Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnTrung tâm Hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức thành công Hội thảo “Giải pháp thích ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh khủng hoảng Nga – Ukraine”

Trung tâm Hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức thành công Hội thảo “Giải pháp thích ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh khủng hoảng Nga – Ukraine”

Trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với kinh tế thế giới, tạo thêm sức ép lên chuỗi cung ứng toàn cầu và gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế vốn bị gián đoạn bởi dịch Covid-19.

Với mong muốn giúp cho cán bộ công chức viên chức và doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine đối với kinh tế thị trường toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, đưa ra những giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao dịch thương mại quốc tế, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội thảo “Giải pháp thích ứng cho hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh khủng hoảng Nga – Ukraine” vào ngày 20 tháng 04 năm 2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Dưới sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị như Sở ban ngành, Hiệp hội/Hội ngành hàng, sự bảo trợ truyền thông của tạp chí Vietnam Shipping Gazette, Hội thảo đã thu hút hơn 100 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các cơ quan nhà nước, Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các chuyên gia cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) nhận định: Căng thẳng Nga-Ukraine được xem là một trong những tâm điểm nóng gây nên những ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của nhiều quốc gia.Nga - Ukraine là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam trong khu vực Á-Âu, do đó hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga-Ukraine dưới áp lực của cuộc khủng hoảng cũng đã có những biến động đáng kể.Chuỗi cung ứng bị đứt gãy do tác động của đại dịch Covid-19 hiện vẫn chưa hồi phục hoàn toàn thì doanh nghiệp lại tiếp tục phải đối mặt với tình trạng gián đoạn cung ứng nguyên, nhiên liệu. Căng thẳng Nga-Ukraine cũng dẫn tới việc cấm vận, giao nhận hàng hóa bị trì hoãn, đứt đoạn, chi phí vận chuyển tăng cao.Không chỉ vậy, tác động từ lệnh trừng phạt của một số quốc gia phương Tây nhằm vào Nga, khiến doanh nghiệp gặp những trở ngại nhất định trong quá trình thanh toán, các giao dịch không thể hoàn thành.  

xnk nga ukraine

Hình: TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phát biểu khai mạc tại hội thảo

Báo cáo tại hội thảo, TS. Lê Hoàng Anh, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Viện Nghiên cứu khoa học và Công nghệ ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng, cuộc khủng hoảng giữa hai quốc gia này sẽ làm gia tăng thêm các rủi ro về chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất trên toàn cầu. Việc lạm phát tăng cao có thể dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế thấp hơn ở một số quốc gia, trong khi đó một số quốc gia khác được hưởng lợi.Từ các tính toán, diễn giả cũng đưa đến các kịch bản nhất định về giá thành cũng như xu hướng phát triển của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2023 - 2024 nhằm giúp doanh nghiệp nhận diện được những cơ hội và rủi ro để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với hoàn cảnh, biến động hiện tại.

xnk nga ukraine1

Hình: TS. Lê Hoàng Anh, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, Viện Nghiên cứu khoa học và Công nghệ ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP.HCM trình bày tại Hội thảo

Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố (HIDS) đã có những chia sẻ, phân tích sâu hơn về cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp khi mối quan hệ giữa Nga và Ukraine đang trong tình trạng căng thẳng. Theo ông, Nga và Ukraine là những thị trường truyền thống và có tính thương mại cao đối với Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam với Nga và Ukraine năm 2021 vào khoảng 7,6 tỷ USD, chiếm 1,2% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước; trong đó, kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đạt 7,14 tỷ USD, tăng 25,9% so với năm 2020, đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại của Nga. Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong khu vực ASEAN, đối tác lớn thứ 5 trong các nền kinh tế APEC. Qua các số liệu này, ông đánh giá cao tiềm lực của thị trường Nga - Ukraine và cũng nhấn mạnh việc doanh nghiệp cần phải có các chiến lược phù hợp để giữ chân các đối tác này. Ngoài những phân tích thị trường, ông cũng đưa ra các đánh giá về cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp đang và sẽ phải đối mặt như: doanh nghiệp đang gặp thách thức nguồn cung thiếu hụt, giá cả gia tăng, áp lực lạm phát, ảnh hưởng quá trình phục hồi nền kinh tế, rủi ro, khó khăn trong logistics và thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng cơ hội thu hút đầu tư vào Việt Nam, tăng cường giao thương, mở rộng thị trường, tiếp cận và giành thị phần tại thị trường Nga, đặc biệt là cơ hội thâm nhập thị trường EU trong lĩnh vực nông thực phẩm và lương thực. 

xnk nga ukraine2

Hình ảnh: Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố (HIDS) trình bày tại Hội thảo

Hiện Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu các mặt hàng: Thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo… và xuất khẩu sang thị trường Ukraine các mặt hàng: Thiết bị điện, giày dép, thiết bị máy móc, cà phê, trà, gia vị, quần áo và phụ trợ ngành may mặc… Với vai trò báo cáo viên tại hội thảo, Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định “Hai năm gần đây, Nga và Ukraine không nằm trong top các thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tuy nhiên trước xung đột Nga - Ukraine thì đây chính là 2 thị trường quan trọng có tiềm năng đang phục hồi tăng trưởng mạnh”.Khi căng thẳng giữa hai quốc gia xảy ra, rất nhiều hoạt động đã bị đình trệ như thanh toán gián đoạn, vận chuyển khó khăn, các hợp đồng cũ tồn đọng, hợp đồng mới không thể ký kết. Theo ông, để có thể thích ứng dài hạn và hiệu quả với tình hình căng thẳng giữa Nga - Ukraine, doanh nghiệp thuỷ sản cần tích cực tìm kiếm cơ hội gia tăng thị phần cá tra trước sự thiếu hụt nguồn cung cá thịt trắng tại châu Âu. Bên cạnh đó, ngành thuỷ sản cũng xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại để mở rộng xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường trước đây tiêu thụ gián tiếp nhiều thuỷ sản của Nga. Đồng thời, điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản để tránh các tác động tiêu cực do lệnh cấm vận Nga.

xnk nga ukraine3

Hình ảnh: Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP)tại Hội thảo

Liên quan đến những rủi ro trong giao thương quốc tế, PGS. TS Võ Trí Hảo – Hiệu trưởng Đại học Gia Định, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) lưu ý, để duy trì hoạt động kinh doanh và không bị hoãn hủy các hợp đồng doanh nghiệp cần phải có các phương án quản trị rủi ro phù hợp; quy định cụ thể về các trường hợp được áp dụng điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng cũng như lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp. Ông khuyến nghị, pháp luật Việt Nam quy định về thanh toán ngoại hối rất chặt chẽ. “Việc chuyển kênh thanh toán mới nên thận trọng, vì không khéo sẽ vi phạm quy định thanh toán ngoại hối, rơi vào vòng giám sát nghi ngờ rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. Các quốc gia khác khi bị đóng SWIFT, họ có thể chọn thanh toán bằng tiền kỹ thuật số, nhưng ở Việt Nam, việc thanh toán này không được chấp nhận. Song song đó, một số kênh thanh toán từ các nước khác cũng nên cân nhắc, vì không loại trừ khả năng người sử dụng sẽ bị giám sát, kiểm soát, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế và chính trị”.

xnk nga ukraine4

Hình ảnh: PGS. TS Võ Trí Hảo – Hiệu trưởng Đại học Gia Định, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tham gia báo cáo tại Hội thảo

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia đã giải đáp các thắc mắc, tình huống thực tế mà một số doanh nghiệp hiện đang gặp phải khi có nhu cầu tìm hiểu và xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường Nga – Ukraine trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần bình tĩnh, thay vì lo lắng, doanh nghiệp nên nhìn nhận tích cực hơn, cần trang bị và được hướng dẫn các giải pháp về quản trị rủi ro, giảm thiểu thiệt hại, xử lý tranh chấp để bản lĩnh hơn, có khả năng chống chịu cao hơn và phục hồi hoạt động kinh doanh một cách nhanh chóng hơn trong thời gian tới. Các doanh nghiệp tham dự đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội thảo mang lại.

xnk nga ukraine5

Hình ảnh: Các chuyên gia chụp hình kỉ niệm cùng các đại biểu tham dự tại Hội thảo

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp./.

Nguồn: CIIS

Từ khoá: CIIS; VIAC; Hội thảo; giải pháp; Nga; Ukraine; xuất nhập khẩu; khủng hoảng; cơ hội; thách thức; thanh toán quốc tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007393016
Go to top