Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnNâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững

Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đẩy mạnh mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại tự do (FTA) đa tầng nấc. Tuy nhiên, trong những năm qua, với những diễn biến phức tạp, khó lường của kinh tế toàn cầu và những xu hướng mới từ các thị trường đã đem lại nhiều khó khăn và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam nếu không có sự chuyển đổi phù hợp.

Với mục tiêu định hướng và trao đổi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, triển khai hiệu quả công tác hội nhập trong bối cảnh mới, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế - Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP.HCM – phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế tổ chức Hội nghị “Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững” vào ngày 09/11/2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo TP.HCM về hội nhập quốc tế cho biết: Thành phố Hồ Chí Minh rất vui mừng trong bối cảnh hiện nay, vai trò và vị thế của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường quốc tế, tạo tiền đề quan trọng cho các địa phương trong quá trình hội nhập. Thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương có hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư lớn nhất cả nước. Xuất khẩu của Thành phố ghi nhận sự tăng trưởng cả về kim ngạch và các nhóm hàng so với cùng kỳ, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; hàng dệt may; giày dép; hàng thủy sản; hàng rau quả; sản phẩm chất dẻo; cà phê…Về thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, Thành phố tập trung vào các lĩnh vực nổi bật như: hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; thông tin và truyền thông; dịch vụ lưu trú và ăn uống; giáo dục và đào tạo; vận tải kho bãi…

Hiện tại, Thành phố đang tích cực xây dựng kế hoạch triển khai Nghị quyết số 93 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 – 2030, hướng tới góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2030 “trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á

hn1

Hình Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo TP.HCM về hội nhập quốc

Tiếp nối chương trình, Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế trình bày “Các xu hướng phát triển mới và dự báo tình hình kinh tế thế giới thời gian tới”. Ông cho biết: Xu hướng đầu tiên là thế giới đang chuyển từ nền kinh tế tri thức tới toàn cầu hóa số và kinh tế số dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư. Tuy nhiên, điều này cũng làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và định hình lại bản đồ kinh tế thế giới, khiến cục diện kinh tế thế giới ngày càng trở nên mất cân bằng và nhiều rủi ro. Thứ hai, là toàn cầu hóa chuyển dần sang khu vực hóa, xu hướng hợp tác song phương đang chiếm ưu thế so với hợp tác đa phương. Thứ ba, là sự đấu tranh giữa xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại và chống lại bảo hộ thương mại. Chính sự ra đời của các FTA như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là thông điệp mạnh mẽ chống lại xu hướng bảo hộ đang nổi lên ở nhiều nơi trên thế giới. Thứ tư, là xu hướng dịch chuyển của chuỗi cung ứng trên thế giới sau đại dịch Covid, ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới.

Trong bài phát biểu, Ông cũng đưa ra dự báo tình hình kinh tế thế giới trong thời gian tới, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị chính sách như: (1) Tập trung huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực ứng phó hiệu quả với những chuyển dịch, biến động lớn của kinh tế toàn cầu; (2) Đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa; (3) Tận dụng tối đa những cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại cho tăng trưởng kinh tế; (4) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm; (5) Chủ động hòa nhịp với xu hướng tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu.

hn2

Hình Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế

Tiếp tục Hội nghị, Bà Lâm Thị Quỳnh Anh, Trưởng phòng Hội nhập trong nước, Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế trình bày báo cáo về “Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế thông qua triển khai Nghị quyết 93/NQ-CP và định hướng công tác hội nhập trong thời gian tới ở các địa phương phía Nam.” Bà cho rằng quá trình hội nhập của chúng ta là một bước tiến dài, đạt được nhiều kết quả tích cực trên thị trường quốc tế; và hiện nay chúng ta đã ký kết 16 FTA, với trên 60 đối tác, đã có 71 đối tác công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như: sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm dù có cải thiện nhưng vẫn còn yếu so với thế giới, kể cả các nước trong khu vực; hiệu quả tận dụng các cơ hội, lợi ích từ các cam kết quốc tế trong một số lĩnh vực còn hạn chế. Do đó, việc quan trọng hiện nay là các cơ quan quản lý, doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là lý do Chính phủ quyết liệt ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP. Theo ý kiến của Bà, trong thời gian tới, các địa phương nên nhanh chóng ban hành kế hoạch triển khai và thực hiện hiệu quả Nghị quyết 93; Riêng với doanh nghiệp cần phải (1) Tìm hiểu kỹ các cam kết trong các FTA, (2) Tìm hiểu về thị trường các nước thành viên FTA, đặc biệt là các loại quy tắc xuất xứ, (3) Chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

hn3

Hình Bà Lâm Thị Quỳnh Anh, Trưởng phòng Hội nhập trong nước, Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế.

Báo cáo tại Hội nghị, Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình bày “Các rào cản thương mại trong các FTA: xuất khẩu nông lâm, thủy sản trong bối cảnh mới và những vấn đề doanh nghiệp cần lưu ý”. Theo Ông Hòa, hiện nay các quốc gia nhập khẩu và đối tác trong FTAs đưa ra các qui định ngày càng cao về ATTP và kiểm dịch động thực vật gắn với các qui định về lao động, môi trường và xã hội.

Năm 2022, Việt Nam có 07 mặt hàng nông, lâm thủy sản có kim ngạch trên 3 tỷ USD (Sản phẩm gỗ 15,85 tỷ USD, Tôm 4,33 tỷ USD, Cà phê 3,94 tỷ USD, Gạo 3,49 tỷ USD, Rau quả 3,34 tỷ USD, Cao su 3,31 tỷ USD, Hạt điều 3,07 tỷ USD …); và lưu ý doanh nghiệp một số mặt hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm cần đáp ứng các tiêu chuẩn riêng ngày càng cao về ATTP. Điển hình đối với thị trường Trung Quốc cần phải (1) Đảm bảo truy xuất ATTP, có qui trình quản lý trong chuỗi sản xuất (2) Đảm bảo nguồn gốc (vùng trồng, vùng nuôi), (3) Doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu phải đăng ký và có mã số mới được phép sản xuất vào Trung Quốc.

hn4

Hình Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

hn5

Trong phiên thảo luận, với sự tham dự của các diễn giả, chuyên gia cùng đại diện Ban chỉ đạo một số tỉnh trong Vùng, Sở ban ngành, Hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu, một lần nữa các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và những câu chuyện thực tiễn trong quá trình hội nhập liên quan các vần đề: phòng vệ thương mại, ưu đãi thuế quan, thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn thị trường….

Theo đó, với sự tham gia chia sẻ, trao đổi từ các chuyên gia, Hội nghị được đánh giá cao bởi những thông tin hữu ích và thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp. Hội nghị chính là cơ hội để các cơ quan trung ương và địa phương phối hợp, cùng nhau giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai công tác hội nhập và thực thi các FTA; từ đó, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong tiến trình hội nhập, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững như tinh thần của Nghị quyết số 93/NQ-CP.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: hội nhập quốc tế, thương mại tự do, tận dụng FTA


[1] Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007408094
Go to top