Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtVì sao Việt Nam được cho là nước hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP?

Vì sao Việt Nam được cho là nước hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP?

trade-2

Khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều ý kiến cho rằng trong số 12 nước thành viên, Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều nhất và sẽ có mức tăng trưởng cao nhất về GDP và xuất khẩu khi Hiệp định có hiệu lực.

Giải thích vấn đề này với báo chí, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, các nước TPP thống nhất với nhau Hiệp định TPP là hiệp định thế hệ mới, chất lượng cao và mục đích là cân bằng lợi ích giữa các nước tham gia trên cơ sở có tính đến sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước. Nếu so sánh với các nước thành viên TPP, quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn nhỏ, trình độ phát triển còn thấp. 

Vì vậy khi đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định TPP, rất nhiều nghiên cứu của các tổ chức trong và ngoài nước đều cho rằng Việt Nam là nước được hưởng lợi nhiều nhất qua thực thi TPP, nhất là trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, thu hút dịch vụ và đầu tư. Theo tôi các ý kiến này không sai. 

"Tuy nhiên giữa lý thuyết và thực tế còn phụ thuộc rất nhiều vào việc Việt Nam sẽ tranh thủ khai thác các lợi thế trong TPP và ứng phó với các thách thức khó khăn như thế nào. Chỉ khi Việt Nam có được các giải pháp phù hợp thì lợi thế tiềm năng mới trở thành hiện thực và các khó khăn mới có thể giải quyết được", lãnh đạo Bộ Công thương lưu ý.

Trước ý kiến cho rằng khi TPP có hiệu lực, doanh nghiệp nội địa Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất cao vì trình độ công nghệ gần như xếp ở hàng thấp nhất, trong khi hàng rào thuế quan, phi thuế quan sẽ không còn là “cứu cánh”. "Mách nước" cho doanh nghiệp Việt Nam việc cần làm để vượt qua thách thức, tận dụng hiệu quả nhất TPP, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, khi tham gia TPP, các doanh nghiệp Việt Nam ít nhiều cũng đã có sự chuẩn bị, qua đó có thể rà soát các điều kiện để có thể xây dựng các bước đi, chiến lược để khai thác lợi thế, ứng phó với khó khăn, cũng như có điều kiện để tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, với một số lĩnh vực thì doanh nghiệp Việt Nam cũng đã phải đương đầu với thách thức từ trước đó rồi. Ví dụ như trong lĩnh vực ôtô, cơ khí, bán buôn, bán lẻ, một số lĩnh vực dịch vụ. Còn nếu thực thi TPP, một số lĩnh vực, trong đó có chăn nuôi có thể gặp khó khăn lớn do năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ phân tán, chi phí sản xuất còn khá cao và khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu còn hạn chế. 

"Vì vậy, đây là một trong những lĩnh vực rất khó khăn với Việt Nam. Vì thế, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong đàm phán TPP, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan đã thỏa thuận với các nước trong TPP một lộ trình phù hợp để khi kết thúc lộ trình đó, Việt Nam mới phải thực hiện hoàn toàn các cam kết. Còn trong lộ trình đó, Việt Nam sẽ có các bước điều chỉnh dần dần và phù hợp. Đây chính là một biện pháp để bảo vệ sản xuất trong nước", vị tư lệnh Bộ Công Thương cho biết.

Tuy nhiên, cũng theo lãnh đạo Bộ Công Thương, do thời gian bảo hộ này chỉ có hạn và nếu hết thời gian này Việt Nam vẫn không có giải pháp phù hợp thì khả năng cạnh tranh của Việt Nam vẫn sẽ kém. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ngay từ bây giờ phải có các biện pháp, kế hoạch để phát huy thế mạnh, tập trung vào các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế hơn. Sau khi thời gian bảo hộ hết, doanh nghiệp có thể đứng vững được và cạnh tranh hiệu quả với các sản phẩm của các nước TPP.

Ở khía cạnh vĩ mô, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, các Bộ ngành liên quan cần nghiên cứu để đưa ra được các bộ tiêu chuẩn, các tiêu chí để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm được phép lưu thông tại Việt Nam và ngăn chặn các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Việt Nam, qua đó, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam vươn lên. 

Cuối cùng, một biện pháp rất quan trọng chính là làm tốt công tác tuyên truyền để cộng động doanh nghiệp nắm bắt thật kỹ càng các nội dung của TPP, qua đó nhận biết được các cơ hội lợi thế cần khai thác triệt để cũng như các thách thức để có biện pháp ứng phó phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

TPP - Mở cửa để hòa nhập cộng đồng

TPP đòi hỏi Việt Nam phải cải cách thể chế, pháp luật nhà nước, chủ trương, chính sách để tuân thủ các cam kết của mình. Hòa vào xu thế hội nhập để thực thi cam kết trong TPP, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường.

Để phát triển kinh tế trong xu hướng hội nhập, con đường được trải ra để thu hút nhà đầu tư nước ngoài phải thật sự “thông thoáng”. Điều này có nghĩa các quy định lạc hậu, chồng chéo và mang tính giới hạn đối với đầu tư từ nước ngoài phải được thay đổi. Trên thực tế, hệ thống văn bản pháp luật cũng đang hướng tới một nền hành chính công hiệu quả, minh bạch… phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tất cả các hiệp định quốc tế. Một số quy định pháp luật đã được thay đổi trong giai đoạn đàm phán TPP, tạo bước đệm cho tiến trình hội nhập TPP sau này.

Cửa đã mở…

Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực ngày 1-7-2015 đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong nước (quy định tại Khoản 2 Điều 36 Luật Đầu tư 2014), ngoài ra đã thu hẹp phạm vi áp dụng cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, đối với các dự án của nhà đầu tư nước ngoài hoặc DN có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là một bước mở nhằm góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Hiện tại, Luật DN 2014 và Luật Đầu tư 2014 đã tách bạch thủ tục đăng ký thành lập DN với các thủ tục về đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh, thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, DN chỉ phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để được thay đổi nội dung đăng ký DN.

Luật Nhà ở 2014 quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam với các điều kiện thông thoáng, dễ chịu hơn (quy định tại Điều 159, Điều 160 Luật Nhà ở). Theo đó, để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án; DN có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của DN nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh bất động sản, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh ở một số lĩnh vực; tổ chức, cá nhân nước nước ngoài có quyền kinh doanh các dịch vụ môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản theo quy định của pháp luật.

Về ngành nghề kinh doanh, Luật Đầu tư đã quy định cụ thể các ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó nhà đầu tư, DN chỉ bị cấm kinh doanh các lĩnh vực được liệt kê tại Điều 6 và các phụ lục 1, 2, 3 của Luật Đầu tư. Nói cách khác, nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đồng thời Luật Đầu tư cũng đã quy định cụ thể 267 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trong đó có 72 ngành, nghề pháp luật Việt Nam đã quy định về điều kiện đầu tư và kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Tiếp tục mở

Tuy nhiên, vẫn cần một số chính sách pháp luật tiếp tục chuyển biến. Thứ nhất, chính sách về thuế và thủ tục hải quan. Các bên đã nhất trí về việc tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao tính minh bạch hóa trong các thủ tục hải quan và đảm bảo tính chính trực trong quản lý hải quan. Do vậy, với mục tiêu xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các thành viên, pháp luật về thuế phải thay đổi dần theo từng thời điểm để đến một mức nhất định sao cho phù hợp với thỏa thuận.

Thứ hai, vấn đề tuân thủ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. TPP được thỏa thuận trên tinh thần điều chỉnh các lĩnh vực về bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, bí mật thương mại, các hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ và việc thực thi các quyền về sở hữu trí tuệ, cũng như các lĩnh vực mà các thành viên đồng ý hợp tác. Hiện tại, việc thực thi bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam vẫn chưa mang lại hiệu quả tích cực và còn tồn tại nhiều vi phạm. Như vậy, để có được những thành tựu trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ như những nước phát triển Hoa Kỳ, Canada, Australia hay Nhật Bản, buộc Việt Nam phải siết chặt các quy định về sở hữu trí tuệ hơn nữa.

Thứ ba, vấn đề thực thi các yêu cầu về môi trường, lao động, cạnh tranh. Đây là những khía cạnh có đặc điểm chung là đề cao tính “mở cửa” và hội nhập, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải thông thoáng và đồng bộ, không có quy định chồng chéo ở các quy định pháp luật thường liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh như thương mại, DN, đầu tư, bất động sản…

Nguồn: Sài Gòn Đầu Tư

Từ khóa: Vì sao Việt Nam, được cho là nước hưởng lợi nhiều nhất, khi vào TPP

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007411747
Go to top