, Ủy ban Thương mại và Kinh doanh của Hạ viện.

Ủy ban chỉ trích Chính phủ vì đã cung cấp thông tin “cực kỳ hạn chế”. Ủy ban cũng lưu ý rằng các yêu cầu về “thông tin cơ bản” từ phía Chính phủ đã “không nhận được những phản hồi tích cực”. Do đó, họ kêu gọi Chính phủ cung cấp thêm thông tin chi tiết cho Quốc hội về các cuộc đàm phán. Bất chấp những lời chỉ trích, họ hoan nghênh Chính phủ “không còn đưa ra thời hạn tùy tiện cho các cuộc đàm phán thương mại”, với nhận định là thời hạn trước đây (vào tháng 10 năm 2022) là “không thực tế”.

3.3 Đánh giá của Ủy ban Thỏa thuận Quốc tế Hạ viện

Vào tháng 7 năm 2022, Ủy ban Thỏa thuận Quốc tế của Hạ viện đã công bố một báo cáo thẩm định những mục tiêu đàm phán của Chính phủ, với tiêu đề “FTA Anh-Ấn Độ: Rà soát các mục tiêu đàm phán”. Ủy ban cho rằng mặc dù lợi ích kinh tế tiềm tàng đối với Vương quốc Anh từ một hiệp định thương mại với Ấn Độ cao hơn “so với các thỏa thuận giao thương hậu Brexit khác đã ký kết cho đến nay”, nhưng cơ quan này bày tỏ một số lo ngại. Cụ thể, Ủy ban nhận định rằng Ấn Độ “không hào hứng với các FTA, vẫn duy trì chính sách bảo hộ cũng như áp dụng nhiều cách tiếp cận pháp lý khác nhau”. Điều này đồng nghĩa với việc cơ quan đã nêu lo ngại các rào cản và thách thức liên quan đến hoạt động thương mại với Ấn Độ là “đáng kể và có nguồn gốc sâu xa”. Do đó, Ủy ban Thỏa thuận Quốc tế lưu ý việc vượt qua những rào cản này sẽ đòi hỏi những thay đổi đối với luật pháp nội địa của Ấn Độ, “ thông qua một quá trình lâu dài”. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng tuyên bố rằng các mục tiêu đàm phán của FTA đôi khi có vẻ “quá tham vọng và thậm chí không thực tế”.

Bộ trưởng Kemi Badenoch đã có phản hồi tới Ủy ban vào tháng 10 năm 2022. Bà Badenoch chấp nhận rằng có “những rào cản đáng kể” trong việc đàm phán FTA với Ấn Độ vì quốc gia này “có lịch sử theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ ” và rằng “không phải vô cớ” mà không thành viên G7 nào ký một FTA với Ấn Độ. Bà Bộ trưởng cũng chấp nhận rằng bất kỳ điều khoản nào yêu cầu thay đổi luật pháp trong nước tại quốc gia hơn 1 tỷ dân “có thể tạo ra sự chậm trễ hoặc cản trở thỏa thuận”. Bảo vệ các mục tiêu đàm phán của Chính phủ, bà cho rằng rằng chúng dựa trên phản hồi “rộng rãi” từ cuộc tham vấn kéo dài 14 tuần.

3.4 Thượng viện thảo luận về quan hệ Anh-Ấn Độ

Vào tháng 1 năm 2023, Thượng viện đã thảo luận về mối quan hệ của Vương quốc Anh với Ấn Độ. Tại sự kiện đã nêu, Nam tước Verma (Đảng Bảo thủ) tuyên bố rằng Vương quốc Anh có “những cơ hội thực sự” để xây dựng mối quan hệ và “tạo nên sự hợp tác chặt chẽ và mạnh mẽ” với đất nước đông dân nhất thế giới. Mối quan hệ hợp tác có thể bao gồm phát triển quốc phòng, mạng internet và AI.

Đáp lời, Huân tước Ahmad, Chủ nhiệm hoạt động đối ngoại của FCDO, nhận định Ấn Độ là “một trong những nền kinh tế lớn nhất và phát triển nhanh nhất thế giới” và là “đối tác quan trọng” của Vương quốc Anh. Ngài Huân tước tuyên bố một “thỏa thuận thương mại mạnh mẽ” với Ấn Độ “có thể giúp nền kinh tế Anh kiếm thêm hàng tỷ bảng trong tương lại, cũng như mang lại lợi ích cho các gia đình trên khắp đất nước”. Ông nói rằng “việc cắt giảm thủ tục hành chính và hàng rào thuế quan cũng có thể giúp các công ty Anh bán hàng ở Ấn Độ dễ dàng và rẻ hơn, thúc đẩy tăng trưởng và hỗ trợ việc làm”. Ngài Huân tước cũng nhấn mạnh sự hợp tác Anh - Ấn trong vấn đề biến đổi khí hậu, đồng thời hướng tới hợp tác chặt chẽ hơn trong “sự chuyển đổi toàn cầu sang nền kinh tế ít carbon”, quốc phòng và an ninh hàng hải tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Nguồn: Lords Library

Từ khóa: thương mại, hợp tác, Ấn Độ, Vương quốc Anh

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007407078
Go to top