Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Tin tứcTin quốc tếHoa Kỳ và Nga tham gia hội nhập Kinh tế Đông Á và về cách ứng xử của Việt Nam

Hoa Kỳ và Nga tham gia hội nhập Kinh tế Đông Á và về cách ứng xử của Việt Nam


Một bước ngoặt trong tiến trình hội nhập Đông Á là tại Hội nghị Cấp cao Đông Á tháng 12 năm 2010 tại Hà Nội, Nguyên thủ quốc gia các nước Đông Á đã nhất trí kết nạp 2 thành viên mới là Hoa Kỳ và Nga. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ và Nga có nhiều khả năng sẽ tham gia vào quá trình đàm phán thiết lập một Khu vực thương mại tự do (FTA) Đông Á trong thời gian tới. Việc tham gia của 2 siêu cường vào liên kết kinh tế Đông Á một mặt thể hiện quyết tâm của các Nhà Lãnh đạo Đông Á về nâng liên kết kinh tế khu vực lên một tầm cao mới, tương xứng với tiềm năng sẵn có, đáp ứng ý nguyện của các đối tượng hưởng lợi khác nhau, mặt khác chứng tỏ sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới đối với khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế bậc nhất hiện nay. Với sự tham gia của Hoa Kỳ và Nga, có thể nói thế và lực của khu vực Đông Á đã được tăng lên đáng kể. Từ chỗ chỉ là một “vùng trũng” trong bản đồ kinh tế thế giới, đến nay Đông Á đã nổi lên là một khu vực phát triển rất sôi động, trở thành một trong những “đầu tàu” phát triển kinh tế và là trung tâm thu hút sự chú ý của các nền kinh tế trên thế giới. Vậy động cơ nào đứng đằng sau quyết định của Hoa Kỳ và Nga khi gia nhập FTA Đông Á mặc dù nếu xét về vị trí địa lý thì rõ ràng 2 nước không thuộc khu vực này.

Đối với Hoa Kỳ, tăng cường quan hệ thương mại với châu Á nói chung và khu vực Đông Á nói riêng trong khoảng chục năm trở lại đây luôn là trọng tâm trong chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Obama. Ngay từ cuối năm 2009, nhân chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình tới các nước đồng minh thân cận nhất ở Châu Á là Áp-ga-nixtan, Nhật Bản và Hàn Quốc, ông Obama đã khẳng định trong một bài diễn văn tại Tokyo rằng Châu Á có một vai trò thiết yếu đối với Hoa Kỳ trên nhiều mặt chính trị, an ninh và đặc biệt là kinh tế, thương mại. Ngày 6 tháng 11 năm 2010 vừa qua, ông Obama chính thức bắt đầu vòng công du Châu Á lần thứ 2 trong nhiệm kỳ của mình để tiếp tục khẳng định vai trò và sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực và thực hiện sứ mệnh về ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế. Trong 10 ngày, ông Obama đã đi Ấn Độ, In-đô-nê-xia, Hàn Quốc và Nhật Bản và trong cùng thời gian này, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Cliton đã tuyên bố việc Hoa Kỳ chính thức tham gia hội nhập kinh tế Đông Á. Động thái này nằm trong nỗ lực khôi phục vai trò số một trong khu vực được coi là thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế của nước Hoa Kỳ trong thế kỷ mới. Một mục tiêu khác không kém phần quan trọng như ông Obama đã phát biểu trước chuyến đi là “tìm bạn hàng mới cho hàng hóa Hoa Kỳ … đặc biệt là tại Châu Á nơi có một số thị trường tăng trưởng nhất thế giới”. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để giảm sức ép đối nội, chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2012 cũng có thể là một trong những ý đồ của chính quyền Obama khi mới đây, cử tri Hoa Kỳ đã đưa ra rất nhiều chỉ trích đối với Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ về tình hình kinh tế. Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Việc Hoa Kỳ quyết định gia nhập cơ chế Đông Á diễn ra ngay sau thất bại của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ cũng là một bước đi nhằm trấn an dư luận trong nước trước tình hình kinh tế khó khăn và nạn thất nghiệp đang gia tăng. Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy Hoa Kỳ can dự sâu hơn vào khu vực Đông Á, đưa doanh nghiệp của Hoa Kỳ thâm nhập nhanh và mạnh hơn vào thị trường này để làm đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc.

Vậy còn đối với Nga thì sao? Vốn được coi là một “con gấu ngủ đông”, Nga luôn nhận thức được vai trò siêu cường của mình trong lĩnh vực quân sự, chính trị nhưng trong lĩnh vực kinh tế, vai trò này còn khá mờ nhạt. Nga không thực sự tỏ ra “nhiệt tình” đối với việc gia nhập WTO, tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh bằng mọi giá và tự tin với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào trên lãnh thổ của mình. Dường như thông điệp mà Nga muốn đưa ra là thế giới có thể cần Nga nhưng Nga chưa chắc đã cần phải phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào khác. Tuy nhiên đối với khu vực Đông Á lại hoàn toàn khác. Đông Á trở thành một phần quan trọng trong chiến lược toàn cầu mưu cầu phục hưng của Nga. Một khu vực Đông Á mở cửa có tầm quan trọng với Nga bởi quy mô thị trường này là rất lớn, có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế thương mại của Nga. Nước Nga mới đã hình thành được 18 năm và trải qua 3 đời Tổng thống là Boris Yeltsin, Putin và Medvedev. Dưới thời cầm quyền của Boris Yeltsin và Putin, Nga dường như tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh tế nội bộ và mặc dù vẫn giữ được hình tượng nước lớn nhưng sức mạnh tổng hợp của Nga và ảnh hưởng quốc tế không còn mạnh mẽ như thời Liên Xô cũ. Nhận thức được vấn đề này, đến nhiệm kỳ của Tổng thống Medvedev, Nga bắt đầu quan tâm đến mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại gắn với nhu cầu kinh tế và mục tiêu phát triển dài hạn của đất nước. Động thái mới nhất của Nga là gia nhập tiến trình Đông Á và cũng không loại trừ khả năng Nga sẽ tiếp tục can dự mạnh mẽ vào tiến trình này và tham gia tích cực vào tiến trình đàm phán thiết lập một FTA Đông Á trong tương lai. Đây là diễn đàn hợp tác kinh tế đa phương thứ 2 mà Nga chính thức tham gia đến thời điểm này (sau khi gia nhập APEC vào năm 1998) và có lẽ Nga có nhiều điều kiện để tham gia sâu hơn Hoa Kỳ, nước vốn đã phải đương đầu cùng một lúc với nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại cũng như phải đảm đương vai trò dẫn dắt nhiều định chế kinh tế-thương mại toàn cầu như G20, APEC, WTO, …

Với sự tham gia của Nga và Hoa Kỳ, có thể nói “bàn cờ” địa kinh tế khu vực Đông Á dự kiến sẽ có nhiều biến động theo các “luật lệ” mới do các nước lớn vận dụng và thậm chí đôi lúc là áp đặt. Là một nước trong khu vực và cũng là thành viên ASEAN, Việt Nam cần định vị được vai trò và tiếng nói của mình trong “sân chơi” này. Có thể hình dung một số định hướng và nguyên tắc Việt Nam cần tuân thủ khi tham gia hội nhập kinh tế Đông Á trong bối cảnh mới như sau:

- Tính thiết thực: Tham gia FTA Đông Á trong tương lai phù hợp với trình độ phát triển và lợi ích kinh tế thiết yếu, một mặt phát triển quan hệ ngoại thương, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước;

- Tính cân bằng: Hài hòa quan hệ giữa các đối tác lớn, củng cố vững chắc quan hệ với ASEAN, khôi phục quan hệ liên minh truyền thống với Nga làm cơ sở và bàn đạp để tham gia sâu vào FTA Đông Á, trước sau như một ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc kinh tế khu vực đang định hình;

- Tính độc lập: Có lập trường rõ ràng trong các nội dung đàm phán phù hợp với nhu cầu trong nước, xác định mức độ tham gia cụ thể trong từng lĩnh vực, không tham gia FTA theo phong trào;

- Tính chủ động: Nâng cao chất và lượng của sản xuất trong nước, đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng, từng bước dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế theo lộ trình và phù hợp với trình độ phát triển, cải cách thể chế tích cực để tạo dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài;

- Tính linh hoạt: Lượng sức tham gia tiến trình đàm phán, có chiến lược, sách lược bám sát thực tế, đảm bảo lợi ích quốc gia.

Theo MUTRAP

Từ khóa: Hoa Kỳ, Nga, cách ứng xử, Việt Nam, đàm phán, chiến lược

Chuyên mục RCEP

Menu

Tin tức

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007422412
Go to top