Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hội nhập và phát triểnĐổi mới mô hình tăng trưởng là yêu cầu thực sự cấp bách

Đổi mới mô hình tăng trưởng là yêu cầu thực sự cấp bách

doi moi mo hinh tang truong la yeu cau thuc su cap bach

Sau 35 năm đổi mới, Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn như tốc độ tăng trưởng chậm lại, môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt, bất bình đẳng tăng, nguy cơ tụt hậu rõ ràng… Điều này cho thấy mô hình tăng trưởng đang có nhiều bất cập, cần được nhận diện thẳng thắn và từ đó, xác định mô hình tăng trưởng mới để đưa đất nước vượt qua những khó khăn hiện tại và phát triển bền vững.

Đây là chủ đề được bàn thảo tại Hội thảo “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế: Kinh nghiệm 35 năm đổi mới”, do Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức sáng 26/4.

Nền kinh tế đối mặt nhiều thách thức nghiêm trọng

Tại hội thảo, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được thời gian qua, mô hình tăng trưởng của Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào gồm vốn, lao động, tài nguyên. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế còn hạn chế, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực ở cùng giai đoạn phát triển. Tăng năng suất lao động thời gian qua chủ yếu vẫn do tăng cường vốn đầu tư và sử dụng lao động chi phí thấp.

Trong bài tham luận tại hội thảo, TS. Đặng Kim Sơn - Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn nhận định, 10 năm qua, kết quả đạt được trong công tác đổi mới mô hình tăng trưởng vẫn hạn chế. Đại hội XIII đã đề ra tốc độ tăng GDP bình quân 5 năm tới 6,5 - 7%/năm, nhưng trong bối cảnh kinh tế toàn thế giới suy giảm vì dịch Covid-19 và xung đột tại Ukraine thì không đổi mới mô hình kinh tế, không thể đạt tăng trưởng mong muốn.

Nhận diện mô hình tăng trưởng hiện tại, TS. Đặng Kim Sơn chỉ ra rằng, hiện nay các địa phương, các vùng đều chạy theo mục tiêu tăng trưởng GDP, cả nước cũng như từng địa phương đều dồn sức thu hút đầu tư phát triển kinh tế đô thị và tăng tỷ trọng công nghiệp. Kết quả là ở hầu hết các địa phương đều xuất hiện tình trạng khai thác tận thu tài nguyên gây tác động xấu đến môi trường. Trong các khu công nghiệp áp dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng, lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm. Mặc dù đã hi sinh to lớn tài nguyên, môi trường và xã hội như vậy, nhưng hiệu quả công nghiệp hóa rất hạn chế.

Còn theo PGS.TS. Trần Đình Thiên - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, “chủ nghĩa thành tích” là một “động lực” tăng trưởng rất mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Sau một thời gian dài luôn nỗ lực “tối đa” để đạt thành tích tăng trưởng ngắn hạn, dễ nhận thấy nền kinh tế đang chứa đựng hàng loạt vấn đề nghiêm trọng: tăng trưởng không vững chắc, xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng GDP, chất lượng và đẳng cấp phát triển chậm thay đổi, các điểm tắc nghẽn tăng trưởng và phát triển chậm được tháo gỡ, v.v.

Không đổi mới, nguy cơ tụt hậu đã thành hiện thực

Việc duy trì quá lâu một mô hình tăng trưởng – kể khi đó là một mô hình “đúng”, làm cho việc thay đổi nó để chuyển sang mô hình tăng trưởng mới càng khó khăn, thách thức khó lường.

Qua phân tích, các chuyên gia tại hội thảo đồng tình nhận định, tình trạng tụt hậu xa hơn của Việt Nam so với các đối thủ chủ yếu đã không còn là nguy cơ mà đã thành hiện thực. Các động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã suy giảm liên tục sau giai đoạn khởi động đổi mới khá ngoạn mục. Hơn lúc nào hết, yêu cầu đuổi kịp và phát triển so với các quốc gia trong khu vực trở nên cấp bách.

Từ những nhận định này, các chuyên gia đã đề xuất những định hướng, giải pháp cho mô hình tăng trưởng trong giai đoạn mới. Theo TS. Đặng Kim Sơn, đổi mới mô hình tăng trưởng là một quá trình. Trước mắt cần tập trung vào hoạt động điều chỉnh phân bổ để thu hẹp các sai lệch hiệu quả trong sử dụng nguồn lực, tạo động lực mới cho kinh tế. Trên cơ sở cải thiện chất lượng và tốc độ tăng trưởng, từng bước tích lũy nội lực đất nước để hình thành hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, làm nền tảng cho tăng trưởng nội sinh dựa trên khoa học công nghệ.

TS. Jonathan Pincus - Cố vấn kinh tế cấp cao của UNDP tại Việt Nam cho rằng, để thu hẹp được khoảng cách giữa Việt Nam với các quốc gia phát triển, bên cạnh việc duy trì tỉ lệ xuất khẩu so với GDP cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác, Việt Nam cần giải quyết vấn đề nhập khẩu nhiều sản phẩm đầu vào chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đều rất nhỏ; doanh nghiệp tư nhân lớn lại không phải là doanh nghiệp chế biến chế tạo mà là doanh nghiệp bất động sản thông qua đầu cơ đất đai. Cần tạo ra cơ chế và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và FDI, trong đó đặc biệt quan tâm đến cơ chế tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt doanh nghiệp siêu nhỏ. Đồng thời, Việt Nam cần làm tốt hơn từ khâu lập chiến lược, kế hoạch đến khâu triển khai chiến lược, kế hoạch thông qua việc giảm phân mảnh quyền lực trong quá trình thực thi.

Mục tiêu “thoát bẫy thu nhập trung bình” của Việt Nam sẽ rất khó khăn

Theo TS. Đặng Kim Sơn, mục tiêu “thoát bẫy thu nhập trung bình” của Việt Nam là rất khó khăn vì tốc độ tăng trưởng thấp. Các nền kinh tế châu Á đã vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình thường phải nâng tốc độ tăng trưởng GDP lên 8,2 - 10,5%/năm trong 5 - 9 năm liên tục. Rõ ràng, mô hình tăng trưởng cũ không cho phép kinh tế Việt Nam bứt phá cần thiết để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam

Từ khóa: đổi mới mô hình tăng trưởng

Hội nhập và phát triển

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Lượt truy cập

007426984
Go to top