Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtTPP đe dọa quyền tiếp cận dược phẩm trong tương lai

TPP đe dọa quyền tiếp cận dược phẩm trong tương lai

medicine-3

Hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ hạn chế  quyền tiếp cận dược phẩm giá cả phải chăng ở các nước thành viên. Ngập trong hơn 6.000 trang văn bản, phụ lục, và tài liệu, là một rừng các quy định, điều khoản phức tạp cho việc hiểu và áp dụng, nhưng đơn giản là chúng làm tăng đáng kể sự bảo vệ độc quyền cho ngành công nghiệp dược phẩm xuyên quốc gia.

Với đạo luật Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA), một đạo luật Quốc hội trao quyền cho tổng thống thúc đẩy đàm phán các hiệp định thương mại, đã được thông qua vào tháng 6 năm ngoái sau các cuộc cãi vã nảy lửa ở lưỡng viện Mỹ, và dẫn đến các bên tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cuối cùng cũng đã đạt được một thỏa thuận dự thảo 4 tháng sau đó, và công bố các văn kiện của mình vào tháng 11 năm 2015. Hiệp định thương mại này, do  Mỹ dẫn đầu, với tiến trình đàm phán kéo dài trong hơn 5 năm, bao gồm 12 quốc gia kiểm soát gần 40% GDP của nền kinh tế toàn cầu. Người chơi lớn nhất là Mỹ và Nhật Bản, nhưng cũng có một sự kết hợp của các nước giàu và trung bình khác, bao gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến quyền tiếp cận các loại thuốc giá cả phải chăng trong tương lai lại là một trong những trung tâm của thỏa thuận.

Một trong những chương tranh cãi nhất trong toàn văn hiệp định TPP là chương sở hữu trí tuệ (IP). Chương này có các điều khoản liên quan đến người có bằng sáng chế, giữ bí mật dữ liệu thử nghiệm hay dữ liệukhác, và thực thi các điều khoản này có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng đáng kể đến quyền tiếp cận thuốc giá cả phải chăng. Tương tự như vậy, chương gây nhiều tranh cãi tiếp theo là chương đầu tư, trong đó có các điều khoản bảo vệ các khoản đầu tư liên quan đến IP và giải quyết tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước (ISDS),chúng cung cấp cho các công ty dược phẩm công cụ mạnh mẽ và như là bùa hộ mệnh để bảo vệ độc quyền thuốc chữa bệnh. Một phụ lục trong Chương minh bạch cũng là nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc tiếp cận với thuốc bởi nó đòi hỏi phải được tiếp cận các quyết định danh mục sản phẩm y tế. Nội dung đàm phán TPP đã gây nhiều tranh cãi khi nó được tiến hành trong bí mật, không cho công chúng tiếp cận với các đề xuất đàm phán chính thức; thậm chí các thành viên Quốc hội cũng ca thán về giới hạn tiếp cận các văn bản đàm phán của TPP.

Các bên tham gia TPP vẫn đang tiếp tục đàm phán bất chấp đã có sự hài hòa toàn cầu trong tiêu chuẩn tối thiểu về vấn đề bảo vệ IP dược phẩm. Năm 1994, các quốc gia đã thông qua Hiệp định Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các khía cạnh thương mại liên quan của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), trong đó đã thiết lập các cơ sở, tiêu chuẩn hài hòa cho việc bảo vệ và thực thi các bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, và các điều khoản bí mật thương mại/dữ liệu thử nghiệm lâm sàng. Đối với quyền về bằng sáng chế, TRIPS quy định thời hạn tối thiểu là 20 năm bảo hộ sáng chế và cấm các nước không được có chính sách bỏ ra ngoài bằng sáng chế về dược phẩm, một chính sách mà trước đây có gần 50 quốc gia đã làm, trong đó có Ấn Độ và Brazil.

Mặc dù sự thật là TRIPS quy định bảo vệ IP tối thiểu, nhưng nó cũng cho phép linh hoạt trong lĩnh vực y tế công cộng quan trọng. Nói cách khác, đây là một cách cân bằng giữa quyền, lợi íchcủa nhà phát minh và sáng tạo, người sử dụng và công chúng rộng lớn. Đặc biệt, các quốc gia kém phát triển (LDCs) và các nước đang phát triển đã được ưu ái cho phép thời gian chuyển tiếp trước khi phải thực thi toàn bộ Hiệp định TRIPS, và tất cả các thành viên WTO có quyền cấp giấy phép bắt buộc (cho phép một mức độ cạnh tranh thuốc gốc), cho phép nhập khẩu song song (mua ở nước ngoài với giá rẻ hơn), để xác định các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về bằng sáng chế (các sáng chế trá hình), và áp dụng miễn trừ, hạn chế và ngoại lệ đối với quyền IP (như quyền nghiên cứu và quyền sản xuất sớm).

Theo bản thảo đầu tiên của TPP, phần lớnđều đề xuấttheo hướng TRIPS+ cho người giữ bản quyền dược phẩm. USTR đưa rađề xuất về IP chỉ muốn tốt cho xuất khẩu của Mỹ, cho công ăn việc làm trong các ngành công nghiệp sáng tạo của mình, và cho sự đổi mới của công nghệ mới. Mặc dù một số đề xuất gây phiền hà đã được gỡ bỏ ra khỏi các văn bản chính thức, như quy định uỷ quyền bằng sáng chế về hình thức mới của các loại thuốc và cấm các thủ tục phản đối bằng sáng chế hiện tại, TPP vẫn còn chứa đựng rất nhiều điều khoản hạn chế không gian chính sách TRIPS để cải thiện chất lượng của các bằng sáng chế và quyền sử dụng linh hoạt bỏ qua bằng sáng chế và độc quyền IP khác để khuyến khích cạnh tranh thuốc gốccũng như các các biện pháp thúc đẩy nghiên cứu, và kiểm soát chi phí.

Theo http://www.sciencecodex.com - PT

Từ khóa: TPP, đe dọa, quyền tiếp cận dược phẩm, trong tương lai

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007409839
Go to top