Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Góc doanh nghiệpQuy trình thủ tụcBất cập ấn định giá hàng hóa nhập khẩu

Bất cập ấn định giá hàng hóa nhập khẩu

cangsaigon13032018

Một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa về đến cảng tại Việt Nam đã thực hiện thủ tục kê khai hải quan, kê khai giá mua hoặc giá nhập khẩu hàng hóa khớp với giá ghi trên hợp đồng mua bán, giá ghi trên hóa đơn thương mại và đúng với số tiền ghi trên chứng từ chuyển tiền thông qua ngân hàng để thanh toán tiền cho bên xuất khẩu. Tuy nhiên, sau đó, cơ quan hải quan lại ra quyết định ấn định giá hàng hóa nhập khẩu theo hướng tăng và buộc doanh nghiệp phải nộp thêm thuế nhập khẩu tương ứng với mức giá tăng thêm này.

Cơ quan hải quan giải thích là họ đã so sánh với giá hàng hóa nhập khẩu cùng loại nên có căn cứ để ấn định giá theo hướng tăng đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp. Như vậy, có thể hiểu rằng cơ quan hải quan đã mặc nhiên phủ nhận giá hàng hóa được ghi trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại và chứng từ chuyển tiền của ngân hàng.

Thực trạng hiện nay là khi thực hiện ấn định tăng giá hàng hóa nhập khẩu để tăng giá tính thuế nhập khẩu, cán bộ hải quan thường lập biên bản làm việc với doanh nghiệp nhập khẩu, trong đó có nội dung doanh nghiệp đồng ý với việc ấn định tăng giá trị hàng hóa nhập khẩu của cơ quan hải quan và đồng ý mức tăng thu thuế nhập khẩu tương ứng theo giá trị hàng hóa tăng thêm. Việc ký văn bản thỏa thuận ấn định giá như trên là bất hợp lý vì bản chất hai chủ thể này có mối quan hệ pháp lý bất bình đẳng. Một bên là cơ quan quản lý hành chính phải căn cứ trên luật pháp để ra lệnh hoặc ban hành quyết định hành chính còn một bên là doanh nghiệp - người bị quản lý, luôn có vị thế yếu hơn nên khó có chuyện họ tự nguyện ký thỏa thuận ấn định giá nêu trên. Bằng chứng là sau khi ký đồng ý việc ấn định giá, thông quan được hàng hóa thì họ đã gửi đơn khiếu nại hoặc thậm chí hiện nay một số doanh nghiệp đã khởi kiện các quyết định ấn định thuế của cơ quan hải quan ra tòa án.

Việc ấn định giá mua bán của doanh nghiệp để làm căn cứ tính thuế như hiện nay có khả năng vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự. Cụ thể, khoản 2, điều 3, Bộ luật Dân sự 2015 - nguyên tắc cơ bản của luật dân sự - quy định như sau: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Giá mua bán trên hợp đồng là giá đã được hai bên mua bán tự do, tự nguyện thỏa thuận theo nguyên tắc “thuận mua vừa bán”. Giá này cũng đã thể hiện rõ trên hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng và thậm chí bên bán còn sẵn sàng cung cấp cả tờ khai hải quan tại cảng nơi xuất có hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam nếu cơ quan hải quan có yêu cầu nhằm đảm bảo sự khách quan và trung thực của giao dịch.

Ngoài ra, điểm a, khoản 2, điều 4 của Thông tư 39 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu như sau: “Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan phù hợp với hàng hóa thực xuất khẩu”.

Thiết nghĩ, cơ quan hải quan cần cân nhắc lại cách thức ấn định, can thiệp vào giá mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp như hiện nay mà thay vào đó, cơ quan hải quan nên có cách quản lý theo hướng xác định giá niêm yết hoặc giá bán công khai của chính bên bán. Chẳng hạn, giá niêm yết hoặc giá bán trên trang web của bên bán; dữ liệu, hồ sơ, tờ khai, khai báo hải quan tại cảng của nước nơi xuất khẩu hàng hóa; hoặc qua kênh ngoại giao, hợp tác có qua có lại giữa các bộ, ngành chuyên môn của hai quốc gia...

Chính phủ cần có hướng dẫn việc xác định giá hàng hóa nhập khẩu (giá làm căn cứ tính thuế nhập khẩu) theo hướng, giá tính thuế là giá theo hóa đơn mua bán và chứng từ chuyển tiền hoặc hợp đồng mua bán và chứng từ chuyển tiền; không được ấn định giá tính thuế đối với các trường hợp doanh nghiệp đã có các chứng từ nêu trên. Các trường hợp khác thì tiếp tục áp dụng theo các quy định pháp luật hiện hành.

Việc ấn định giá như hiện nay còn mang tính chủ quan, ấn định giá, thuế quá cao dẫn đến doanh nghiệp không còn lợi nhuận khi bán hàng, đặc biệt với các trường hợp doanh nghiệp đã ký hợp đồng nguyên tắc chốt giá bán cho đối tác tại Việt Nam thì doanh nghiệp không thể điều chỉnh tăng giá bán được nữa. Nếu vì việc bán hàng không có lời mà doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng thì còn bị phạt vi phạm hợp đồng hoặc bị đối tác mua hàng kiện đòi bồi thường thiệt hại.

Nguồn: thesaigontimes.vn

Từ khóa: bất cập, ấn định, giá hàng hóa nhập khẩu

Chuyên mục RCEP

Menu

Góc Doanh nghiệp

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007422050
Go to top