Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtNhật Bản dẫn đầu hoạt động thương mại với ASEAN

Nhật Bản dẫn đầu hoạt động thương mại với ASEAN

Asean-Japan

10,000 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại ASEAN và con số này tăng lên hàng năm.

Xứ phù tang đang thiết lập hàng loạt phòng thương mại tại nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực Đông Nam Á với sự tham gia tích cực của nhiều doanh nghiệp Nhật. Các phòng thương mại này là thành viên của Liên đoàn Các phòng thương mại và công nghiệp Nhật Bản trong khu vực ASEAN (FJCCIA) – một thực thể liên kết 10 cơ quan đại diện giao thương của quốc đảo phù tang tại 9 quốc gia Đông Nam Á (trừ Brunei). Mục tiêu của tổ chức này là thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp Nhật hoạt động tại Đông Nam Á.

Từ năm 2008, FJCCIA đã tổ chức các buổi đối thoại thường niên với Tổng thư ký ASEAN. Sự kiện đã nêu giúp các công ty Nhật Bản đang kinh doanh tại Đông Nam Á và Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản có cơ hội để bày tỏ quan điểm, đề xuất cải thiện môi trường kinh doanh tại 10 nước ASEAN. Đã có một số kết quả đạt được, ví dụ như cải thiện về vấn đề chứng nhận xuất xứ - điều kiện cần thiết để hàng hóa của các nước ASEAN được tiếp cận thị trường của nhau với mức thuế ưu đãi.

Vậy tại sao vấn đề nêu trên lại quan trọng? Các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) song phương hay đa phương đựơc ký kết nhằm giảm thuế nhập khẩu và xóa bỏ hàng rào phi thuế nhằm tăng cường thương mại và đầu tư. Các nhà nhập khẩu sẽ trình Chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan nhằm hưởng ưu đãi theo quy định của các FTA. Nội dung và hình thức của từng giấy chứng nhận xuất xứ tương đối khác nhau giữa các hiệp định và nhà nhập khẩu phải tuân thủ đầy đủ các quy định liên quan.

Thông thường, hàng hóa nhập khẩu sẽ được áp dụng thuế quan theo cơ chế tối huệ quốc (MFN) – tức là mức thuế thấp hơn giữa ‘thuế suất chung’, ‘thuế suất tạm thời’ hay thuế suất quy định bởi Tổ chức thương mại thế giới’. Nhưng nếu được nhập khẩu từ một nước thành viên trong một FTA, hàng hóa đó có thể được áp dụng mức thuế quan ưu đãi hơn so với mức thuế MFN.

Để được hưởng thuế suất ưu đãi, hàng hóa nhập khẩu phải được sản xuất tại những quốc gia thành viên của các FTA. Vì lý do đó, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là cơ sở chứng minh sản phẩm xuất khẩu đáp ứng đủ những tiêu chuẩn được đề cập tại mỗi hiệp định và là văn bản xác nhận “quốc tịch của hàng hóa”.

Liên quan đến việc thúc đẩy môi trường kinh doanh thuận lợi, Nhật Bản đã có những tác động hết sức tích cực – điều này được thể hiện trong Thỏa thuận về thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Để tận dụng được ATIGA, có CO mẫu D là điều kiện bắt buộc. Trên cơ sở CO mẫu D, thuế suất ưu đãi phổ cập với mức 0% áp dụng cho hầu hết hàng hóa xuất – nhập giữa các nước Đông Nam Á. Sản phẩm với CO mẫu D đi kèm sẽ được coi là mang “quốc tịch ASEAN” và sẽ nhận được sự đối xử ưu đãi hơn tại khu vực.

Lý giải hoạt động thương mại một cách đơn giản nhất, công ty A chuyển hàng cho công ty B, sau đó doanh nghiệp B sẽ thanh toán cho doanh nghiệp A. Tuy nhiên, hoạt động giao thương, thực chất gồm nhiều quá trình. Ví dụ, hoạt động phân phối thông thường sẽ được thực hiện trực tiếp từ Thái Lan đến Việt Nam, tuy nhiên phân phối thương mại thực tế lại là cơ chế bán hàng từ doanh nghiệp A tại Thái Lan đến công ty B ở Singapore rồi từ doanh nghiệp B này xuất đến công ty C tại Việt Nam. Tất nhiên, việc B bán hàng cho C sẽ phát sinh thêm chi phí công vào giá hàng hóa từ doanh nghiệp A. Hình thức mua bán như trên được gọi là môi giới thương mại.

Trong quá khứ, giá hàng hóa Qua mạn tàu (giá FOB) phải được khai trong CO mẫu D khi công ty tiến hành xuất khẩu. Giá FOB – do bên mua trả bao gồm chi phí về vận chuyển và nghĩa vụ đối với hàng hóa được cộng vào giá mua trước khi được xếp hàng lên tàu hoặc phi cơ. Giá nêu trên được công ty A khai trong CO mẫu D và có điểm đến là doanh nghiệp C.

Vấn đề chính đối với cơ chế nêu trên là việc công khai giá đã nêu sẽ cho phép công ty C biết được biên lợi nhuận doanh nghiệp B được hưởng liên quan đến hàng xuất khẩu. Từ cuộc Đối thoại thường niên lần 2 giữa FJCCIA và Tổng thư ký ASEAN vào năm 2009, FJCCIA đã yêu cầu phần ghi giá FOB trong CO mẫu D sẽ bị loại bỏ. Doanh nghiệp B có thể hiện diện tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới ví dụ như Úc miễn sao hàng hóa từ một quốc gia trong ASEAN có thể được vận chuyển an toàn, thuận lợi đến một nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Tại cuộc họp các Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 45 tổ chức tại Brunei vào tháng 8/2013, các bên liên quan đã nhận định việc ghi giá FOB vào CO mẫu D là không cần thiết. Từ tháng 01/2014, tất cả doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động môi giới thương mại mà không cần lo lắng về việc giá cả bị tiết lộ. Đây là kết quả của sự vận động của xứ phù tang về lợi ích của việc không mô tả và ghi giá FOB tại giấy chứng nhạn xuất xứ hàng hóa trong những cuộc họp được tổ chức suốt 5 năm qua.

Vào năm 2019, Cuộc đối thoại lần thứ 12 giữa FJCCIA và Tổng thư ký ASEAN đã được tiến hảnh tại Pattaya. Tại cuộc gặp, các quốc gia ASEAN đã đề xuất sử dụng chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử (chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D). Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Việt Nam và Brunei đã áp dụng chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử mẫu D, trong khi đó, Campuchia, Philippines, Myanmar và Lào dự kiến sẽ áp dụng mô hình này trong năm nay – qua đó đưa chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử trở thành văn bản áp dụng chung trong khối.

Tạo thuận lợi thương mại tiếp tục đạt được tiến triển trong ASEAN thông qua nỗ lực chung của các quốc gia thành viên, thể hiện giá trị của mối quan hệ giữa Nhật Bản với 10 nước Đông Nam Á và tiềm năng cho sự phát triển đột phá trong quan hệ giữa đôi bên.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: ASEAN, Nhật Bản, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hiệp định thương mại tự do.

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007384255
Go to top