Đại dịch COVID-19 đã và đang làm gián đoạn dòng chảy thương mại trong khu vực. Chính vì thế, việc tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa giữa các quốc gia thành viên ASEAN càng trở nên quan trọng. Vào tháng 3, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã dự đoán rằng khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu dự kiến sẽ tăng 8% vào năm 2021 và 4% vào năm 2022, sau khi giảm 5,3% vào năm 2020. Việc giảm chi phí tuân thủ thương mại sẽ có thể thúc đẩy ASEAN phục hồi nhanh hơn.
Tại châu Á, tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa dự kiến sẽ tăng từ 0,3% vào năm 2020 lên 8,4% vào năm 2021 và 3,5% vào năm 2022. Tuy nhiên, tính đến tháng 6 năm nay, chỉ có 3,2% tổng dân số ASEAN đã được tiêm chủng đầy đủ. Hiện tại, tỷ lệ tiêm chủng trên toàn ASEAN vẫn thấp; các đợt bùng phát dịch COVID-19 mới dẫn tới các lệnh hạn chế xuất khẩu tạm thời đối với thực phẩm và vật tư y tế có thể làm giảm tốc độ phục hồi của khu vực. ASEAN nên đẩy nhanh việc tiêm chủng để giảm nguy cơ bùng phát dịch; đồng thời, nâng cao chuỗi giá trị khu vực để thúc đẩy sự phục hồi.
Các thương nhân ASEAN, doanh nghiệp vận chuyển, công ty điều hành xe tải phải tuân thủ các yêu cầu về thủ tục và tài liệu khác nhau giữa các nước thành viên để làm thủ tục thông quan. Dữ liệu kinh doanh của Ngân hàng Thế giới cho thấy, để nhập khẩu hàng hóa thì số lượng tài liệu dao động từ năm ở Singapore; sáu ở Philippines; tám ở Malaysia và Việt Nam; chín ở Campuchia, Indonesia, Thái Lan và mười ở Lào, Myanmar. Chi phí cho chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu cũng dao động ở các mức khác nhau: khoảng 40 đô la Mỹ ở Singapore và Thái Lan đến 60 đô la Mỹ ở Malaysia; 115 đô la Mỹ ở Lào; 120 đô la Mỹ ở Campuchia; 164 đô la Mỹ ở Indonesia; 183 đô la Mỹ tại Việt Nam và 210 đô la Mỹ tại Myanmar.
Chi phí dành cho thủ tục thương mại càng cao thì việc vận chuyển hàng hóa qua biên giới càng lâu, từ đó càng cản trở sự phát triển của chuỗi giá trị khu vực. Các biện pháp ngăn chặn COVID-19 như kiểm tra bắt buộc và cách ly 14 ngày đối với tài xế xe tải khiến cho các tài liệu, giấy tờ phục vụ nhập khẩu càng nhiều thêm và chi phí cũng cao hơn.
Vào tháng 11 năm 2020, Ban Thư ký ASEAN đã công bố Khuôn khổ Phục hồi Toàn diện ASEAN (ACRF) và kế hoạch hành động, trong đó đề ra các chiến lược cùng những biện pháp phục hồi, phù hợp với ưu tiên của khu vực. Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại của ACRF bao gồm hài hòa hóa các tiêu chuẩn đối với hàng hóa thiết yếu và mở rộng Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) cho các đối tác của khối. Điều này nhằm mục đích giảm chi phí tuân thủ và những trở ngại về thủ tục cho các nhà xuất nhập khẩu. Những sáng kiến này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải cách các biện pháp phi thuế quan và tạo thuận lợi thương mại; song, cũng chỉ có thể tăng cường dòng chảy thương mại khu vực trong trung hạn.
ASW mất 14 năm để thiết lập, kết nối và tích hợp Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) để trao đổi các tài liệu điện tử liên quan đến thương mại giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Ba thách thức chính đối với việc thành lập ASW bao gồm: (1) các quy định hải quan khác nhau, (2) các mức độ tự động hóa khác nhau, và (3) chi phí tài chính khi thành lập NSW ở các quốc gia thành viên cao.
Các thành viên ASEAN nên cung cấp thêm những biện pháp tạo thuận lợi thương mại dành cho các nhà xuất nhập khẩu và và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần theo Điều 7.7 của Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại trong khuôn khổ WTO. Theo đó, các thành viên WTO, bao gồm tất cả các quốc gia thành viên ASEAN, cung cấp các biện pháp tạo thuận lợi thương mại bổ sung liên quan đến các thủ tục và quy trình nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh cho các nhà điều hành đủ điều kiện là nhà điều hành kinh tế được ủy quyền (AEO) theo các tiêu chí cụ thể.
Các thành viên ASEAN nên cung cấp các biện pháp tạo thuận lợi thương mại bổ sung cho các thương nhân và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần đáng tin cậy theo Điều 7.7 của Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại của WTO. Điều 7.7 yêu cầu các thành viên WTO, bao gồm tất cả các quốc gia thành viên ASEAN, cung cấp các biện pháp tạo thuận lợi thương mại bổ sung liên quan đến các thủ tục và quy trình nhập khẩu, xuất khẩu hoặc quá cảnh cho các doanh nghiệp đủ điều kiện được ủy quyền (AEO) theo các tiêu chí cụ thể. Các AEO có thể bao gồm các thương nhân, các bên cung cấp dịch vụ hậu cần như đại lý hải quan, công ty điều hành xe tải và công ty giao nhận hàng hóa.
Khi các nước thành viên triển khai hiệu quả các biện pháp tại Điều 7.7 thì thời gian thông quan dự kiến sẽ nhanh hơn, các yêu cầu về giấy tờ đối với các công ty AEO hoạt động trên khắp ASEAN cũng giảm bớt. Tại ASEAN, dữ liệu về thời gian thông quan của các công ty AEO không có sẵn. Tuy nhiên, tại Brazil, việc áp dụng biện pháp này cho thấy thời gian thông quan xuất khẩu và nhập khẩu trung bình của các công ty AEO nhanh hơn lần lượt là 65% và 81% so với các công ty khác.
Hải quan và các cơ quan quản lý biên giới khác có thể phân bổ nguồn lực tốt hơn để dành kiểm tra những lô hàng rủi ro hơn và các thủ tục phức tạp hơn khi an ninh chuỗi cung ứng được tăng cường. Việc công nhận các AEO là đối tác kinh doanh an toàn, bảo mật cũng sẽ cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý biên giới.
Việc triển khai thực hiện Điều 7.7 của các thành viên ASEAN đang ở những giai đoạn và mức độ khác nhau. Theo các báo cáo gửi lên WTO, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan đã và đang thực hiện các nghĩa vụ của chương trình AEO kể từ tháng 2 năm 2017. Trong khi đó, Brunei và Việt Nam sẽ sẵn sàng thực hiện vào tháng 2 năm 2022 và tháng 1 năm 2024. Campuchia, Lào và Myanmar có kế hoạch thực hiện sau một giai đoạn chuyển tiếp nhưng vẫn chưa xác định được thời điểm chính thức.
Việc sử dụng các tiêu chí AEO cần đảm bảo một thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) đối với chương trình AEO của WTO ở cấp độ song phương và khu vực trong ASEAN. MRA có thể được thiết lập giữa các nền kinh tế đang phát triển của ASEAN và sau đó mở rộng sang các quốc gia thành viên còn lại. MRA có phạm vi càng rộng sẽ giúp cải thiện hiệu quả thương mại thông qua việc giảm thời gian và chi phí liên quan đến kiểm soát hải quan xuyên biên giới.
Điều này sẽ bổ sung cho các nỗ lực mở rộng ASW và hợp lý hóa các biện pháp phi thuế quan trong khu vực, thúc đẩy hơn nữa thương mại nội khối và ngoại khối của ASEAN thông qua các thủ tục rút gọn, đơn giản hơn, nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
Nguồn: East Asia Forum
Từ khóa: chi phí tuân thủ thương mại, ASEAN
Các tin khác
- Tại sao ASEAN cần giảm các biện pháp phi thuế quan đối với nông sản thực phẩm nhập khẩu - 14/07/2021
- Những bước tiến trong triển khai Cơ chế một cửa Quốc gia, một cửa ASEAN - 05/07/2021
- Phân tích: Tại sao SAARC không thể giống ASEAN? - 27/04/2021
- ASEAN vẫn có cơ hội trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030 - 22/02/2021
- 3 giải pháp có thể giúp Cộng đồng ASEAN xây dựng một tương lai bền vững hơn sau đại dịch - 28/01/2021