Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích - Bình luậnCam kết của Canada tại thị trường châu Á bị đặt nhiều nghi vấn

Cam kết của Canada tại thị trường châu Á bị đặt nhiều nghi vấn

Asean0802

Các nước Đông Nam Á có cảm giác rằng doanh nghiệp Canada không cân nhắc nghiêm túc về khu vực này.

Các bài nghiên cứu cũng như các cuộc thảo luận đã được tiến hành để xác định những lợi ích mà một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể mang đến cho Canada.

Theo những dự báo từ một bài báo cáo chung mang tên “Lợi thế của ASEAN” (The ASEAN Advantage) do Hội đồng Doanh nghiệp Canada-ASEAN (CABC), Đại học British Columbia, Qũy châu Á-Thái Bình Dương của Canada và các tổ chức khác cùng thực hiện, đến năm 2027, một FTA với ASEAN sẽ giúp tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) của Canada tăng lên 1.2 tỷ USD, hoạt động thương mại sẽ ngày càng đa dạng và lợi nhuận thu được từ nhiều lĩnh vực khác nhau cũng sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, một hiệp định như trên đang nằm ở vị trí nào trong danh sách ưu tiên về hoạt động thương mại của Canada lại là một vấn đề khác.

Suy cho cùng, ở thời điểm hiện tại, trong danh sách ưu tiên đó đang bao gồm một cuộc tái đàm phán đã diễn ra được 9 tháng (NAFTA), một thỏa thuận ký kết trên nguyên tắc nhưng vẫn chưa được phê chuẩn (CPTPP) và một loạt những chương trình đàm phàn thương mại cần làm tiếp theo, từ những cuộc thảo luận mang tính thăm dò với Trung Quốc đến những câu hỏi về quan hệ giữa Canada và Anh quốc hậu Brexit.

Vấn đề chính ở đây là “mức độ ưu tiên mà Canada danh cho Châu Á” liên quan như thế nào đến sự phát triển của khu vực này, và điều quan trọng cần làm là thắt chặt mối quan hệ về kinh tế và ngoại giao giữa Canada với khu vực phát triển nhanh nhất thế giới này.

“Mọi thứ có vẻ rất khả quan” - Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi báo cáo với chính phủ và các quan chức của Bộ công nghiệp và thương mại tại một sự kiện của CABC vừa mới diễn ra trong năm nay. Ông cho biết thêm rằng, ông “khá lạc quan” về việc Canada sẽ tiếp tục dành sự quan tâm đến toàn bộ khu vực, bao gồm cả 6 quốc gia khác không nằm trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

“Chúng tôi có tất cả lý do để lạc quan”, Bộ trưởng Thương mại Quốc tế của Canada François-Philippe Champagne đáp lời. “Nhưng tôi nghĩ rằng một hành động cụ thể sẽ quan trọng hơn là những cảm nhận riêng của chúng ta.”

Nhiều chuyên gia trong giới ngoại giao và thương mại ở Đông Nam Á cũng đồng ý rằng những hành động cụ thể sẽ là tiếng nói rõ ràng hơn, tuy nhiên, những hành động gần đây của Canada đã để lại cho các chuyên gia một ấn tượng rằng: đất nước Canada không hề quan tâm nghiêm túc với châu Á.

Chẳng hạn như việc tỏ ra “thiếu quả quyết” trong quá trình ký kết TPP-11 vào tháng 11 năm ngoái vẫn luôn bị nhắc đến như là một ví dụ về sự tiến triển chậm chạp trong hành động của nước này, mặc dù Canada thường xuyên tuyên bố là muốn đa dạng hoá hoạt động thương mại.

Ông Jason Salim, một chuyên gia phân tích rủi ro tại Singapore, và từng là một nhà nghiên cứu và tham mưu cho chính phủ Singapore về các vấn đề ở Đông Nam Á cho biết: “Sự dè dặt vào phút chót của Canada thực sự đã khiến cả khu vực phải lo ngại”.

Sự dè dặt của Canada là một trong số vài ví dụ gần đây mà ông đưa ra để chứng minh cho sự quan ngại của khu vực về mức độ cam kết của đất nước này.

“Tất cả chúng ta đều biết chuyện gì đã xảy ra trong chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Justin Trudeau. Đối với chúng tôi, đó là một dấu hiệu cho thấy Thủ tướng Trudeau đang bận tâm về sự ủng hộ chính trị trong nước hơn là quan tâm đến chính sách đối ngoại,” ông Salim nói thêm. “Chúng tôi nhìn thấy rất ít kết quả thu được từ chuyến thăm này, ngoài một vài tấm hình.”

Theo quan điểm của ông Salim, các mục tiêu thương mại của Canada khiến khu vực có cảm giác rằng, Canada tiếp cận châu Á theo một chiến lược chỉ tập trung vào hai ông lớn: Ấn Độ và Trung Quốc. Ông Salim lập luận rằng, nếu muốn có một chiến lược tiếp cận châu Á thành công, đặt biệt là khi giao thương với những cường quốc thương mại, Canada cần tạo cho mình một thế chân vạc bằng cách củng cố quan hệ với khối Đông Nam Á.

Về phía Canada, sự tham gia của nước này vào khu vực đang được thể hiện qua một số văn phòng thương mại và lãnh sự liên bang và liên tỉnh trong khu vực. Và các mối quan hệ sẽ được mở rộng thêm sau khi CPTPP được phê chuẩn.

Tuy nhiên, mọi thứ sẽ không diễn ra một cách dễ dàng, khi mà những thành kiến giữa phương Đông và phương Tây trong quá khứ vẫn còn tồn tại, một phần là do tư tưởng chính trị cổ hữu rằng “người phương Tây giỏi hơn” và do khoảng cách to lớn về tri thức giữa phương Tây với Đông Nam Á.  

“Tôi cho rằng lối tư duy theo kiểu phân biệt ưu thế xã hội đã không còn đúng trong thế giới hiên tại. Hiện tại phải là: chúng ta đang ngồi chung một bàn, chúng ta là những người có cùng tư tưởng tiến bộ”, Francesco Mancini, phó hiệu trưởng trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Đại học Quốc gia Singapore cho biết khi được hỏi về việc bổ sung thuật ngữ “toàn diện” và "tiến bộ” cho thỏa thuận TPP gồm 11 thành viên.

“Định hướng chính sách và tư tưởng chính trị của những quốc gia này đang ngày càng trở nên quyết đoán hơn.”

Các quốc gia đều mong muốn được tham gia một loạt các vấn đề quốc tế, từ quốc phòng, an ninh, đến công nghệ và chia sẻ thông tin.

“Các quốc gia trong khu vực không muốn chỉ nghe chúng tôi nói về việc bán hàng cho họ. Họ còn muốn bàn về cấu trúc chung của khu vực,” Ron Hoffmann, đại diện cấp cao của Canada tại khu vực châu Á Thái Bình Dương phát biểu. “Và chúng tôi chưa thực sự linh hoạt và cũng không rành về vấn đề này. Đó quả là một hồi chuông cảnh tỉnh rằng chúng tôi không thể đến đây để chỉ nói về những điều đơn giản. Chúng tôi, với tư cách đại diện cho một quốc gia, có lẽ vẫn chưa cân nhắc đủ nghiêm túc về khu vực.”

Ông Hoffmann nhận định rằng sự bối rối hồi tháng 11 ở Đà Nẵng có lẽ đã là “căn bệnh” về thái độ của Canada trong vòng 30 đến 40 năm qua.

Trong quá khứ, những dẫn chứng tiêu biểu cho “căn bệnh” này là thất bại trong việc không tham gia hoặc tham gia một cách nghiêm túc vào các sáng kiến tái cấu trúc tài chính sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và lựa chọn rút khỏi Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á với tư cách là thành viên sáng lập khi nó được hình thành. Sau này, Canada đã chính thức tái gia nhập vào năm 2017.

Khi các hoạt động chính trị quốc tế không đạt kết quả như ý muốn, thì chất lượng các sản phẩm của Canada, cũng như thái độ cởi mở của nước này đối với vấn đề nhập cư, và thế mạnh của hệ thống giáo dục phổ thông trung học, đã giúp cải thiện hình ảnh của quốc gia với nước ngoài.

Canada ngày càng được biết đến nhiều hơn nhờ vào sự tiến bộ khoa học công nghệ của quốc gia, cũng như chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của nước này. Canada được vinh danh là một đất nước tuyệt vời để sinh sống.

Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề chính trị, vẫn còn nhiều điểm mà Canada cần cải thiện.

“Các chính sách tài chính của Canada đã để lại danh tiếng tệ hại ở châu Á. Không ai ở Châu Á muốn đầu tư vào một doanh nghiệp nhỏ ở Canada, trừ khi đó là để thâu tóm hoàn toàn và để giành được bí quyết công nghệ,” David Wynne, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Green Technology Asia Pte Ltd., và cũng từng là chuyên gia đối ngoại cấp cao của Canada tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và với Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương giải thích.

"Khi đầu tư vào thì rất mạo hiểm, còn khi muốn rút vốn thì tổn thất rất cao, tốc độ tăng trưởng thường không cao, và cách mọi thứ bị đánh thuế khiến cho chủ đầu tư không thu được nguồn lợi nào.”

Ông Wynne cho biết, “Canada từng được xem như một người bạn của ASEAN, và nhận được sự tín nhiệm to lớn. Nhưng mọi thứ đã bị biến mất hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.”

“Như bạn biết đấy, người Canada thích tạo ra tiếng tăm ở bất cứ nơi nào họ đến, nhưng khi vấn đề phát sinh, họ lại không có ở đó,” ông nói. “Cách Canada quay trở lại với TPP vẫn cho thấy Canada vẫn chỉ muốn đừng ngoài lề, chứ không phải trở thành thành phần cốt lõi.”

Nguồn: Business Vancouver - HN

Từ khóa: ASEAN, Canada, CPTPP, tự do thương mại, toàn cầu hóa, hội nhập

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007400857
Go to top