Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtTác động của AEC tới lĩnh vực hàng không

Tác động của AEC tới lĩnh vực hàng không

aviation

Ngành hàng không là một trong những ngành dịch vụ ưu tiên trong mục tiêu hội nhập của các nước Đông Nam Á.

Ngành này có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 năm qua, được thúc đẩy bởi sự xuất hiện của một số hãng hàng không giá rẻ như Lion Air, AirAsia hay Tiger Airways với việc loại bỏ dần yêu cầu thị thực đối với khách du lịch ngắn hạn là công dân của ASEAN. Về phía khách hàng, cạnh tranh đã liên tục đẩy giá vé xuống mức hợp lý, tạo ra nhu cầu mới và biến du lịch nội khối ASEAN trở thành một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất trên toàn cầu trong vòng 5 năm qua. Theo Amadeus - một công ty công nghệ du lịch, chi phí hàng không thấp của các nước Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã đóng góp hơn 50% vào tăng trưởng công suất tàu bay toàn cầu trong nửa đầu năm 2013.

Với chính sách mở cửa bầu trời nhiều đường bay giữa các thủ đô và các thành phố phụ cận trong ASEAN đã được mở ra, khuyến khích sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không mới và các hãng hàng không truyền thống của mỗi quốc gia. 

Tuy nhiên, hội nhập trong lĩnh vực hàng không vẫn đang trong quá trình tiến triển. Việc đi lại của công dân giữa các quốc gia ASEAN đã trở nên dễ dàng hơn nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Myanmar là một ví dụ khi nước này chưa ký kết hiệp định miễn thị thực du lịch với Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Mục tiêu đầy tham vọng là thiết lập lên một khu vực sử dụng một thị thực chung ASEAN có thể sẽ cần thêm một thời gian nữa trước khi trở hiện thực.

Về phía cung cũng đang tồn tại một số rào cản. Các tuyến bay nội địa chỉ mở cửa cho các hãng hàng không thuộc quốc gia đó. Hiệp định ASEAN về dịch vụ Hàng không và Hiệp định ASEAN về tự do hóa đầy đủ dịch vụ hàng không cho phép các hãng hàng không có thể phục vụ bất cứ đường bay quốc tế nào trong ASEAN nhưng lại không áp dụng cho các đường bay nội địa. Điều này vẫn còn là hạn chế nếu so với mô hình “bầu trời mở” của châu Âu. 

Quy định này đã buộc các nhà khai thác hàng không phải thiết lập các công ty độc lập tại từng nước ASEAN nếu muốn thâm nhập vào thị trường nội địa của nhau. Hạn chế này cản trở các hãng hàng không ASEAN đạt được lợi thế theo quy mô trong khu vực mà những hãng hàng không của EU có được. Bên cạnh đó, còn có những hạn chế về quyền bay giữa các thành phố lớn và thiếu các tiêu chuẩn chung của khu vực về kỹ thuật và kiểm soát không lưu.

Ngoài ra, các hãng hàng không ASEAN cũng đang phải giải quyết vấn đề dư thừa công suất và chi phí đầu tư cao. Một số hãng đã thua lỗ nặng nề trong những năm gần đây. Hợp nhất với các hãng trong khu vực hoặc ngoài khu vực có thể là giải pháp cuối cùng cho vấn đề này. Tuy nhiên, tại ASEAN cũng như trên thế giới, hàng không là lĩnh vực được bảo vệ cao vì liên quan đến hình ảnh quốc gia, đặc biệt trong việc thúc đẩy du lịch do vậy sáp nhập đầy đủ là hết sức phức tạp nếu không có nhiều hơn nữa tự do hóa trên phạm vi toàn cầu. Cấu trúc đặc biệt như cách mà hãng hàng không Air France của pháp và KLM của Mỹ Latin thực hiện có thể là một giải pháp để tham khảo.

Theo www.ttrweekly.com - HP

Từ khóa: Tác động, AEC, lĩnh vực hàng không

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007412268
Go to top