Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnThị trườngNền kinh tế Trung Quốc bước vào “năm trọng điểm” để khắc phục lạm phát và phục hồi niềm tin

Nền kinh tế Trung Quốc bước vào “năm trọng điểm” để khắc phục lạm phát và phục hồi niềm tin

30 dich1 26.01.2024

Dự báo Bắc Kinh sẽ vượt mục tiêu tăng trưởng của năm 2023, nhưng phân tích dự báo tình hình thực tế lại gặp nhiều khó khăn do tâm lý thận trọng của người tiêu dùng.

Là người đứng đầu của chuỗi cửa hàng phân phối lớn nhất Trung Quốc, Kent Wong nắm rõ tâm lý của người tiêu dùng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là họ đang dè chừng.

Ông Wong, giám đốc điều hành của tập đoàn trang sức Chu Đại Phúc (Chou Tai Fook), cho biết khách hàng của chuỗi đang dần có xu hướng chuyển dịch xu thế mua hàng từ kim cương và các loại đá quý sang vàng, một loại tài sản có giá trị lưu trữ trong thời điểm khó khăn. “Trong ngắn hạn, mọi người sẽ tiếp tục thận trọng hơn dù là trong việc tiêu dùng hay đầu tư,” ông nói, đồng thời ông cũng ước tính chỉ số niềm tin của người tiêu dùng sẽ gia tăng trở lại sau một hoặc hai năm.

Giám đốc Wong có tầm nhìn thận trọng đối với kinh tế Trung Quốc năm 2024, điều này cũng được nhiều nhà phân tích chia sẻ trước đó. Xuất phát từ việc các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một năm mang tính quyết định trong cuộc chiến khôi phục "linh hồn" kinh tế và thoát khỏi nguy cơ rơi vào "vòng xoáy nợ - giảm phát".

Trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos, Thủ tướng Lý Cường cho biết tổng sản lượng quốc nội tăng trưởng ước tính 5,2% vào năm ngoái. Mặc dù kết quả thực tế đã tăng nhẹ so với mục tiêu chính thức là 5%, các nhà kinh tế cho rằng năm 2024 sẽ vẫn có nhiều khó khăn ở phía trước. Với cuộc khảo sát các nhà phân tích của Reuters dự đoán tăng trưởng sẽ giảm xuống còn 4,6%.

Cuộc suy thoái bất động sản bước vào năm thứ 3 và chưa có dấu hiệu dừng lại, kim ngạch xuất khẩu suy yếu, các nhà đầu tư thận trọng đang rời bỏ thị trường tài chính của Trung Quốc và các nhà chính sách đang phản đối lại những gì mà các nhà phân tích của Morgan Stanley cho là chu kỳ áp lực giảm phát kéo dài nhất của Trung Quốc kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998. Robin Xing, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Morgan Stanley cho biết “ Tôi nghĩ đây là một năm quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc bởi lẽ giảm phát có thể đang bước vào một vòng xoáy ác tính”.

Xing cho biết các công ty đã bắt đầu cắt giảm nợ, hạn chế chi phí vốn và tuyển dụng, trong khi thị trường việc làm khó khăn và dự báo về mức thu nhập đang xấu đi. "Để phá vỡ vòng lặp, chúng tôi cần có một số nỗ lực chính sách thực sự có ý nghĩa", ông nói.

Các nhà phân tích kỳ vọng Hội nghị thường niên của Đại hội Nhân dân, sẽ một lần nữa đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% khi khai mạc vào đầu tháng 3.

So với các nền kinh tế phát triển, mục tiêu của năm ngoái là mức thấp nhất mà Trung Quốc đạt được trong nhiều thập kỷ. Các nhà phân tích cho biết, sau các đợt phong tỏa nghiêm ngặt ảnh hưởng đến nền kinh tế vào năm 2022, mục tiêu này đáng lẽ đã dễ dàng đạt được, nhưng chính phủ buộc phải tăng cường hỗ trợ tài chính sau khi tăng trưởng giảm sút vào giữa năm.

Hui Shan, kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Goldman Sachs, cho biết hiệu ứng cơ sở khi so sánh với năm 2022 có thể đã "tô điểm" cho tăng trưởng GDP của Trung Quốc thêm khoảng 2 điểm phần trăm.

Giống như năm ngoái, ngành bất động sản là yếu tố bất ổn lớn nhất đối mặt với nền kinh tế năm 2024, theo nhận định của các nhà phân tích. Chính phủ đã công bố nhiều sáng kiến, gần đây tiết lộ rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bơm 350 tỷ Nhân dân tệ (49 tỷ USD) vào các ngân hàng thông qua một cơ chế “cho vay bổ sung có tài sản đảm bảo”.

Mặc dù mục đích của khoản vay không được giải thích rõ ràng, các nhà phân tích cho rằng chúng có thể được dành cho "Ba Dự án Chính" - một chương trình kích thích nhằm hỗ trợ ngành xây dựng nhà ở.

Chris Beddor, phó giám đốc bộ phận Nghiên cứu Trung Quốc tại Gavekal, cho biết kế hoạch này đủ để giữ vững hoạt động xây dựng đang chết đứng, nhưng hiện doanh số bất động sản sẽ là một dấu hỏi lớn. Vào tháng 12, bất động sản Trung Quốc chỉ tăng 60% so với mức tăng trưởng trước đại dịch năm 2019 ở 30 thành phố trọng điểm.

Bendor cho rằng nếu tình hình suy thoái bất động sản trở nên trầm trọng hơn, chính quyền sẽ buộc phải triển khai gói kích thích không lồ “Bazooka” giúp tình hình thị trường khởi sắc hơn. Tuy nhiên, ông cho rằng kịch bản ấy chỉ có thể làm ổn định thay vì phục hồi thị trường. “Sẽ có một sự hồi phục khá hạn chế trong năm nay, nhưng mặt khác tình hình ít nhất đã không trở nên tệ hơn”.

Bên cạnh lĩnh vực bất động sản, các nhà kinh tế cho rằng cần thiết có một gói kích thích rộng hơn và đi kèm với cải cách để vực dậy nền kinh tế.

Alicia García-Herrero, kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis, nhấn mạnh: "Giảm phát là mối lo ngại lớn đối với một quốc gia như Trung Quốc đang tích lũy nợ công nhanh hơn cả Nhật Bản trước đây." Trong thời kỳ giảm phát, giá cả và tiền lương giảm, nhưng giá trị nợ lại không đổi, từ đó gia tăng gánh nặng trả nợ.

Morgan Stanley, qua nhà kinh tế Robin Xing, cho rằng chính phủ Trung Quốc cần ưu tiên gói kích thích tài khóa hướng vào tiêu dùng thay vì tiếp tục đầu tư vào sản xuất. Điều này có thể mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu công nhân di cư của Trung Quốc bằng cách mở rộng tiếp cận các chế độ an sinh xã hội, giảm thiểu động cơ tích trữ tiền tiết kiệm thay vì chi tiêu.

“Chúng ta cần một sự chuyển hướng dứt khoát sang nới lỏng tài khóa,” Xing nhấn mạnh. “Tất nhiên, quy mô và tốc độ đều quan trọng. Nếu chính sách tiếp tục không đáp ứng đủ, cuối cùng, yêu cầu chính sách để phá vỡ bẫy nợ-giảm phát này có thể còn lớn hơn.”

Các nhà kinh tế cho rằng xuất khẩu đã sụt giảm về giá trị đồng USD trong năm ngoái, không thể được kỳ vọng sẽ cứu vãn nền kinh tế do nhu cầu toàn cầu yếu. Chính sách kích thích của Trung Quốc, ưu tiên mở rộng cho vay của ngân hàng nhà nước cho các nhà sản xuất, đã dẫn đến tình trạng dư thừa sản lượng và gia tăng căng thẳng thương mại với các đối tác như EU.

Mặc dù thị trường mong đợi Bắc Kinh nới lỏng chính sách và Trung Quốc nỗ lực thể hiện sự thân thiện với nhà đầu tư, các nhà phân tích cho rằng các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa đưa ra được quyết định cụ thể

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã giữ nguyên một lãi suất cho vay, bất chấp kỳ vọng giảm lãi suất của thị trường. Vào tháng 12, chính phủ đã gây sốc cho các nhà đầu tư bằng cách công bố dự thảo các hạn chế cứng rắn đối với trò chơi điện tử, dù cho trước đó khẳng định cuộc kiểm soát công nghệ đã kết thúc.

Chính phủ cố gắng xoa dịu lo ngại bằng cách sa thải quan chức chịu trách nhiệm cho các quy tắc dự thảo, nhưng các nhà phân tích cho rằng thiệt hại là điều đã xảy ra.

Các nhà kinh tế cho rằng tất cả những yếu tố này sẽ khiến cho việc đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 5% trong năm nay trở nên quá tham vọng. Shan, giám đốc điều hành tại Goldman cho biết chính phủ cần giảm sức cản từ lĩnh vực bất động sản, thực hiện các biện pháp tài khóa mở rộng hơn và "gặp may mắn về xuất khẩu". "Nếu chính phủ thực sự muốn, bằng cách này hay cách khác, họ sẽ tìm ra cách để đạt chỉ tiêu 5%. Nhưng đó sẽ là một nhiệm vụ khó khăn," Shan nói.

Nguồn: Financial Times

Từ khóa: Trung Quốc, giảm phát, mục tiêu tăng trưởng

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394177
Go to top