Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnHội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực lao động

Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực lao động

Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA cùng các thỏa thuận hợp tác lao động song phương khác đã mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức hơn trong việc tuân thủ các cam kết với người lao động

Với mục tiêu bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực lao động dành cho các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, Trung tâm Hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Tập huấn “Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực lao động” vào sáng ngày 18 tháng 10 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo đã thu hút các đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và tổ chức công đoàn cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) cho biết: Trong những năm qua, việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do đã giúp Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc. Qua hơn 30 năm mở cửa và hội nhập, hiện tại Việt Nam đã ký kết và thực thi được 16 hiệp định thương mại tự do với khoảng 58 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh những vấn đề liên quan đến hàng hóa, dịch vụ và đầu tư thì những hiệp định thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKVFTA còn đề cập đến những vấn đề quan trọng khác như môi trường, sở hữu trí tuệ và lao động. Cụ thể, quy định về vấn đề lao động và các cam kết lao động được đưa ra trong Chương 13- Thương mại và phát triển bền vững của EVFTA và Chương 19- Lao động của CPTPP.

ts1

Hình ảnh: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS)

Nhìn chung, vấn đề lao động trong các hiệp định không có những quy định mới mà chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn lao động cơ bản của Tuyên bố ILO 1998; trong đó, yêu cầu các nước thành viên có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi tư cách thành viên của ILO. Việt Nam hiện đã phê chuẩn được 7/8 công ước chính và dự kiến phê chuẩn công ước số 87 trong năm nay.

TPHCM là địa phương có mật độ tập trung công nghiệp cao, do vậy thành phố đã chủ động đón đầu và tích cực triển khai các hoạt động về hội nhập nhằm xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ, đảm bảo quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của kinh tế-xã hội phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Tại Hội nghị, Ông Nguyễn Tất Năm, Nguyên Trưởng phòng Lao động- Tiền lương- BHXH, Sở Lao động Thương binh và Xã hội phát biểu tính đến 31/12/2020, cả nước có tổng số lao động là 14,702,546 người, trong đó 3 địa phương là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương có số lao động cao nhất, chiếm hơn 30% số lao động của cả nước.

Trong Tuyên bố ILO 1998, Việt Nam cam kết tôn trọng, nội luật hóa và tổ chức thực thi hiệu quả các quyền của người lao động; cụ thể, theo lộ trình trong CPTPP thì trước năm 2022 (3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực) Việt Nam không áp dụng các biện pháp thương mại đối với cam kết lao động nói chung và trước năm 2024 sẽ không áp dụng cam kết về quyền hiệp hội của người lao động. Đối với EVFTA, Việt Nam sửa đổi luật pháp trong nước để tương thích với Tuyên bố ILO 1998, thông qua Bộ luật lao động năm 2019 đồng thời phê chuẩn Công ước 105 và Công ước 87 của ILO theo đúng lộ trình của Việt Nam.

ts2

Hình ảnh: Ông Nguyễn Tất Năm, Nguyên Trưởng phòng Lao động- Tiền lương- BHXH, Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động chung bao gồm các bước (i) đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, (ii) phân công hòa giải viên lao động, (iii) thành lập hội đồng trọng tài lao động và (iv) hỗ trợ, phát triển quan hệ lao động. Hiện nay, nếu yêu cầu giải quyết do đầu mối trực thuộc tại Phòng LĐ-TBXH địa phương tiếp nhận thì dữ liệu về vụ việc và quy trình xử lý cũng được truyền cho đầu mối chính tại Sở nắm. Nếu đầu mối trực thuộc không thụ lý được vụ việc sẽ gửi lên đầu mối chính giải quyết, rút ngắn thời gian xử lý và không cần làm văn bản gửi lên như trước.

Tranh chấp lao động (TCLĐ) là tranh chấp về quyền và nghĩ vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động, bao gồm hai loại: TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể.

  • Trình tự giải quyết TCLĐ cá nhân: (1) Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, Hòa giải viên lao động cấp huyện tiến hành hòa giải chậm nhất 7 ngày tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải. (2) Hội đồng hòa giải đưa ra phương án hòa giải nếu chấp thuận sẽ lập biên bản hòa giải thành, ngược lại sẽ lập biên bản không thành và mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết. Ngoài ra, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện trực tiếp ra Tòa án nhân dân mà không cần thông qua Hội đồng hòa giải hoặc Hòa giải viên đối với một số trường hợp nhất định.
  • Trình tự giải quyết TCLĐ tập thể: Tương tự TCLĐ cá nhân, tuy nhiên, nếu lập biên bản hòa giải không thành, mỗi bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh có trách nhiệm tiến hành hòa giải và giải quyết vụ tranh chấp chậm nhất 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu. Trường hợp hòa giải không thành, tập thể lao động có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc đình công.

Đồng quan điểm, Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn lao động TPHCM cũng cho biết tình hình tranh chấp lao động có xu hướng gia tăng, đặc biệt là TCLĐ tập thể. Từ 2018- 9/2023, thành phố đã có 70 vụ tranh chấp lao động tập thể, với hơn 26,390 người tham gia. Các vụ tranh chấp xảy ra chủ yếu do chưa thống nhất về các phương án điều chỉnh lao động, tiền lương; nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc trốn trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng và nợ đóng BHXH.

ts3

Hình ảnh: Ông Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn lao động TPHCM

Khi tranh chấp lao động tập thể xảy ra, Phòng LĐ-TBXH tại địa phương sẽ phối hợp với Công đoàn cùng cấp để giải quyết. Nếu xảy ra trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì sẽ do Phòng Quản lý lao động của Hepza, Phòng quản lý Doanh nghiệp Khu công nghệ cao phối hợp với Công đoàn các Khu chế xuất và Công nghiệp thành phố, Công đoàn Viên chức để giải quyết.

TCLĐ cá nhân là loại tranh chấp thường xuyên, số vụ tranh chấp ngày càng nhiều. Đối với các tranh chấp có tính chất đơn giản, cán bộ tư vấn tại Trung tâm tư vấn pháp luật (TVPL) sẽ chủ động liên hệ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để đề nghị phối hợp hỗ trợ cho lao động thương lượng hòa giải với doanh nghiệp. Đối với các tranh chấp lao động phức tạp, Trung tâm tư vấn pháp luật sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của Bộ luật lao động 2019 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015. 

ts4

Hình ảnh: Luật sư, Thạc sĩ Trần Ngọc Thích, Trưởng phòng Pháp lý Công ty Cổ phần Kết Nối Nhân Tài (Talentnet)

Chia sẻ tại Hội nghị, Luật sư, Thạc sĩ Trần Ngọc Thích, Trưởng phòng Pháp lý Công ty Cổ phần Kết Nối Nhân Tài (Talentnet) cho biết thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhân gồm Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án nhân dân. Các TCLĐ cá nhân không phải qua hòa giải sẽ bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải; bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sẽ được bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động. Thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐ cá nhân như sau: yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là 6 tháng; yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết là 9 tháng và yêu cầu tòa án giải quyết là 1 năm.

Trong khi đó, thẩm quyền giải quyết TCLĐ tập thể chia làm hai loại: về quyền và về lợi ích

Thẩm quyền TCLĐ tập thể về quyền dành cho Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án nhân dân. Thời hiệu yêu cầu giải quyết TCLĐ tập thể về quyền tương tự giải quyết TCLĐ cá nhân.

Thẩm quyền TCLĐ tập thể về lợi ích Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động hoặc đình công (đây là thủ tục, không phải thẩm quyền).

ts5

Hình ảnh: Quang cảnh Hội nghị tập huấn

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia cũng giải đáp những câu hỏi liên quan đến vấn đề lao động và mối quan hệ lao động theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam đang tuân thủ. Hiệp hội/Hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu, tổ chức công đoàn cũng có những chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải trong hợp đồng ký kết với người lao động. Theo đó, các đơn vị tham dự đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội nghị mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích hơn đến cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội/Hội ngành hàng, doanh nghiệp và tổ chức công đoàn trong thời gian tới./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: hội nhập kinh tế quốc tế, cam kết lao động

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007402287
Go to top