Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Góc doanh nghiệpHỏi đápHỏi đáp TPP – Kỳ 1: TPP và những vấn đề nhân quyền

Hỏi đáp TPP – Kỳ 1: TPP và những vấn đề nhân quyền

labour-1

1. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là gì?

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận kinh tế và thương mại giữa 12 quốc gia khu vực Thái Bình Dương.

Mục đích chính của TPP là giảm thiểu và tiến tới loại bỏ thuế quan và các rào cản thị trường khác đối với hầu hết các loại hàng hoá, dịch vụ và sản phẩm nông nghiệp. TPP cũng giải quyết vấn đề trong một số lĩnh vực mà hệ thống thương mại đa phương Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khó có thể hoàn toàn làm được, chẳng hạn như đầu tư trực tiếp, tiêu chuẩn lao động, môi trường và các doanh nghiệp nhà nước. Những người ủng hộ thì cho rằng TPP sẽ tạo ra tiền lệ về các quy luật thương mại toàn cầu thích hợp, thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng kinh tế hơn trong toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi nhiều quốc gia gia nhập.

Ngày 05/11/2015, Hiệp định bao gồm 30 chương kèm các phụ lục, sau nhiều năm, đã đàm phán thành công. Các quốc gia đã ký Hiệp định gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Hoa Kỳ.

TPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi 12 quốc gia ký kết phê chuẩn Hiệp định (hoặc 60 ngày sau khi ít nhất 6 quốc gia ban đầu đã phê chuẩn cùng đạt tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chiếm trên 85% tổng GDP của 12 nước ký kết ban đầu).

Khi TPP có hiệu lực thì những yêu cầu về chính sách và pháp luật cũng bắt đầu được áp dụng cũng như ở nhiều quốc gia, các văn bản pháp luật được ban hành và thực thi. TPP sẽ buộc các quốc gia thành viên giảm thuế quan đối với một số dịch vụ và hàng hóa cụ thể. Hầu hết các quốc gia thành viên cũng cần cải cách lại một phần hệ thống chính sách và pháp luật trong nước về quyền lao động, dịch vụ tài chính, sáng chế và sở hữu trí tuệ.

Vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng của các vấn đề quyền lao động ở nhiều nước thành viên đã đàm phán hiệp định song phương khác với Việt Nam, Malaysia, Brunei khi thực thi TPP cùng Hoa Kỳ.

2. Các vấn đề nhân quyền nào có vấn đề cốt lõi trong TPP?

Nhìn chung, Human Right Watch (HRW) không đặt mình vào vị trí đối trọng với các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, TPP thật sự làm gia tăng nghiêm trọng mối quan tâm của HRW về quyền con người, đặc biệt là quyền lao động, sở hữu trí tuệ, quyền sức khỏe, quyền tự do biểu đạt và quyền riêng tư trên Internet.

HRW cùng các tổ chức khác buộc phải bày tỏ những lo ngại về việc Chương Lao động của Hiệp định và các Hiệp định song phương liên quan sẽ không bảo vệ đầy đủ quyền cho người lao động tại các nước tham gia có lịch sử bảo vệ quyền lao động rất tồi, đặc biệt là Việt Nam, Malaysia và Brunei. Mặc dù các Thỏa thuận nhất quán hành động (Consistency Plan agreements) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách  trong hệ thống pháp luật quốc gia, mức độ ràng buộc và thực thi của các quốc gia trong điều khoản về quyền lao động vẫn chưa rõ ràng, đặt biệt khi xét đến việc thi hành rất hạn chế điều khoản lao động trong các hiệp định thương mại trước đây và bản thân pháp luật của từng quốc gia thành viên.

Tương tự, các điều khoản về bảo hộ quyền sáng chế ở Chương Sở hữu trí tuệ cũng đáng quan ngại khi chúng khiến cho khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia nghèo hơn ngày càng khó khăn, do việc tăng chi phí và độc quyền có thời hạn cho các loại thuốc đặc trị.

Đồng thời, các quy định thực thi quyền tác giả ở chương này cũng gây ra những rủi ro đáng kể cho quyền tự do biểu đạt trên các phương tiện truyền thông mạng.

3. Những vấn đề lao động chính yếu trong TPP là gì?

Chương Lao động yêu cầu các thành viên TPP phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cốt lõi về quyền lao động theo quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, Hoa Kỳ đã đàm phán song phương các Thỏa thuận nhất quán hành động với Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Vấn đề lo ngại ở chỗ các quy định này chỉ có thể được thực thi bởi chính quyền quốc gia sở tại.

TPP có trao quyền khởi kiện cho các quốc gia thành viên nếu họ có tranh chấp pháp lý với quốc gia khác về việc vi phạm điều khoản lao động. Tuy nhiên, các công đoàn, nhóm vận động hoặc liên đoàn thương mại chỉ có thể kiến nghị, vận động hành lang hoặc yêu cầu Hoa Kỳ cũng như các quốc gia thành viên thực thi quy định TPP; họ không phải chủ thể được trao quyền nộp đơn khiếu nại theo Hiệp định. Điều này trái ngược với việc các nhà đầu tư và các công ty đa quốc gia lại có thể tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp với các quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia (Investor-State Dispute Resolution – ISDR).

Hoa Kỳ dù có cơ chế bảo vệ nhóm quyền người lao động hiệu quả, thường chỉ thực hiện khiếu kiện sau khi các nhóm đại diện lao động nộp đề nghị chính thức, kèm theo những hoạt động vận động hành lang đáng kể. Rất nhiều khiếu nại lao động đã được trình theo các hiệp định thương mại từ năm 1991, chủ yếu là theo Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tuy nhiên, do nhiều rào cản về thủ tục, chậm trễ kéo dài, nhóm lợi ích kinh doanh đối lập tại Hoa Kỳ hoặc các vấn đề chính trị; những động thái của chính phủ Hoa Kỳ để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động vẫn còn rất hạn chế, kể cả trong các hiệp định thương mại đang có hiệu lực.

Lấy ví dụ với quốc gia Guatemala, vốn đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Trung Mỹ (CAFTA) năm 2006, là một minh chứng rõ ràng nhất cho vấn đề này. Năm 2008, các nhóm lao động thuộc Guatemala và Hoa Kỳ bắt đầu kiến ​​nghị với chính phủ Hoa Kỳ để đưa vụ việc thương mại ra Tòa kiện Guatemala về việc không tuân thủ các tiêu chuẩn cốt lõi quy định tại chương lao động của CAFTA. Mãi đến năm 2015, tức là 7 năm sau, Hoa Kỳ mới tiến hành thực hiện.

Đây cũng là lần đầu tiên và duy nhất một quốc gia kiện quốc gia khác về việc vi phạm quy định lao động theo một hiệp định thương mại tự do. Theo các nhóm lao động, đã có hơn 70 lãnh đạo liên đoàn bị giết hại trong một thập kỷ kể từ khi Guatemala ký kết hiệp định, dẫu vậy trường hợp của Guatemala đã phải mất đến hàng năm mới được giải quyết. Trong thời gian đó, tất cả những lợi ích của CAFTA vẫn có hiệu lực.

Nếu thiếu vắng hành động từ chính phủ Hoa Kỳ, gần như chắc chắn rằng Chương Lao động của TPP sẽ không thể được thực hiện. Không một thành viên nào khác của TPP có tiền lệ trong việc khởi kiện vụ việc thương mại để nhằm thực thi chương lao động của các hiệp định kinh tế khác.

(Còn tiếp)

Nguồn: The Trans-Pacific Partnership  - Bùi Thúy Hiền (dịch)

Từ khóa: Hỏi đáp TPP, Kỳ 1, TPP, vấn đề nhân quyền

Chuyên mục RCEP

Menu

Góc Doanh nghiệp

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Lượt truy cập

007370482
Go to top