Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Góc doanh nghiệpChính sách mớiQuy định “cản trở” DN thủy sản nhập khẩu nguyên liệu

Quy định “cản trở” DN thủy sản nhập khẩu nguyên liệu

thuy san

Từ bất cập liên quan đến quá trình thực thi Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm tháo gỡ.

Phải có H/C cho nguyên liệu nhập khẩu

Theo đó, vấn đề mà các DN đang gặp phải là yêu cầu lô nguyên liệu thủy sản NK phải có Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh - H/C (Health Certificate) do cơ quan thẩm quyền nước XK cấp (ngoại trừ nhập khẩu bằng tàu cá). Theo phản ánh của các DN, quy định trên gây khó khăn cho DN, bởi trên thực tế, người bán không thể cung cấp H/C phù hợp theo yêu cầu của Việt Nam trong một số trường hợp điển hình. Chẳng hạn, lô nguyên liệu đó đánh bắt trên ngư trường, được vận chuyển bằng tàu cá (Đài Loan, Hàn Quốc…) đến cảng ngoại quan ở Thái Lan để dỡ hàng đóng vào container và xuất về Việt Nam. Việc dỡ hàng tại cảng ngoại quan để đóng vào container xuất về Việt Nam được thực hiện bởi đại lý vận tải của chủ hàng (là người bán ở Nhật Bản, Singapore…). Việc dỡ hàng và đóng hàng vào container được giám sát chặt chẽ của cơ quan Hải quan thuộc cảng ngoại quan đó.

Việc người bán không thể lấy H/C cho lô hàng với lý doThái Lan không cấp H/C cho chủ thể ở nước khác (vì tàu cá là của Đài Loan, Hàn Quốc..., chủ hàng thì lại ở Nhật, Singapore..). Trong kinh doanh quốc tế, một số lô hàng chỉ được xác định người mua khi hàng đang trên biển. Khi đạt được thỏa thuận với người mua Việt Nam về giá cả thì ngưới bán không thể nào đáp ứng được yêu cầu phải có H/C cho lô hàng. Vì vậy, kết quả là việc mua bán với Việt Nam không thực hiện được.

Một số trường hợp DN Việt Nam nhập nguyên liệu về để sản xuất XK đi EU, cơ quan thẩm quyền nước XK cấp được H/C cho lô nguyên liệu nhập bằng container nhưng mẫu H/C là mẫu định sẵn nên không thể chèn thêm câu chữ “meet with EU regulation” do Bộ NN và PTNT quy định nên khi DN mua về cũng không thể xuất khẩu đi EU.

Theo VASEP, dù còn có những bất cập cần rà soát, tuy nhiên cần xem xét kỹ quy định này đối với từng nhóm mặt hàng. Một số sản phẩm hoặc một số thời điểm đang thiếu hụt nguyên liệu thủy sản thì không nên hạn chế nhập khẩu nguyên liệu mà Nhà nước nên tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho DN. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện cho DN không bị hạn chế nguồn nguyên liệu, gia tăng năng lực cạnh tranh mà vẫn đảm bảo được yêu cầu quản lý Nhà nước, VASEP và các DN XK thủy sản kiến nghị: Đối với những lô nguyên liệu nhập khẩu không có H/C do cơ quan thẩm quyền nước XK cấp thì cho phép cơ quan thẩm quyền Việt Nam (Cơ quan Thú y hoặc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) tiến hành lấy mẫu kiểm tra, phân tích rồi cấp H/C để DN được nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với lô nguyên liệu nhập để sản xuất xuất khẩu đi EU, nếu lô hàng đã đáp ứng quy định IUU1005 nhưng chỉ thiếu H/C hoặc H/C không có câu chữ “meet with EU regulation” như cơ quan thẩm quyền Việt Nam yêu cầu thì cho phép cơ quan thẩm quyền Việt Nam tiến hành lấy mẫu kiểm tra, phân tích để chứng nhận cho lô nguyên liệu đủ điều kiện để XK sang EU.

Chờ kiểm dịch, chậm sản xuất

Trước đó, từ các bất cập liên quan đến quy định ngày sản xuất phải sau ngày thông quan đối với hàng nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, VASEP cũng  kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép DN được đưa các lô hàng nguyên liệu thủy sản NK vào sản xuất trong khi chờ thông quan.

Theo phản ánh của các DN, tại Công văn số 8938/BNN-TY ngày 24/10/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm dịch thủy sản đông lạnh nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất xuất khẩu có nội dung: DN không được đưa hàng vào sử dụng khi chưa có kết quả kiểm dịch. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục xác nhận thông quan sau khi lô hàng đã được Chi cục Thú y cấp giấy chứng nhận kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, các DN thủy sản cho rằng, do đặc thù của hàng đông lạnh, đặc biệt là hàng ướp đá cần phải đưa vào sản xuất trong thời gian sớm nhất để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, DN cũng phải kịp thời sản xuất để đáp ứng nhu cầu cung ứng cho khách hàng đồng thời giao hàng đúng thời hạn, nhất là những thời điểm hàng đông lạnh nhập dồn dập vào mùa cao điểm. Do vậy, DN rất cần đưa nguyên liệu vào sản xuất càng sớm càng tốt.

Trong khi đó theo quy định hiện nay, tổng thời gian từ khi DN đi đăng ký kiểm dịch cho lô hàng NK đến khi lô hàng chính thức được cơ quan Hải quan xác nhận thông quan phải mất từ 3 đến 6 ngày làm việc. Đối với nguyên liệu thủy sản đánh bắt tự nhiên, khi giao hàng cho DN thì các nhà xuất khẩu sẽ cử đại diện cùng tham gia việc dỡ hàng để phân kích cỡ, trọng lượng cũng như xác định chất lượng của lô hàng. Để xác định chính xác chất lượng của lô hàng nguyên liệu thủy sản thì phải đem hàng vào sản xuất dưới sự chứng kiến của đại diện người bán.

Nhằm tạo điều kiện cho DN giảm thiểu tối đa chi phí không cần thiết, trong đó có chi phí logistics, VASEP đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cho phép DN được phép mang hàng về kho bảo quản và được đem hàng ra sản xuất trong khi chờ lô hàng được thông quan và DN chỉ được phép xuất khẩu thành phẩm sau khi lô nguyên liệu nhập khẩu đã được xác nhận thông quan. 

Nguồn: Báo Hải quan

Từ khóa: quy định, cản trở, DN, thủy sản nhập khẩu, nguyên liệu

Chuyên mục RCEP

Menu

Góc Doanh nghiệp

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007403201
Go to top