Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnDoanh nghiệp FDI vẫn phải chịu “gánh nặng” thực thi quy định

Doanh nghiệp FDI vẫn phải chịu “gánh nặng” thực thi quy định

doanh nghiep FDI van chiu ganh nang thuc thi quy dinh 1Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc thanh, kiểm tra, thế nhưng, hoạt động của các doanh nghiệp FDI năm vừa qua vẫn phải chịu “gánh nặng” về thực thi quy định…

Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), gánh nặng thực thi quy định của các doanh nghiệp FDI trong điều tra PCI-FDI 2021 có cả những cải thiện và cả những điểm cần quan tâm so với những năm trước đó.

Cụ thể, kết quả điều tra PCI-FDI 2021 ghi nhận, gánh nặng thanh, kiểm tra doanh nghiệp FDI tiếp tục xu hướng giảm dần trong năm 2021 so với các năm trước đó. Số cuộc thanh kiểm tra trung vị đã giảm xuống ấn tượng chỉ là 0 cuộc, trong khi năm 2020 là 1 cuộc và từ năm 2019 về trước là 2 cuộc. Tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra từ 5 cuộc trở lên của năm 2021 chỉ còn 3,2%, giảm đáng kể so với con số 6,3% của năm 2020 và 9,3% của năm 2019.

Theo VCCI, những cải thiện đáng chú ý này đến từ việc chính quyền các địa phương đã nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chấn chỉnh công tác thanh, kiểm tra doanh nghiệp ngay từ đầu năm tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 về các nhiệm vụ vụ giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và nhiều văn bản khác trước đó. Chính phủ cũng đã hướng dẫn các Bộ cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nội dung về tạm dừng thanh tra theo kế hoạch, chỉ thực hiện việc thanh tra trong trường hợp đặc biệt được giao hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn ra.

Thực tế, trong bối cảnh ứng phó với dịch bệnh COVID-19, từ đầu năm 2020, nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh đã được ban hành, đặc biệt là Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg và Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai nhằm kiểm soát dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh từ đầu năm 2021 đã xuất hiện những vấn đề liên quan tới cách thức diễn giải áp dụng và triển khai các biện pháp phòng chống dịch chưa thống nhất giữa các địa phương, thậm chí chính quyền một số tỉnh, thành phố đã áp dụng những biện pháp cứng nhắc, cực đoan gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất.

Trước thực trạng đã nêu, Thủ tướng Chính phủ từng phải ban hành công điện số 789/CĐ-TTg ngày 05/6/2011 về áp dụng biện pháp phòng chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu kép để yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố không “ngăn sông cấm chợ”, “không gây ách tắc hay ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện việc cách ly đúng đối tượng quy định đối với người đến từ vùng dịch”,…

Dù Chính phủ đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên, trên thực tế cách hiểu và áp dụng quy định phòng chống dịch khác nhau, đôi lúc cực đoan ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng đáng kể đến doanh nghiệp. Trong năm 2021, nhiều doanh nghiệp bị gia tăng gánh nặng chi phí tuân thủ trong quá trình hoạt động.

Và điều tra PCI-FDI 2021 cũng đã ghi nhận hiện tượng này, dù chính quyền Trung ương luôn chủ trương thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, thế nhưng, tỷ lệ doanh nghiệp FDI phải dành hơn 5% quỹ thời gian của lãnh đạo cho việc tìm hiểu và thực hiện quy định của pháp luật là 60,6%, tăng vọt so với con số 32,9% của năm 2020; số ngày trung vị thông quan hàng hóa xuất khẩu tăng từ 1 ngày trong năm 2020 đã lên 2 ngày trong năm 2021; tương tự số ngày trung vị nhập khẩu của năm 2021 là 3 ngày, tăng đáng kể so với con số 2 ngày được duy trì trong nhiều năm trước đó.

Bên cạnh đó, mặc dù điều tra PCI-FDI 2021 ghi nhận khá nhiều lĩnh vực thủ tục hành chính đã được cải thiện tích cực, khi tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà trong năm 2021 đã giảm so với năm 2020. Cụ thể, các lĩnh vực được đánh giá có sự cải thiện tích cực như: đăng ký đầu tư, bảo hiểm xã hội, xuất nhập khẩu, môi trường, quản lý thị trường, giao thông và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuy nhiên, trong năm 2021, một số lĩnh vực khác cũng có sự gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp phản ánh còn nhiều phiền hà so với năm 2020 như: thuế, phòng cháy, đất đai, xây dựng và lao động.

Cụ thể, điều tra PCI-FBI 2021 ghi nhận, các doanh nghiệp FDI khi khai dự án đầu tư có công trình xây dựng trong 2 năm gần đây phản ánh, một số thủ tục còn gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện bao gồm: cấp phép xây dựng (36,9% tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn), thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy (36,4% tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn), đánh giá tác động môi trường/xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường (35,7% tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn) và quyết định chủ trương đầu tư (28% tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn).

Các lĩnh vực như: kết nối cấp điện và cấp, thoát nước được cho là thuận lợi hơn các thủ tục đã nêu nhưng vẫn có tỷ lệ tương ứng 17,8% và 20,4% doanh nghiệp phản ánh còn gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục này.

Nguồn: Diễn đàn Doanh nghiệp

Từ khoá: doanh nghiệp FDI, đầu tư, gặp khó khăn

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007424715
Go to top