Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtHội nhập kinh tế sâu có tiềm năng thúc đẩy phát triển khu vực ASEAN

Hội nhập kinh tế sâu có tiềm năng thúc đẩy phát triển khu vực ASEAN

AEC14

Một số nhà bình luận cho rằng mức độ phát triển kinh tế của các nước thành viên ASEAN là quá khác nhau để có thể tạo ra một khối chung duy nhất có hoạt động tốt, nhưng điều này không hoàn toàn chính xác.

Sự khác biệt lớn trong mức độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên là một thách thức lớn đối với việc hình thành một khu vực có đồng tiền chung và chính sách tiền tệ thống nhất, chẳng hạn như Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, mức độ hội nhập của AEC thấp hơn so với Liên minh châu Âu. AEC tập trung chủ yếu vào dòng chảy thương mại, điều này khiến cho tính đa dạng ở khu vực này trở thành một lợi thế lớn. Việc loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ giúp giảm chi phí, đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại trong khu vực. Điều này cũng mở đường cho sự phát triển của mạng lưới sản xuất qua biên giới, giúp khai thác triệt để lợi thế về tính đa dạng giữa các thành viên ASEAN.

Các doanh nghiệp có nhận thấy các lợi thế cạnh tranh khác nhau ở từng nền kinh tế ASEAN để tiến hành lập kế hoạch hoạt động kinh doanh cho phù hợp, chẳng hạn như các doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động sản xuất cần nhiều lao động ở Myanmar và Việt Nam, tiến hành các hoạt động cần trình độ gia công lắp ráp phức tạp ở Thái Lan và Malaysia, và tiến hành các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) tại Singapore. Ngoài ra, sẽ có sự kết hợp giữa nhiều lĩnh vực khác nhau. Các hoạt động về trung gian tài chính, bất động sản, cho thuê, kinh doanh gia tăng sẽ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, đồng thời giúp tăng mức độ chuyên môn hóa và phân công lao động. Nhờ vào việc thuê một bên thứ ba quản lý vấn đề kế toán và nhân sự, các nhà sản xuất có thể tập trung vào các mục tiêu cốt lõi của họ trong sản xuất. Bằng cách tạo ra các thị trường mới và nâng cao năng suất, hội nhập sâu hơn có thể tạo ra thêm nhiều việc làm tốt hơn, cũng như nhiều lợi ích kinh tế.

AEC tạo ra nhu cầu mới và cạnh tranh

Hội nhập sẽ thúc đẩy dòng chảy thương mại và khuyến khích các công ty tiếp cận các thị trường mới, tạo ra sự đa dạng cho các loại sản phẩm và dịch vụ. Hội nhập sẽ cho phép các nhà bán lẻ tích trữ được nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng hơn, và tạo ra nhu cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm mới. Một đại diện của một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đa quốc gia đã dự đoán rằng việc mở rộng sang nhiều thị trường khác nhau trong khu vực ASEAN có thể làm tăng doanh thu của doanh nghiệp này hơn 5%. Loại bỏ những điểm thiếu hiệu quả liên quan đến xuất khẩu sẽ giúp giảm bớt giá cả của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, từ đó giúp hàng triệu người tiêu dùng có thể sử dụng các mặt hàng và dịch vụ này. Điều này sẽ thúc đẩy mức độ tiêu thụ tổng thể trên toàn bộ khu vực ASEAN, dẫn đến một chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ ở khu vực.

Ngoài ra, một lợi ích rõ ràng và đáng kể khác của hội nhập là giúp giảm lượng doanh thu bị mất do hết hàng hóa dự trữ. Hàng hóa trong kho hết ngay khi khách hàng cần sẽ khiến các công ty phải sử dụng đến các lô hàng khẩn cấp, thay thế nhà cung cấp, và hoặc phải sử dụng các sản phẩm thay thế khác mang lại ít lợi nhuận hơn. Tất cả đều cho tốn chi phí và ảnh hưởng đến doanh thu công ty. Cải thiện mạng lưới logistics (về mặt chi phí và hiệu quả) sẽ cho phép các công ty lớn phản ứng nhanh hơn trước những cơ hội mới trong việc phát triển và phân phối sản phẩm.

Hội nhập ASEAN cũng có thể gia tăng cạnh tranh, mà nhiều nghiên cứu đã chứng minh rất quan trọng trong vấn đề tăng năng suất và tăng trưởng. Các nghiên cứu khoa học thường tập trung vào ba cơ chế mà sự cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến năng suất. Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy các nhà quản lý giảm những điểm thiếu hiệu quả trong hoạt động. Ví dụ, nghiên cứu của McKinsey và Trường Kinh tế London đã cho thấy mối tương quan giữa mức độ cạnh tranh và chất lượng quản lý, và mối tương quan này có ảnh hưởng lớn đến mức tăng năng suất của doanh nghiệp. Thứ hai, thông qua những thay đổi trong thị phần, và tỷ lệ xuất nhập cảnh, sự cạnh tranh khiến các nguồn lực được phân bổ đến các doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả nhất.

Cuối cùng, cạnh tranh thúc đẩy các công ty có thêm những ý tưởng mới.Sự cạnh tranh có tác động tích cực đến năng suất ở các lĩnh vực tại một đất nước tụt hậu về công nghệ, vì cạnh tranh giúp quốc gia này tiếp cận được với các phương pháp mà các nước khác đã thử nghiệm và sử dụng, từ đó giúp quốc gia này tăng năng suất nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay, với một loạt các hạn chế đầu tư nước ngoài và các rào cản thương mại, nhiều lĩnh vực vẫn chưa phải chịu áp lực từ cạnh tranh. Tuy vậy, áp lực cạnh tranh nhìn chung vẫn sẽ tạo ra lợi ích lớn cho các nền kinh tế ASEAN.

Đẩy mạnh hội nhập ASEAN có thể phát huy nhiều giá trị kinh tế đáng kể

Trong các ngành công nghiệp mà chi phí sản xuất giảm sẽ dẫn đến sản lượng tăng lên, có thể khai thác quy mô kinh tế là một lợi thế cạnh tranh quan trọng. Các công ty nên tìm cách cắt giảm chi phí khi các quy chuẩn kỹ thuật được hài hòa hóa và khi các thỏa thuận công nhận lẫn nhau đi vào thực thi. Điều này sẽ cho phép các công ty sản xuất được nhiều sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn mới hơn, đồng thời sẽ thu hút được nhiều lao động có tay nghề cao hơn.

Các ngành ô tô, điện tử, và sản xuất thực phẩm đã bắt đầu củng cố hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, nghiên cứu của Viện McKinsey trên một loạt các lĩnh vực sản xuất cho thấy lợi ích các doanh nghiệp đạt được từ hội nhập sẽ có giá trị từ 5% đến 15% tổng chi phí cơ bản của doanh nghiệp đó. Chẳng hạn như trong lĩnh vực ô tô, các nhà máy sản xuất nhỏ ở các địa điểm như Việt Nam và Philippines hoạt động dưới ngưỡng hiệu quả nhỏ nhất của ngành công nghiệp này, nhưng hội nhập có thể giúp các nhà máy này tăng năng suất. Ngay cả trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng có thể đạt được quy mô kinh tế lớn bằng cách hợp nhất các trung tâm xử lý dữ liệu và các tổ chức hỗ trợ khác.

Các doanh nghiệp sẽ đạt được nhiều lợi ích nếu giảm được tình trạng chậm trễ và các chi phí hành chính liên quan đến các thủ tục thanh toán bù trừ. Hiện nay, chi phí xuất nhập khẩu trong khu vực ASEAN cao hơn so với Trung Quốc là 24%, và thời gian làm thủ tục hải quan trong khu vực ASEAN chậm hơn 66% so với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tăng khối lượng thương mại cũng có thể giảm chi phí trung bình bằng cách tạo ra các phương thức vận chuyển có quy mô lớn và tiết kiệm chi phí.

Một thị trường được hài hòa hóa cũng có thể làm giảm chi phí tồn kho bằng cách giảm số lượng các hành hóa đặc thù mà công ty cần phải lưu trữ và giảm thiểu vấn đề giao hàng chậm. Giảm thời gian di chuyển sản phẩm “từ nhà máy sản xuất đến kệ bán hàng” và giảm lượng hàng cần lưu trữ trong kho sẽ giúp tiết kiệm nguồn vốn lưu động. Các khoản tiền tiết kiệm được từ việc cắt giảm trên đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ, vì các doanh nghiệp này thường gặp phải khó khăn trong vấn đề tài chính. Chẳng hạn, trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm, các khoản tiết kiệm được này có thể đạt trị giá khoảng 5% trên tổng chi phí cơ bản.

Bên cạnh đó, loại bỏ các quy trình kiểm tra và các giấy tờ chứng nhận bị trùng lắp cũng giúp giảm bớt các chi phí. Mặc dù hầu hết các quốc gia ASEAN đều đã cắt giảm thuế quan, phần lớn các lợi ích có được trong những năm qua lại không liên quan nhiều đến thuế quan, mà từ việc giải quyết những vấn đề khó khăn nêu trên. Một nghiên cứu khoa học năm 2013 cho thấy gia tăng cắt giảm thuế quan trong khu vực ASEAN sẽ có ít tác động lên GDP ở hầu hết các nước trong khu vực, ngoại trừ các nước Campuchia, Lào, và Việt Nam (ở các quốc gia này mức thuế quan vẫn khá cao). Trong khi đó, tự do hóa dịch vụ và giảm lượng thời gian cùng chi phí liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể hơn.

Việc tự do hóa dịch chuyển lao động là rất quan trọng đối với các ngành công nghiệp đòi hỏi phải các lao động phải có kỹ năng kỹ thuật cao. Các lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nhận định việc thiếu lao động có kỹ năng là một hạn chế trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở các nước phát triển chậm trong ASEAN. Thật khó để tìm được các lao động tại địa phương đáp ứng được trình độ giáo dục và kỹ năng cần thiết, nhưng chi phí di chuyển nhân viên lành nghề từ các nước khác vào các địa phương này lại thường rất đắt.

Vậy giá trị thực của hội nhập sâu rộng là gì? Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng trong nhiều lĩnh vực, hội nhập sâu hơn có thể mang lại lợi ích năng suất có giá trị lên đến 20% trong chi phí sản xuất cơ bản. Ngoài ra, hội nhập sâu hơn còn thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng và tạo ra thêm thặng dư tiêu dùng (Biểu đồ 1)

Ví dụ như, trong sản xuất thiết bị điện tử, các tác động hầu hết sẽ đến từ hình thức lợi ích quy mô và tiết kiệm chi phí hàng tồn kho, với tổng tác động tổng chiếm từ 11 đến 21% chi phí cơ bản. Trong ngành sản xuất ô tô, cũng sẽ có những lợi ích quy mô đáng kể do hội nhập đam lại, nhưng khả năng tiết kiệm lại ít hơn những lĩnh vực khác. Trong ngành sản xuất thực phẩm, do tính chất dễ hỏng của sản phẩm, các chi phí tiết kiệm được chủ yếu từ việc giảm thiểu tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho và giảm bớt hàng hóa quá hạn sử dụng.

Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy, ngoại trừ loại bỏ hoàn toàn rào cản thuế quan và phi thuế quan và tự do hóa trong 5 lĩnh vực dịch vụ, AEC còn tạo ra thay đổi trong FDI, và giảm 5% chi phí thương mại, từ đó có thể giúp tăng GDP của khu vực lên 5,3%. Năm 2025, AEC có thể nâng tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực lên 7,1%.

P80

Nguồn: Phân tích của Viện McKinsey Global

Một cuộc khảo sát gần đây của Phòng Thương mại Mỹ tại Singapore cho thấy 77% số người trong khu vực được phỏng vấn tin rằng hội nhập rất quan trọng trong việc giúp công ty của họ kinh doanh trong tại khu vực này.Kết quả khảo sát riêng của chúng tôicũng cho kết quả tương tự, với hầu hết các doanh nghiệp khá lạc quan về các lợi íchcó được từ hội nhập. Không có người được phỏng vấn nào nêu ra tác động tiêu cực của hội nhập. (Biểu đồ2) . Ước tính của chúng tôi về các tác động kinh tế trong các lĩnh vực khác nhau là tương tự được với những gì mà các công ty báo cáo lại.

P79

Nguồn: Phân tích của Viện McKinsey Global

Theo www.mckinsey.com - TV

Từ khóa: Hội nhập kinh tế sâu, có tiềm năng, thúc đẩy, phát triển, khu vực, ASEAN

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007423202
Go to top