Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnQuản lý ngân sách gắn với mục tiêu phát triển bền vững

Quản lý ngân sách gắn với mục tiêu phát triển bền vững

Trong bối cảnh nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng, tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Đây là thách thứ to lớn, thúc đẩy các quốc gia cần phải nhìn nhận, thay đổi chiến lược phát triển của mình, hướng tới một nền kinh tế xanh - sạch.

Với mục tiêu cung cấp kiến thức, thông tin và nhận diện các cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế tuần hoàn cho đội ngũ cán bộ công chức viên chức trên địa bàn Thành phố, Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM phối hợp Viện Tài chính bền vững, Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức khóa tập huấn “Kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững: Những vấn đề đặt ra đối với khu vực công” vào ngày 9 và 10 tháng 11 năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc tại khóa tập huấn Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM đã nhấn mạnh vai trò của chính phủ và chính quyền địa phương trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, Ông Vũ mong muốn buổi tập huấn sẽ giúp cập nhật các chủ trương, chính sách và kiến thức về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững cũng như nhận diện các biến động của biến đổi khí hậu tác động đến cá nhân, doanh nghiệp và đặc biệt là khu vực công.

sk 3 10.11.2023

Hình ảnh: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám Đốc phụ trách Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế TP.HCM phát biểu khai mạc khóa tập huấn

Báo cáo tại khóa tập huấn, PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài, Viện Trưởng Viện Tài chính bền vững (SFI), Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết: Giống như hầu hết các nước trên thế giới, biến đổi khí hậu cũng đang ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam. Trước tình hình đó phát triển bền vững là giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động của môi trường, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường và khí hậu trái đất và đảm bảo mọi người ở khắp mọi nơi có thể tận hưởng hòa bình và thịnh vượng. Tại Việt Nam, ngày 10/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, trong đó đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững với 115 mục tiêu cụ thể. Sau đó, Quyết định số 681/QĐ-TTg về Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 đã được ban hành ngày 04/6/2019. Gần đây nhất là Nghị quyết Về phát triển bền vững (Nghị quyết số 136/NQ-CP), được ban hành ngày 25/9/2020.

 sk 2 10.11.2023

Hình ảnh: PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài, Viện Trưởng Viện Tài chính bền vững (SFI), Đại học Kinh tế TP.HCM báo cáo tại khóa tập huấn

Nội dung cụ thể của 17 mục tiêu phát triển bền vững:

Toàn cầu Việt Nam
Mục tiêu 1 No poverty Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi
Mục tiêu 2 Zero hunger Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
Mục tiêu 3 Good health and well-being Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi
Mục tiêu 4 Quality education Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 5 Gender equality Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái
Mục tiêu 6 Clean water and sanitation Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 7 Affordable and clean energy Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 8 Decent work and economic growth Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 9 Industry, innovation and infrastructure Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
Mục tiêu 10 Reduced inequalities Giảm bất bình đẳng trong xã hội
Mục tiêu 11

Sustainable cities and communities

Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng
Mục tiêu 12 Responsible consumption and production Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững
Mục tiêu 13 Climate action Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai.
Mục tiêu 14 Life below water Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững
Mục tiêu 15 Life on land Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất
Mục tiêu 16 Peace, justice and strong institutions Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp
Mục tiêu 17 Partnerships for the goals Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.

Bà Hoài chia sẻ thêm, tài chính nói chung và nguồn ngân sách hay tài chính công nói riêng đóng vai trò quan trọng để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững nêu trên. Trong đó, chính quyền địa phương là chủ thể đóng vai trò cầu nối giữa định hướng của chính phủ với giám sát, huy động, phối hợp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn bằng cách tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững vào trong hoạt động quản trị tài chính công. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc tích hợp tuy đã được nhiều tỉnh, thành phố triển khai áp dụng nhưng chưa mang lại nhiều kết quả tốt phần lớn là do chưa hiểu đúng việc tích hợp cũng như việc tích hợp chưa đồng bộ. đến nay nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên mức độ lồng ghép có khác nhau:

- Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được xếp vào loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Việc lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của hai thành phố đã được thực hiện tốt.

- Ngoài Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ được xếp vào nhóm các đô thị loại 1. Nội dung lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các thành phố này cũng đã được quan tâm thực hiện.

Trước vấn đề trên, Bà Hoài đã chia sẻ và phương án tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững vào trong hoạt động quản trị tài chính công đựa trên khuyến nghị của UNDP: Đưa biến đổi khí hậu vào quản lý tài chính công, bắt đầu từ chu kỳ ngân sách. Cách tiếp cận này chủ yếu tập trung vào ngắn hạn vì chu kỳ ngân sách dựa trên năm tài chính, do đó việc đưa các dự án dài hạn vào ngân sách kế hoạch là một thách thức. Cần áp dụng đầu mục cho các dự án trước khi lập kế hoạch và ngân sách (2023).

Cách tiếp cận mà Bà Hoài đề xuất với WRI 2023 như sau:

Bắt đầu từ các mục tiêu phát triển bền vững để xây dựng khung ALM (Asset and liability management: Khung quản lý tài sản và nợ phải trả). Đánh giá chi tiết tác động của BĐKH đối với chi thường xuyên và chi đầu cũng như tác động của BĐKH đến thuế và các nguồn thu khác bằng cách áp dụng đa dạng các phương pháp khoa học như rủi ro tài chính vĩ mô liên quan đến biến đổi khí hậu, phân tích kịch bản. dự toán được đánh giá khả thi và hiệu quả khi tài sản không lớn hơn nợ phải trả quá 5% GDP. Tiếp tục thẩm định kịch bản và áp dụng khung ngân sách trung hạn MTBF để đưa ra dự toán cuối cùng cho năm tài khóa.

sk 1 10.11.2023

Hình ảnh: Quang cảnh khóa tập huấn

Xuyên suốt khóa tập huấn, Bà Hoài cùng với các học viên là thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo TP.HCM về hội nhập quốc tế; CBCC VC các Sở ngành, Quận/huyện, Thành phố Thủ Đức đã thảo luận và đưa ra một số giải pháp về các vấn đề mà đơn vị đang gặp phải trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ CBCC VC trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức nhiều chương trình thiết thực và hữu ích hơn.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, quản lý công

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408098
Go to top