Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtVisa du lịch chung 10 nước ASEAN – Lợi ích và thách thức ?

Visa du lịch chung 10 nước ASEAN – Lợi ích và thách thức ?

Visa-Immigration

Thay vì phải xin visa từng quốc gia, du khách quốc tế đến 10 nước ASEAN du lịch chỉ cần xin visa một nước theo mô hình của Liên minh Châu Âu (EU) Schengen. Thế nhưng, đây vẫn chỉ là mong muốn của các nước ASEAN kể từ khi Cộng đồng được hình thành kể từ ngày 31-12-2015. Đến nay các nước vẫn áp dụng những cách thức khác nhau trong cấp visa du lịch. Vậy việc sử dụng visa du lịch chung trong 10 nước ASEAN đem lại những lợi ích, cơ hội và thách thức nào ?

Visa chung, cánh cửa hội nhập thế giới

Là một người có hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lữ hành, ông Lưu Đức Kế, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist hiểu rõ hơn ai hết những khó khăn mỗi khi xin visa du lịch cho khách hàng. Đứng về góc độ doanh nghiệp du lịch, ông Lưu Đức Kế chia sẻ: “Việc 10 nước ASEAN sử dụng chung một visa du lịch được ví như cách cửa mở ra với thế giới để hội nhập tốt hơn. Tất nhiên cũng có những khó khăn thách thức đi kèm, nhưng cái được đối với chung ta là lớn hơn rất nhiều”.

Ông Kế lấy ví dụ năm 2015, Việt Nam chật vật lắm mới đón được 8 triệu lượt khách quốc tế. Trong khi Thái Lan dù còn nhiều bất ổn về chính trị cũng như an ninh, mà vẫn đón được 30 triệu lượt khách quốc tế. Nhiều quốc gia khác trong ASEAN cũng đón lượng khách quốc tế gấp đôi Việt Nam như Malaysia, Indonesia… Một trong những yếu tố làm nên thành công này là nhờ các nước đã miễn visa cho nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể Singapore, Malaysia đã miễn visa du lịch cho gần 160 nước; Thái Lan miễn cho 66 nước. Đây cũng là kinh nghiệm để Việt Nam cũng như các nước ASEAN chia sẻ khi muốn áp dụng một visa du lịch chung trong tương lai.

Kể từ ngày 1-1-2016, quy định xuất nhập cảnh của công dân các nước đi lại trong khối ASEAN chính thức có hiệu lực. Điều này có nghĩa công dân của 10 nước ASEAN đi du lịch trong khu vực ASEAN chỉ cần hộ chiếu hợp lệ và vé máy bay khứ hồi, không cần visa. Theo đó công dân Việt Nam đến các nước trong ASEAN du lịch cũng chỉ cần hộ chiếu hợp lệ (có giá trị ít nhất từ 6 tháng trở lên), cùng vé máy bay khứ hồi là xuất cảnh qua các nước ASEAN để du lịch mà không cần phải visa. Thời gian du lịch ngắn nhất là 14 ngày, dài nhất 30 ngày.

Những năm gần đây lượng khách quốc tế đến khu vực ASEAN ngày càng tăng. Theo giới chuyên gia, việc cấp visa du lịch duy nhất sẽ giúp tăng mạnh số lượng du khách ngoại quốc tới các nước Đông Nam Á. Ông Ahmad Zaki Mohd Salleh, Giám đốc Cục xúc tiến Du lịch Malaysia tại Việt Nam cho biết: “Đây là một kế hoạch đúng đắn với tất cả các nước ASEAN, đặc biệt trong phát triển kinh tế, du lịch đối với Cộng đồng mới được thành lập. Với việc sử dụng một visa duy nhất, số lượng du khách quốc tế tới ASEAN chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể. Điều này không chỉ là sự thu hút đối với du lịch trong ngắn hạn mà còn có thể lôi kéo khách du lịch quốc tế từ Mỹ và các nước Châu Âu đi du lịch tại nhiều địa điểm khác nhau trong khu vực”.

Cơ hội thúc đẩy du lịch phát triển

Với dân số gần 600 triệu người và các nước thành viên đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, khu vực ASEAN được đánh giá là giàu tiềm năng về du lịch nội khối. Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp đáng kể cho GDP của ASEAN những năm gần đây và tạo việc làm cho hàng triệu người dân của 10 quốc gia. Với 36 danh lam thắng cảnh tại ASEAN được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, 97.2 triệu lượt khách du lịch quốc tế đã lựa chọn ASEAN làm điểm dừng chân năm 2014. Trong đó, khách du lịch nội khối chiếm quá nửa. Việt Nam đứng thứ 4 trong số 10 nước ASEAN về độ hấp dẫn đối với du khách, chỉ sau Thái Lan, Singapore và Malaysia. Trong những năm gần đây, ngành du lịch đang dần chứng tỏ thế mạnh của mình trong kinh tế ASEAN.

Tại Diễn đàn Du lịch ASEAN năm 2016 diễn ra ở Manila, Philippines mới đây, các Bộ trưởng du lịch ASEAN đã nhấn mạnh tầm quan trọng việc ASEAN hướng tới triển khai một visa du lịch chung. Điểm mấu chốt để đưa ASEAN trở thành điểm đến chung là cần tạo thuận lợi cho du khách đi lại trong khối ASEAN. Theo đó, các nước đang tiếp tục nghiên cứu để có thể triển khai visa du lịch ASEAN giúp du khách có thể đi đến bất kỳ nước ASEAN nào chỉ với một visa duy nhất.

Dù thời gian qua các mối lo ngại về an ninh đã gây trở ngại cho việc đàm phán để tiến tới kế hoạch một visa chung cho ASEAN, nhưng Giám đốc điều hành Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) Mario Hardy vẫn giữ quan điểm này khi cho rằng, kế hoạch sẽ đem lại lợi ích lớn cho kinh tế cũng như xã hội vượt trên cả những rủi ro về an ninh.

Ông Mario Hardy chia sẻ: “Việc thiếu một visa chung cho ASEAN là rào cản lớn nhất cho du lịch. Ngành du lịch toàn khu vực sẽ tăng trưởng mạnh khi du khách từ các nơi trên thế giới có thể đến Đông Nam Á chỉ với một visa tương tự như cách mà Hiệp ước Schengen ở Châu Âu thực hiện. Ví dụ, một khách du lịch Châu Âu muốn khám phá các địa điểm khác nhau thay vì một quốc gia duy nhất sẽ gặp những khó khăn bởi sự phức tạp từ nhiều loại visa khác nhau”.

Ông Mario Hardy chỉ ra rằng, một visa chung không đồng nghĩa với việc không có bất cứ visa nào, công nghệ visa điện tử sẽ giúp việc thực hiện dễ dàng hơn và không gây khó khăn cho du khách. Đây là công việc của cơ quan thị thực cũng như các cơ quan chính phủ khác chứ không phải của cơ quan du lịch.
Visa chung, những thách thức an ninh

Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng ông Mario Hardy cho rằng, một trong những thách thức khi áp dụng chính sách một visa chung trong 10 nước ASEAN là lo ngại về an ninh cũng như vấn đề nhập cư. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là người kiểm soát vấn đề này và ai được tin tưởng? Tuy nhiên ông Mario Hardy nhấn mạnh, những lợi ích cho việc đơn giản hóa thủ tục visa là rất lớn. Một minh chứng rõ rệt nhất là lượng khách du lịch tăng nhanh kể từ khi các hạn chế về visa tại Việt Nam được xóa bỏ đối với một số quốc gia.

Ông Ahmad Zaki Mohd Salleh cho rằng, một vài khó khăn trong thực hiện visa du lịch chung là thị trường lao động. Việc chuyển dịch thị trường lao động có thể sẽ diễn ra, gây ra những khó khăn đối với một vài quốc gia yêu thế trong việc giữ chân các lao động tay nghề cao. Việc này có thể gọi là “chảy máu chất xám”. Bên cạnh đó là những khó khăn đối với chính phủ trong quản lý người nhập cư. Tuy nhiên, ở đâu có khó khăn, ở đó sẽ có giải pháp. Điều này sẽ buộc tất cả các thành viên ASEAN cùng nhau chuẩn bị kỹ càng trước khi kế hoạch được chính thức diễn ra.

Chia sẻ về kế hoạch một visa du lịch chung trong 10 nước ASEAN này sẽ ảnh hưởng thế nào đến ngành du lịch của Malaysia – một quốc gia làm du lịch rất mạnh trong ASEAN - ông Ahmad Zaki Mohd Salleh nói: “Kế hoạch một visa cho ASEAN có thể nâng cao nền kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp du lịch tại mỗi quốc gia. Lĩnh vực du lịch sẽ có thêm nhiều việc làm nhưng đồng thời nó cũng khiến cho tính cạnh tranh trong lĩnh vực này tăng cao. Khi chúng tôi tìm được con đường tốt nhất để phục vụ thị trường thì khoảng cách thành công sẽ không còn xa nữa”.

Ông Ahmad Zaki Mohd Salleh cho rằng, các nước ASEAN, trong đó có Malaysia và Việt Nam cần chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước khi kế hoạch này được thực hiện. Các chính phủ cần đưa ra các kế hoạch trong quản lý thị trường lao động, bảo đảm để có những chính sách, ưu đãi phù hợp đối với những lao động có tay nghề cao và cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng để thu hút nhiều khách du lịch đến với đất nước của mình. Cùng với đó, chính phủ cũng cần đóng vai trò trong điều tiết thị trường. Và các doanh nghiệp, công ty tư nhân cũng cần sẵn sàng để cạnh tranh với các đối thủ của các nước trong khu vực.

Trong Chiến lược Phát triển du lịch trong 5 năm tới, các nước ASEAN thừa nhận một trong những lo lắng chính của ngành du lịch cũng như của du khách là xin được cấp visa nhập cảnh khi mỗi nước cung cấp thông tin và đề ra những quy định khác nhau. Kế hoạch lập visa chung duy nhất đã được các cơ quan du lịch nhiều nước ASEAN ủng hộ. Thế nhưng, không ít nhà lãnh đạo ASEAN lo ngại rằng do những rào cản, khác biệt về chính trị, công nghệ, lo ngại về chủ quyền và an ninh, cần phải mất vài năm nữa thì mới có thể thiết lập được quy chế cấp visa duy nhất cho toàn khối ASEAN.
Để tạo điều kiện thu hút khách du lịch quốc tế đến các khối ASEAN cần có một visa chung. Trong khi việc áp dụng visa chung cho cả 10 nước ASEAN còn chưa thể triển khai ngay, các chuyên gia đề xuất việc áp dụng có thể bắt đầu cho từng cặp nước khi đã triển khai các chương trình kết nối du lịch. Kế hoạch chiến lược này cũng bao gồm nhiều nội dung quan trọng khác, trong đó có phát triển du lịch di sản và du lịch dựa vào cộng đồng, phát triển các sản phẩm du lịch sức khỏe và đào tạo cho các hãng và công ty du lịch lữ hành.

Cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam

Với diện tích 4,46 triệu km², dân số trên 600 triệu người và GDP đạt trên 2.000 tỉ USD, ASEAN là thị trường du lịch tiềm năng. Lượng khách quốc tế đến ASEAN những năm gần đây ngày càng tăng. Việc tiến tới áp dụng visa chung cho 10 nước ASEAN dự kiến cũng sẽ góp phần thúc đẩy nền du lịch Việt Nam, làm tăng lượng khách nước ngoài đến với dải đất hình chữ S. Hiện Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho công dân 7 nước, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Nga… trong vòng 15 ngày và miễn thị thực song phương cho công dân 10 nước ASEAN trong vòng 30 ngày.

Sau một thời gian nỗ lực đề xuất, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã yêu cầu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao cùng các bộ, ngành liên quan nghiên cứu việc kết nối với phía Thái Lan và Campuchia để khách du lịch quốc tế có thể dùng một visa khi đi du lịch ba nước. Nguyên nhân để Việt Nam kết nối với Thái Lan và Campuchia nhằm đơn giản hóa thủ tục cho khách du lịch quốc tế là vì hai nước này đã thực hiện visa chung cho khách quốc tế. Thêm vào đó, Thái Lan và Campuchia đều gần với Việt Nam và có số khách quốc tế lớn. Thái Lan và Campuchia đã ký thỏa thuận được gọi là ACMECS, cho phép khách du lịch từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ mà hai bên thống nhất sử dụng chung một visa.

Khách du lịch có thể xin visa tại một nơi ở đại sứ quán, cơ quan lãnh sự hay hải quan cửa khẩu của Thái Lan hoặc Campuchia, sau đó có thể lưu trú ở nước kia, và ngược lại. Như vậy, việc hợp tác để dùng một visa chung với hai nước trong khối ASEAN là bước đầu tiên trong những nỗ lực của các nước ASEAN, mong muốn thực hiện một visa chung cho cả khối. Myanmar hiện cũng cam kết thúc đẩy thương mại nội khối bằng một thị thực chung cho các công dân ASEAN có hiệu lực vào năm 2014. Hy vọng rằng sự hợp tác này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp không khói ở Việt Nam cũng như các quốc gia trong ASEAN khi nhiều du khách quốc tế thực hiện lộ trình “nhiều quốc gia một điểm đến”.

Nguồn: Hà Nội Mới - Đình Hiệp

Từ khóa: Visa du lịch, chung 10 nước ASEAN, Lợi ích và thách thức 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412940
Go to top