Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luận3 giải pháp có thể giúp Cộng đồng ASEAN xây dựng một tương lai bền vững hơn sau đại dịch

3 giải pháp có thể giúp Cộng đồng ASEAN xây dựng một tương lai bền vững hơn sau đại dịch

C2

Đại dịch COVID-19 đã gây ra những gián đoạn kinh tế - xã hội kéo dài trong khu vực ASEAN, làm lộ rõ những điểm yếu cơ bản và tính dễ bị tổn thương trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, với các biện pháp vững chắc trong việc khắc phục dịch bệnh ở các nước như Việt Nam và Singapore, cùng với triển vọng triển khai việc thử nghiệm vắc-xin, các chuyên gia vẫn lạc quan vào sự phục hồi nhanh chóng của khu vực.

Nếu tăng trưởng của ASEAN có thể được phục hồi như trước đại dịch, GDP của cả khu vực được dự đoán sẽ lớn thứ tư thế giới vào năm 2030. Để đạt được điều này, Cộng đồng ASEAN phải ưu tiên một số kế hoạch hành động quan trọng để hỗ trợ khả năng phục hồi và phát triển bền vững.

Đảm bảo sự hợp tác hiệu quả

Hợp tác hiệu quả giữa các quốc gia thành viên ASEAN đã là nguyên tắc cơ bản của Cộng đồng kể từ khi thành lập. Nhưng đại dịch đã giúp đẩy nhanh quá trình hợp tác này, giúp khu vực có thể triển khai nhiều sáng kiến ​​và các chương trình như hiện nay, từ đó, góp phần thúc đẩy hội nhập khu vực sâu rộng hơn.

Các quốc gia thành viên ASEAN đã nhất trí cùng nhau thành lập Quỹ ứng phó COVID-19 của khu vực ASEAN, thiết lập kho dự phòng vật tư y tế khu vực ASEAN và gần đây nhất đã thông qua Khuôn khổ phục hồi toàn diện cho khu vực ASEAN và cả Kế hoạch thực hiện (ACRF) cho khuôn khổ đó. Khuôn khổ phục hồi đã đưa ra các chiến lược rộng rãi và thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết các thách thức về kinh tế - xã hội của khu vực trong ba giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn mở cửa trở lại trong ngắn hạn đến giai đoạn phục hồi trong trung và dài hạn, và khả năng phục hồi và phát triển bền vững trong dài hạn.

Bên cạnh sự hợp tác nội bộ giữa các thành viên, Cộng đồng ASEAN còn tích cực hợp tác đa phương với các đối tác bên ngoài khu vực. ASEAN đã ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với 5 đối tác thương mại chính: Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Tương ứng với 30% GDP toàn cầu và 30% dân số thế giới, Hiệp định RCEP là hiệp định thương mại tự do khu vực lớn nhất từ trước đến nay, và được Viện Kinh tế Quốc tế Peterson dự đoán ​​sẽ bổ sung 186 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế thế giới vào năm 2030 thông qua việc cải thiện thương mại khu vực.

Cộng đồng ASEAN cũng đã nhận ra tầm quan trọng của quan hệ đối tác công tư, đặc biệt là để ứng phó với các tình huống khẩn cấp về y tế công cộng trong tương lai và giải quyết các vấn đề của khu vực liên quan đến việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng, nguồn vốn và các kỹ năng. Trong thời kỳ đại dịch, điển hình về quan hệ đối tác này, cụ thể là sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (logistic), các nhà tài trợ, và các tổ chức nhân đạo nhằm mục đích phân phối các nguồn cung cấp thiết bị để đảm bảo vệ sinh phòng tránh dịch bệnh và cung cấp một ứng dụng về y tế di động miễn phí; hay hình thành các Liên minh theo các ngành trọng điểm theo từng quốc gia cụ thể để thực hiện và khởi động các chương trình chung nhằm mục đích cải thiện việc nhập khẩu vắc xin và thiết bị y tế phòng chóng đại dịch COVID-19.

Mở rộng sự kết nối và chuyển đổi kỹ thuật số

Cộng đồng ASEAN đã nhanh chóng nhận ra việc gián đoạn chuỗi cung ứng và gián đoạn kết nối có thể gây bất ổn cho quá trình phục hồi kinh tế như thế nào. Kế hoạch Hành động Hà Nội về Tăng cường Hợp tác Kinh tế Khu vực ASEAN và Kết nối chuỗi cung ứng để ứng phó với đại dịch COVID-19 đã thể hiện sự quyết tâm chung trong việc phối hợp chặt chẽ để giải quyết sự gián đoạn các dòng lưu chuyển hàng hóa thiết yếu, bao gồm thực phẩm, thuốc và vật tư y tế, đồng thời nâng cao khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng khu vực.

ASEAN cũng đang chứng kiến ​​mức độ chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chưa từng có. Một cuộc khảo sát do Diễn đàn Kinh tế Thế giới phối hợp với tổ chức Sea thực hiện trên hơn 60.000 thanh niên ở khu vực ASEAN, cho thấy thanh niên ASEAN đã thích nghi với môi trường COVID-19 bằng cách gia tăng đáng kể việc ứng dụng kỹ thuật số trong đời sống của họ: 87% thanh niên tăng cường sử dụng ít nhất một công cụ kỹ thuật số trong thời kỳ đại dịch, 42% thanh niên chọn ít nhất một công cụ kỹ thuật số mới và cứ bốn người kinh doanh thương mại điện tử thì có một người là người sử dụng công cụ kỹ thuật số lần đầu. Một số lượng lớn thanh niên đã xác nhận sẽ sử dụng vĩnh viễn các công cụ kỹ thuật số sau đại dịch.

C2.1

Để hỗ trợ xu hướng này, ASEAN đã nỗ lực cho ra đời các chính sách chung của khu vực, bao gồm khuôn khổ thanh toán xuyên biên giới, kế hoạch thúc đẩy sản xuất thông minh và hướng dẫn về hệ sinh thái 5G. ASEAN cũng đang phát triển chiến lược chung về Cách mạng Công nghiệp 4.0. Để bổ sung cho các nỗ lực chính sách khu vực của ASEAN, Sáng kiến ​​kỹ thuật số ASEAN của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang kêu gọi mọi người cùng theo đuổi các giải pháp về chính sách dữ liệu, kỹ năng kỹ thuật số, thanh toán điện tử và các vấn đề về an ninh mạng.

Sự chuyển đổi sang kỹ thuật số, cùng với sự đầu tư thích đáng vào chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và các kỹ năng kỹ thuật số, sẽ góp phần giúp khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Đầu tư vào tính bền vững

Cộng đồng ASEAN phải hướng tới mục tiêu giảm bớt tác động kinh tế của đại dịch và khuyến khích việc đầu tư thân thiện với môi trường. Tính bền vững được liệt kê là một trong năm chiến lược chính cho các nỗ lực phục hồi của Cộng đồng khu vực ASEAN.

Dựa trên các sáng kiến ​​hiện có như là Tiêu chuẩn trái phiếu xanh ASEAN, Tiêu chuẩn trái phiếu xã hội ASEAN, Tiêu chuẩn trái phiếu bền vững ASEAN và Quỹ tài chính xúc tác xanh ASEAN, Cộng đồng ASEAN cũng tạo ra các chỉ số Mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Về mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm nhựa, chương trình Đối tác Hành động Toàn cầu về Nhựa của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã phát động quan hệ đối tác của 02 quốc gia trong khu vực, Indonesia và Việt Nam, nhằm thực hiện các cam kết giải quyết ô nhiễm về nhựa.

Với những tiến bộ công nghệ cho phép áp dụng năng lượng sạch và tái tạo một cách rộng rãi hơn, cũng như những thay đổi nhanh chóng về chính sách, quy định thương mại và mối quan tâm của người tiêu dùng, Cộng đồng ASEAN nên hợp tác với các đối tác, cơ quan phát triển và khu vực tư nhân để hỗ trợ việc đầu tư của khu vực trở nên bền vững trong tương lai.

Sự kiện Chương trình nghị sự trực tuyến Davos của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Hội nghị thường niên đặc biệt diễn ra tại Singapore vào tháng 5, mang đến nhiều cơ hội cho các nhà lãnh đạo ASEAN cùng nhau hợp tác sâu rộng hơn, tăng cường chuyển đổi kỹ thuật số và đầu tư vào một tương lai bền vững, cho phép Cộng đồng đóng vai trò như một mô hình thay đổi và đặt hy vọng cho sự phát triển của khu vực và hơn thế nữa.

Source: ASEAN Post

Từ khóa: 3 giải pháp, xây dựng bền vững, ASEAN, sau đại dịch

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007385908
Go to top