Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Góc doanh nghiệpQuy trình thủ tụcChính sách bất ổn còn “bó” doanh nghiệp

Chính sách bất ổn còn “bó” doanh nghiệp

cangbien1611

Chính sách quản lý về kinh tế của Nhà nước có tác động nhanh và mạnh đến hoạt động và sự phát triển của cộng đồng DN. Vì thế, mỗi chính sách đặt ra không những phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng mà cần đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động DN, mang tính dài hạn để đáp ứng những thay đổi của nền kinh tế.

Bất lợi chính sách

Báo cáo thương mại năm 2016 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy đang có sự tương quan tỷ lệ nghịch giữa bất ổn chính sách và thương mại toàn cầu: Bất ổn càng tăng, hoạt động thương mại càng giảm. Theo đó, bất ổn chính sách sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, qua đó kìm hãm các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong môi trường chính sách không chắc chắn, các DN có thể trì hoãn các quyết định đầu tư, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, các ngân hàng nâng chi phí cho vay. Vì thế, giai đoạn 2012-2016, thương mại toàn cầu tăng trung bình 3%/năm, thấp hơn kết quả tăng trung bình 7%/năm trong giai đoạn 1994-2008.

Nhận thức được những vấn đề trên, Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 của Chính phủ đã nêu rõ 10 nguyên tắc để xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho DN phát triển và trở thành động lực của nền kinh tế. Trong đó có việc Nhà nước bảo đảm sự ổn định, nhất quán, dễ dự báo của chính sách; ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện. Chính vì thế, Nghị quyết đã yêu cầu các bộ, ngành phải rà soát đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN hoạt động.

Thời gian qua, nhiều bộ, ngành đã tiến hành cải cách mạnh mẽ các vấn đề liên quan đến chính sách liên dành cho DN như: Cắt giảm điều kiện kinh doanh, giấy phép con, giảm thủ tục hành chính liên quan đến thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, tiếp cận đất đai… Nhưng theo PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), Việt Nam đã sửa đổi nhiều bộ luật, chính sách để phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, nhưng vẫn chưa hoàn thiện và đầy đủ. Điều này khiến trong những năm qua, số lượng văn bản pháp luật tăng nhanh trong khi chất lượng của nhiều văn bản chưa được đảm bảo; việc lấy ý kiến của công chúng tuy có được cải thiện nhưng chưa thực sự thay đổi về chất; nước ta vẫn còn thiếu một cơ quan đầu mối, các công cụ, tiêu chí kiểm soát chất lượng văn bản pháp luật.

Đặc biệt, theo Báo cáo Việt Nam 2035 của WB, trở ngại lớn nhất đối với khu vực kinh tế tư nhân vẫn là môi trường pháp lý chưa thực sự hoàn thiện theo nguyên tắc pháp quyền; còn nhiều quy định chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, phức tạp và chồng chéo, dẫn tới việc các cơ quan thừa hành và DN lúng túng trong việc chấp hành luật. Mặt khác, kết quả cuộc bình chọn quy định pháp luật của cộng đồng DN năm 2016 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy, trong số hơn 9.000 quy định đươc đề cử thì có 114 đề cử quy định tốt và 123 đề cử quy định kém, trong đó xu hướng là chất lượng văn bản pháp luật ở cấp nghị định và thông tư kém hơn so với văn bản ở cấp luật.

Nhìn chung có thể thấy, các chính sách, quy định pháp luật của Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để sửa đổi, hoàn thiện theo đúng mục tiêu mà Chính phủ mong muốn. Bởi theo các DN, không chỉ không phù hợp mà có nhiều chính sách chưa được ban hành đã không còn phù hợp với thực tế, hoặc chính sách ở cấp luật một đằng, xuống dưới nghị định, thông tư lại được hiểu theo một nẻo khác… Những vấn đề này đang làm “đau đầu” những nhà hoạch định chính sách vì không những cơ chế liên tục thay đổi mà hoàn cảnh kinh tế, xã hội cũng xoay chuyển không ngừng.

DN cần tạo áp lực thay đổi chính sách

Một điểm yếu lớn nhất của chính sách nước ta là sự thiếu tiên lượng, khiến chính sách không mang tính dài hạn để phù hợp với những thay đổi chóng mặt của thị trường. Nhất là khi cả thế giới đã hướng đến cuộc cách mạng 4.0, các chính sách của Việt Nam cũng phải phù hợp với xu thế này. Mặc dù nhiều chính sách về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ thông tin, xây dựng thành phố thông minh… đã được đưa ra và triển khai, nhưng việc thực hiện vẫn còn vấp phải nhiều bất cập do các quy định còn bất cập.

Trong đó, phải kể đến việc các quy định chưa “chạy” theo kịp những đổi mới của thị trường. Đơn cử như việc quản lý thương mại điện tử. Vào đầu tháng 10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính nghiên cứu về quản lý, phát triển, thu thuế đối với ngành bán lẻ trực tuyến. Theo văn bản giải trình của Bộ Tài chính, các quy định, chính sách về quản lý thương mại điện tử đều đã có, tuy nhiên kinh doanh thương mại điện tử là một loại hình mới đang phát triển mạnh, nên cách quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý một cách đẩy đủ chính xác. Nguyên nhân do cả khách quan và chủ quan, nhất là khi thương mại điện tử có đặc điểm ảo, khó kiểm chứng thông tin, môi trường hoạt động rộng lớn và xuyên biên giới, trong khi hệ thống pháp luật chưa đồng bộ. Vì thế, Bộ Tài chính cho biết sẽ đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) bổ sung thêm một chương về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế để tạo tiền đề cho các bộ, ngành phối hợp quản lý loại hình kinh doanh này.

Trên thực tế, các văn bản pháp luật khó có thể đáp ứng chuẩn chỉ theo các yêu cầu của thị trường mà vẫn liên tục được sửa đổi và cập nhật. Vì thế, hoạt động tiếp thu, lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng chuyên gia và DN đã và đang được các bộ, ngành thực hiện để tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển. Tuy vậy, vẫn còn đó những văn bản pháp luật chưa thực thi đã vướng mắc vẫn được ban hành, điều này đi trái với những chính sách về phát triển DN, cải cách môi trường kinh doanh của Nhà nước.

Ví dụ tiêu biểu nhất có thể kể đến là mới đây, Tổng cục Hải quan đã tổ chức cuộc họp với đại diện Cục Hóa chất –Bộ Công Thương để nêu lên những vướng mắc khi thực hiện Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 25/11. Theo đó, nhiều quy định không rõ ràng, gây khó hiểu cho cả cơ quan Hải quan và DN, điều này có thể gây ách tắc trong thông quan hàng hóa. Thậm chí đại diện phía cơ quan Hải quan còn cho rằng, một số quy định nếu được thực hiện sẽ thành thảm họa không chỉ đối với Hải quan mà cả DN, bởi hàng hóa chứa tiền chất có trong rất nhiều mặt hàng, nên sẽ đẩy Hải quan vào “mê hồn trận”.

Ngoài ra, theo chuyên gia của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc hoạch định chính sách cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành; xây dựng đội ngũ làm công tác hoạch định chính sách có chất lượng cao, có tầm nhìn bao quát về các vấn đề, trong đó phải lấy yếu tố con người là cốt lõi để có chính sách tốt, hợp lòng dân và hiệu quả thực thi cao; học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong công tác hoạch định chính sách nhưng phải áp dụng phù hợp với thực tiễn DN nước ta. Mặc dù vậy, tại một hội thảo gần đây TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, không chỉ cần sự thay đổi từ cơ quan quản lý mà các DN cần tạo áp lực để Chính phủ thay đổi chính sách, các DN cần có tư duy quản trị mới, nghiên cứu dự báo sự thay đổi cấu trúc hệ thống và tác động để thích ứng với mọi hoàn cảnh.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế TƯ (CIEM):

Các bộ, ngành cần nhìn nhận một cách thật sự sắc nét về vấn đề quản lý; đây là trách nhiệm, bổn phận mà các bộ, ngành phải làm. Điều quan trọng là chúng ta cần chỉ ra quản lý bằng phương pháp nào, ít tác động lên chi phí của doanh nghiệp nhất, tiết kiệm về thời gian nhất thì cần ưu tiên. Các bộ, ngành cần phải hiểu một chữ chúng ta viết ra có thể gây chi phí cả tỷ đồng cho DN, cho xã hội. Vì vậy, cái quan trọng nhất là chúng ta đưa ra quy định gì, viết ra cái gì, vừa phải đảm bảo đòi hỏi ngày càng cao của xã hội vừa phải thực sự có chính sách tạo thuận lợi cho DN.

Nguồn: Báo Hải quan

Từ khóa: chính sách, bất ổn, bó doanh nghiệp

Chuyên mục RCEP

Menu

Góc Doanh nghiệp

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007410225
Go to top