Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnKinh tế số - Đòn bẩy phát triển của TP Hồ Chí Minh

Kinh tế số - Đòn bẩy phát triển của TP Hồ Chí Minh

kinh te so don bay phat trien cua tp ho chi minhGiai đoạn hiện nay, trên thế giới, kinh tế số ngày càng trở nên mạnh mẽ, lấn át kinh tế truyền thống. Vì vậy, việc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là rất cần thiết, phải làm ngay, coi kinh tế số là đòn bẩy phát triển.

Phó Thủ tướng Lê Minh KháiChính quyền tạo điều kiện phát triển kinh tế số

Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp, góp phần quan trọng tái cấu trúc nền kinh tế và trước mắt giúp phục hồi nhanh tăng trưởng kinh tế.

Thành công về chuyển đổi số để phát triển kinh tế số tại TP HCM sẽ khẳng định vai trò, vị thế đầu tàu của cả nước, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực.

TP HCM cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút và khai thác tốt mọi nguồn lực để phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành cùng TP HCM trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, rà soát các bất cập về thể chế, giải quyết các điểm nghẽn trong phát triển.

Kinh tế số là vấn đề mới đối với Việt Nam, cần tăng cường hợp tác, trao đổi và học hỏi các quốc gia, các đối tác, bạn bè quốc tế. Tuyệt đối không thể triển khai chuyển đổi số theo kiểu phong trào, vì chắc chắn sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực, không hiệu quả. TP HCM cần có kế hoạch chi tiết, khả thi với các giải pháp đồng bộ, tạo cơ hội để các bên có liên quan tham gia vào chuyển đổi số, kinh tế số. Chính quyền phải là người dẫn dắt, khai phá, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế số, thu hút doanh nghiệp, cá nhân tham gia trong một hệ sinh thái chung.

Ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP HCMĐiều chỉnh, bổ sung các giải pháp khả thi

Đại dịch Covid-19 làm gãy đổ hầu hết các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội TP HCM. Cuối năm 2021, kinh tế TP HCM suy giảm đến 7,4%, hầu hết các doanh nghiệp phải chống chọi, vượt qua khó khăn để tồn tại chờ cơ hội hồi sinh. TP HCM có hơn 95% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với hơn 300 nghìn hộ sản xuất kinh doanh cá thể đang tạo ra sức sống cho kinh tế thành phố.

TP HCM sẽ điều chỉnh, bổ sung các giải pháp khả thi để thúc đẩy phát triển kinh tế số, giúp doanh nghiệp phát huy tính sáng tạo, tiếp cận các mô hình kinh doanh mới; tạo cơ hội để các cá nhân và tổ chức đề xuất các kiến nghị về khuôn khổ chính sách quản lý, khuyến khích, phát triển kinh tế số; phát huy vai trò các bên liên quan trong hệ sinh thái kinh tế số.

TP HCM coi mối quan hệ giữa Nhà nước - doanh nghiệp - người dân là trọng tâm của chính sách trong quá trình chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số.

Ông Đỗ Phước Tống - Chủ tịch HĐQT Công ty Cơ khí Duy KhanhChi phí chuyển đổi số là chi phí đầu tư

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp để hướng đến nền kinh tế số là công việc lâu dài và tốn kém. Phải xem chi phí chuyển đổi số là chi phí đầu tư và phải được khấu hao trong 10 năm, 20 năm chứ không phải là chi phí sản xuất để tính luôn vào giá thành sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số cần phải kiên trì, quyết liệt theo đuổi đến cùng, không nên trông chờ nhìn thấy kết quả chỉ trong một thời gian ngắn.

Công ty Cơ khí Duy Khanh phải mất tới 5 năm mới hoàn thành lộ trình chuyển đổi số và đến thời điểm hiện tại, toàn bộ dữ liệu đã được số hóa 100%. Nhờ vậy, hiệu suất làm việc của người lao động trong công ty tăng lên rõ rệt, hệ thống quản lý mới minh bạch hơn, rõ ràng hơn đã giúp giải quyết bài toán ổn định sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoạch định chiến lược.

Chính quyền TP HCM nên xem xét đưa chuyển đổi số vào chương trình kích cầu đầu tư để hỗ trợ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào đáp ứng được các tiêu chí của chương trình sẽ được hỗ trợ về lãi suất vay vốn ngân hàng. Thay vì doanh nghiệp chỉ đầu tư vào máy móc để nâng cao năng lực sản xuất, bây giờ cần đầu tư cả vào chuyển đổi số nhằm nâng cao năng lực quản trị.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPTCần cơ chế đặc biệt cho chuyển đổi số

Khi chuyển đổi số thành công, TP HCM không chỉ là nơi tốt nhất để sống, để làm việc trên nền tảng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số - mô hình phổ biến nhiều thành phố trên thế giới đang thực hiện, mà còn có tiềm năng trở thành “viên ngọc lấp lánh” những công nghệ mới nhất như AI, IoT, Metaverse.

Việt Nam có 1 triệu lập trình viên, trong khi đó Nhật Bản có 1,3 triệu. Tuy khoảng cách của Việt Nam về lực lượng còn khá xa so với các cường quốc như Ấn Độ hay Nhật Bản, nhưng nếu nói về giáo dục, Việt Nam cũng thuộc top 10 thế giới về đào tạo các kỹ sư phần mềm, đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu phần mềm.

Với hàng triệu người nắm vững công nghệ thông tin, chúng ta hoàn toàn có cơ sở tạo ra các công ty khởi nghiệp giá trị cao. 7 năm trước, Việt Nam có Nguyễn Hà Đông - cha đẻ của Flappy Bird, nay chúng ta đã có Nguyễn Thành Trung, người tạo ra Axie Infinity - trò chơi số 1 thế giới về NFT. Còn có một điều mà nhiều người có thể chưa biết: Việt Nam đứng số 1 về hyper casual.

Cơ chế quan trọng hơn đất, tiền, nhân tài. Chúng ta phải xây dựng cơ chế đặc biệt cho thế giới mới đó, như cách chính quyền TP HCM cấp phép cho Đại học FPT nhiều năm trước, từ đó có hai kỳ lân, hàng chục tỉ phú đã ra đời. Thiết nghĩ, TP HCM nên dành ngân sách cho chuyển đổi số không dưới 2%, đồng thời cần nâng cao nhận thức, trình độ và kỹ năng của nhân lực tham gia chuyển đổi số và kinh tế số.

Nguồn: Petro Times

Từ khoá: kinh tế số, chuyển đổi số

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007399811
Go to top