Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Góc doanh nghiệpHỏi đápHỏi đáp về CEPT

Hỏi đáp về CEPT

 

Hỏi đáp về CEPT

Câu hỏi 1: Những quyết định quan trọng của các thành viên ASEAN liên quan đến Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) gần đây là gì?

Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 26 tại Chiang Mai, Thái Lan vào ngày 22-23 tháng 9 năm 1994 đã nhất trí thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định CEPT cho AFTA. Các quyết định chính là:

a. Khung thời gian cho việc thực hiện AFTA được rút ngắn 15-10 năm để đến năm 2003, tất cả các sản phẩm thuộc Hiệp định CEPT sẽ chỉ còn mức thuế từ 0-5%;

b.Đưa các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến vào Chương trình CEPT;

c. Danh mục loại trừ tạm thời được bãi bỏ từ ngày 01 tháng 1 năm 2000.

Câu hỏi 2. Khung thời gian sẽ ảnh hưởng như thế nào đến "lộ trình rút ngắn" và "lộ trình" bình thường hiện tại?

Với quyết định tăng tốc, rút ngắn CEPT cho AFTA, sau đây là hướng dẫn đã sửa đổi giảm thuế trong các lộ trình rút ngắn và lộ trình bình thường:

Lộ trình bình thường:

• Các sản phẩm đang chịu thuế suất trên 20% sẽ giảm xuống còn 20% từ ngày 01 Tháng 1 năm 1998 và sau đó giảm tiếp từ 20% xuống còn 0-5% vào ngày 1 tháng 1 năm 2003;

• Sản phẩm có mức thuế suất bằng hoặc dưới 20% sẽ giảm xuống 0-5% từ ngày 01 tháng 1 năm 2000.

Lộ trình rút ngắn:

• Sản phẩm có mức thuế suất trên 20% sẽ giảm ngay xuống còn 0-5% từ ngày 01 tháng 1 năm 2000'

• Sản phẩm có mức thuế suất nhỏ hơn hoặc bằng 20% sẽ giảm xuống còn 0-5% từ ngày 1 tháng 1 năm 1998.

Lộ trình giảm thuế mới được soạn thảo cho các sản phẩm riêng của các nước thành viên và công bố vào tháng 10 năm 1995 bởi Ban Thư ký ASEAN về Chương trình sửa đổi các sản phẩm sửa đổi và Cắt giảm thuế quan theo Hiệp định Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực Chung (CEPT).

Câu hỏi 3. Danh mục loại trừ tạm thời được loại bỏ như thế nào?

Các sản phẩm, có trong danh mục loại trừ tạm thời sẽ được đưa vào danh mụccắt giảm thuế theo chương trình CEPT hàng năm. Phiên bản đầu tiên được thực hiện vào ngày 1 tháng 1 năm 1996. Danh mục loại trừ tạm thời bị loại bỏ hoàn toàn từ ngày 1 tháng 1 năm 2000.

Câu hỏi 4. Lịch trình cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm chuyển từ Danh mục loại trừ tạm thời?

Sản phẩm, một khi chuyển vào danh mục chính thức áp dụng, được áp dụng cho điều sau đây:

a. Sản phẩm có mức thuế trên 20% phải có mức thuế mới là 20% từ ngày 01 tháng 1 năm 1998. Sản phẩm có mức thuế trên 20% mới đưa vào danh mục áp dụng từ 1/1/98 phải có mức thuế là 20% hoặc ít hơn sau khi chuyển. Giảm tiếp xuống còn 0-5% từ ngày 01 tháng 1 năm 2003.

b. Sản phẩm có mức thuế suất bằng hoặc dưới 20%, sẽ được giảm xuống còn 0-5% từ ngày 1 tháng 1 năm 2003.

Câu hỏi 5. Sản phẩm nông sản chưa qua chế biến nông sản sẽ được đưa vào Chương trình CEPT như thế nào?

Nông sản chưa qua chế biến sẽ được chia thành ba danh mục riêng biệt, danh mục được áp dụng theo CEPT ngay lập tức, danh mục loại trừ tạm thời và danh mục các sản phẩm được cho là nhạy cảm. Sản phẩm nông sản chưa chế biến trong danh mục theo chương trình CETP, danh mục loại trừ tạm thời sẽ phải chịu các điều kiện áp dụng tương tự như các sản phẩm khác trong danh mục tương ứng, các điều kiện yêu cầu này nằm trong các quyết định mới nhất của AEM lần thứ 26. Đối với các sản phẩm trong danh mục nhạy cảm, sẽ có cơ chế phù hợp để từng bước loại bỏ chúng ra khỏi danh mục.

Câu hỏi 6. Các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm là gì?

Các sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm là các sản phẩm nông sản chưa qua chế biến do chính nước thành viên tự coi là nhạy cảm với họ. Những sản phẩm này không cần phải giống nhau ở các quốc gia.

Câu hỏi 7. Các quyết định mới, đó là khung thời gian mới, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến và loại bỏ danh mục loại trừ tạm thời có hiệu lực từ khi nào?

Những quyết định mới sẽ có hiệu lực thực hiện từ ngày 01 tháng 1 năm 1996.

Câu hỏi 8. Có cơ chế nhân nhượng đối với các sản phẩm trong danh mục loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm hay không?

Sản phẩm thuộc danh mục loại trừ tạm thời không thể được nhượng bộ vì chỉ có sản phẩm trong Danh mục áp dụng ngay theo chương trình CETP (tức là có lịch trình cắt giảm thuế quan) mới có đủ điều kiện nhân nhượng. Các sản phẩm trong danh mục nhạy cảm có thể nhận được nhượng bộ nhưng sẽ phải chịu các quy tắc CEPT cho việc trao đổi nhượng bộ.

Câu hỏi 9. Các nước thành viên có thể đẩy nhanh quá trình tự do hoá theo Hiệp định CEPT cho AFTA?

Có, các nước thành viên có thể nhanh chóng cắt giảm thuế quan của họ và / hoặc chuyển các dòng sản phẩm có thuế suất trên 20% trong danh mục loại trừ tạm thời vào Danh mục áp dụng ngay. Khu vực tư nhân, thông qua ASEAN-CCI, có thể đề xuất lên Hội nghị Kinh tế Cao cấp (SEOM) thông qua các đơn vị AFTA hay các đơn vị quốc gia AFTA.

Câu hỏi 10. Những quyết định này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến các hiệp định kinh tế khác nhau của ASEAN?

Những quyết định mới sẽ ảnh hưởng đến Hiệp định khung ASEAN về tăng cường Hợp tác kinh tế năm 1992 và Hiệp định về ưu đãi thuế quan hiệu quả chung (CEPT) cho Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) năm 1992. Các Hiệp định này cũng sẽ phải được sửa đổi.

Tất cả các quyết định Chính phủ thành viên ASEAN sau năm 1992 mà có thể ảnh hưởng đến các Hiệp định cũng sẽ được xem xét bổ sung, sửa đổi.

Câu hỏi 11. Những quyết định nào khác của AEM lần thứ 26 hỗ trợ sự tăng tốc của CEPT cho AFTA?

26 AEM cũng đồng ý rằng:

a. Sự hài hoà của danh mục thuế quan, thủ tục hải quan và hệ thống định giá ASEAN sẽ được hoàn thành vào cuối năm 1995;

b. Một đơn vị AFTA trong trong ban Thư ký ASEAN và AFTA quốc gia trong các Chính phủ thành viên được thành lập sẽ là yếu tố cơ sở hạ tầng để hỗ trợ việc thực hiện Hiệp định CEPT cho AFTA.

CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

Câu hỏi 12. Khi các nước thành viên đơn phương cắt giảm thuế quan, thì các nước này có nhận được nhượng bộ của CEPT?

Giả sử các sản phẩm đáp ứng tất cả các yêu cầu cho các nhượng bộ CEPT (tức là các sản phẩm nằm trong Danh mục cắt giảm ngay với một lịch trình cắt giảm thuế quan và có tỷ lệ xuất xứ nội khối 40% ASEAN), các sản phẩm sẽ được CEPT nhân nhượng, nhưng phải tuân thủ các điều kiện trao đổi nhượng bộ của CEPT.

Câu hỏi 13. Khi mức thuế suất tối huệ quốc (MFN) được điều chỉnh hàng năm bởi các nước thành viên, khi nào thì các nhà xuất khẩu / nhập khẩu sẽ có đủ điều kiện để được hưởng những thay đổi trong các nhượng bộ?

Khi lịch trình cắt giảm thuế quan hoặc mức thuế suất MFN được thay đổi, điều kiện của nhượng bộ theo CEPT cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhà nhập khẩu/xuất khẩu có thể yêu cầu bồi thường nhượng bộ khi mức thuế mới được thực hiện miễn là các sản phẩm đáp ứng điều kiện để hưởng các ưu đãi (xem câu hỏi 12). Điều cần thiết là phải cập nhật Tài liệu trao đổi nhượng bộ CEPT (CCEM) để đảm bảo có những thay đổi mới nhất. CCEM của mỗi nước mô tả mức thuế suất CEPT cho từng sản phẩm và các nước thành viên ASEAN đồng ý với mức thuế đó (tức là nhượng bộ). Nếu sửa đổi như vậy trong lộ trình giảm thuế hoặc mức thuế suất MFN được thực hiện trong năm, các thay đổi nhượng bộ chỉ có thể được phản ánh trong các CCEM vào cuối năm dương lịch.

Câu hỏi 14. Thoả thuận ưu đãi thương mại ASEAN (PTA) vẫn còn hiệu lực?

Không, PTA đã hết hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 1996. Các cơ chế để loại bỏ PTA hiện đang được thảo luận.

Câu hỏi 15. "Mức thuế cơ sở CEPT" cho các sản phẩm và chương trình giảm thuế quan theo Chương CEPT (hoặc danh mục sản phẩm) là mức thuế suất MFN?

Đúng. Tuy nhiên, có những tính toán nhất định. Đầu tiên, đối với một số sản phẩm PTA trong chương trình CEPT, mức thuế cơ bản là mức thuế MFN sau khi tính toán biên độ ưu đãi (MOP). Thứ hai, các nước có thể đã thực hiện cắt giảm thuế suất MFN sau khi công bố danh mục sản phẩm. Do đó,mức thuế cơ bản có thể không phản ánh mức MFN mới nhất của các nước thành viên. Trong mọi trường hợp, thương nhân được phép lựa chọn mức giá thấp nhất được áp dụng.

Câu hỏi 16. Danh mục sản phẩm CEPT có được cập nhật?

Có một số sản phẩm có thể không được cập nhật ngay tức thì. Tuy nhiên, Ban Thư ký ASEAN sẽ cập nhật Danh mục sản phẩm định kỳ. Những sửa đổi này thường là sửa đổi lịch trình cắt giảm thuế quan, đưa thêm sản phẩm vào danh mục áp dụng ngay hay chỉnh sửa lại danh mục sản phẩm trước đó. Những sửa đổi này sẽ được gửi cho các bên có đăng ký nhận Danh mục sản phẩm định kỳ.

Câu hỏi 17. Cơ quan nào chịu trách nhiệm xác định và bổ sung sửa đổi các thông tin trong danh mục sản phẩm CEPT?

Cơ quan chịu trách nhiệm là đơn vị quốc gia AFTA của chính phủ thành viên tương ứng hoặc các đơn vị AFTA tại Ban Thư ký ASEAN (địa chỉ và số điện thoại có mục " Đơn vị AFTA và các đơn vị quốc gia AFTA").

Câu hỏi 18. Nếu thuế suất của một quốc gia áp dụng một sản phẩm cụ thể đã giảm từ trên 20% xuống còn 20% hoặc thấp hơn, thì mức thế này có được tiếp tục áp dụng trong trường hợp sản phẩm này đang phải chịu mức thuế suất trên 20% ở các quốc gia khác?

Các quốc gia đang có mức thuế giảm đến bằng hoặc dưới 20% có quyền lựa chọn áp dụng thuế suất MFN hoặc thuế suất CEPT trên 20%. Trong trường hợp này, Hội đồng AFTA 6 đã quyết định rằng quốc gia này phải áp lại mức thuế suất CEPT trên 20% trước đó (nếu nó đang thấp hơn thuế suất MFN).

Câu hỏi 19. Sản phẩm trong danh mục áp dụng ngay có thể trừ tạm chuyển vào hoặc Danh mục sản phẩm nhạy cảm hay không?

Không. Tuy nhiên, Điều 6 về "Các biện pháp khẩn cấp " trong Hiệp định CEPT quy định rằng các nước thành viên có thể đình chỉ áp dụng các ưu đãi và không phân biệt đối xử nếu một lĩnh vực cụ thể phải đối mặt với sự tổn thương hay đe dọa tổn thương. Và tất nhiên, hành động đình chỉ đặc quyền này chỉ là tạm thời. Hơn nữa, Hiệp định CEPT quy định rằng việc áp dụng các biện pháp đình chỉ này phải thông báo trước cho Hội đồng AFTA, và trước khi áp dụng các biện pháp, có thể phải tiến hành tham vấn giữa các bên bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này khi các nghĩa vụ của Hiệp định CEPT không được tuân thủ bởi bên liên quan khác, các nước thành viên cũng có thể đề nghị tham vấn với các nước thành viên khác, theo quy định của Điều 8 về "tham vấn" trong Hiệp định CEPT, với quan điểm nhằm đạt được sự thoả đáng trong các điều chỉnh.

Theo http://www.asean.org

Từ khóa: Hỏi đáp, CEPT, thương mại tự do

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Góc Doanh nghiệp

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Lượt truy cập

007393644
Go to top