Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Phân tích - Bình luậnThị trườngMối đe dọa Biển Đỏ gây ra rủi ro kinh tế trước thềm bầu cử của Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh

Mối đe dọa Biển Đỏ gây ra rủi ro kinh tế trước thềm bầu cử của Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh

23 dich1 22.01.2024

Sự lo lắng hiện chỉ được giới hạn trên các tiêu đề phương tiện truyền thông nhưng từ trước đến giờ nước Anh vẫn phụ thuộc nhiều vào hàng nhập khẩu châu Á.

Căng thẳng leo thang ở Trung Đông, giá dầu tăng và sự chậm trễ kéo dài đối với vận chuyển đường biển quốc tế đã trở thành tiêu điểm trong vài ngày qua. Trước đó, triển vọng nền kinh tế thế giới có vẻ tươi sáng hơn một chút nhưng với sự can thiệp quân sự ở Biển Đỏ và sự gián đoạn thương mại toàn cầu, không thể nói trước được điều gì.

Khi các nhà lãnh đạo thế giới tập hợp vào tuần này để tham dự cuộc họp Davos thường niên ở Thụy Sĩ, mối quan ngại sẽ là đà giảm lạm phát năm 2023 bị chặn lại do căng thẳng địa chính trị gia tăng. Từ khi xảy ra vụ va chạm Mountaintop trước đó, xung đột đã lan rộng từ Đông Âu đến Trung Quốc, trong khi nguy cơ chiến tranh lạnh mới đang gia tăng – đặc biệt là phản ứng của Trung Quốc đối với bầu cử lãnh đạo Đài Loan vào tuần trước.

Với tình hình ngày càng bất ổn ở Trung Đông, giá dầu toàn cầu và các chi phí vận chuyển hàng hóa đã tăng cao, trong khi nước Anh và Hoa Kỳ tiến hành các cuộc không kích chống lại phiến quân Houthi tuần trước đã làm tăng nguy cơ sau các cuộc tấn công của nhóm Yemen vào hoạt động vận tải biển ở Biển Đỏ.

Không có gì ngạc nhiên khi chiến dịch quân sự do Hoa Kỳ lãnh đạo được trao một danh hiệu khá giống với Ronseal: Chiến dịch Người bảo vệ Thịnh vượng. Các tuyến đường hàng hải đóng vai trò như là huyết mạch quan trọng đối với nền kinh tế của châu Âu và Bắc Mỹ thông qua kênh đào Suez, nơi xử lý 12% thương mại toàn cầu và 30% lưu lượng container. Hầu hết các chuyến hàng đều từ châu Á đến các cảng của Bắc Âu; với khoảng 50 chiếc mỗi ngày thường đi qua con kênh dài 120 dặm, vận chuyển hàng hóa trị giá 5 tỷ USD mỗi tuần.

Với các hãng tàu lớn chuyển hướng giao thông quanh Mũi Hảo Vọng ở cực nam châu Phi để tránh các cuộc tấn công Houthi, khoảng 3.000-3.500 hải lý (6.000 km) đang được bổ sung vào các hành trình nối châu Âu với châu Á. Buộc các con tàu phải di chuyển lâu hơn trung bình khoảng 10 ngày đi kèm với các chi phí: sau khi 90% lô hàng được chuyển hướng trong tuần đầu tiên của tháng 1-2024, giá cước container trên tuyến Thượng Hải-Rotterdam đã tăng từ 1.170 Đô la (917 Bảng Anh) vào tháng 12-2023 lên 4.400 Đô la vào ngày 11-1-2024, theo ngân hàng ING của Hà Lan.

Tất cả điều này gợi lại việc tàu container Ever Given chặn kênh đào Suez vào hai năm trước, gây ra nhiều vấn đề cho thương mại thế giới và góp phần gây ra đợt bùng lạm phát tồi tệ nhất trong bốn thập kỷ.

Lần này, lại có những cảnh báo từ các công ty châu Âu về tình trạng kệ trống và giá cao hơn, bao gồm từ Ikea, Tesco và Aldi. Theo công ty tư vấn Retail Economics, một nửa đồ chơi và khoảng 2/5 đồ gia dụng được nhập khẩu vào nước Anh đến từ Trung Quốc. Telsa và Volvo tạm dừng sản xuất vì thiếu hụt linh kiện tại các nhà máy ở châu Âu. Thêm vào các cuộc khủng hoảng logistic, hạn hán đã làm giảm khả năng di chuyển qua kênh đào Panama giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho đến nay vẫn lạc quan so với những gì mà các phương tiện truyền thông đưa tin.

Không giống như hai năm trước, sự gián đoạn nguồn cung diễn ra trong bối cảnh kinh tế rất khác. Nhu cầu đang chậm lại sau khi chi phí sinh hoạt cao hơn và lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến các hộ gia đình. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán giảm mạnh trong năm 2024; năng lực vận tải biển thế giới đã tăng lên sau khi đưa vào nhiều hoạt động một số tàu container cỡ lớn mới, trong khi khối lượng vận chuyển hàng hóa đường biển đã giảm trước khi sự gián đoạn bắt đầu.

Mặc dù giá cước container có thể tăng gấp ba lần, nhưng vẫn thấp hơn so với hai năm trước. Chỉ số Cước Xuất khẩu Container Thượng Hải, chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất về giá cước vận tải đường biển đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trên toàn thế giới, vẫn giảm hơn một nửa.

Giá dầu tăng mạnh trong những ngày gần đây lên đến hơn 80 Đô la/thùng, trong bối cảnh quan ngại về sự gián đoạn thương mại toàn cầu thông qua các tuyến đường vận tải biển chính. Nhưng vẫn giữ ở mức thấp hơn đáng kể so với mức đỉnh gần 140 Đô la trong năm 2022 sau cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các sự kiện vẫn có thể thay đổi, đặc biệt nếu tình trạng gián đoạn kéo dài hoặc căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Kể từ khi kênh đào Suez mở cửa vào năm 1869, nó đã trở thành trụ cột đối với thương mại thế giới và đặc biệt là lợi ích của nước Anh. Can thiệp quân sự không phải là điều mới: Các tàu chiến của nước Anh đã tuần tra eo biển Bab el -Mandeb rộng 30km trong nhiều thế kỷ, khiến cảng Aden bị cưỡng bức chiếm đóng vào năm 1839 để thiết lập một trạm cung cấp than quan trọng trên tuyến đường biển đến Ấn Độ.

Từng là bến cảng bận rộn thứ hai trên thế giới sau New York, tầm quan trọng của Aden bị suy yếu kể từ khi Yemen dành độc lập vào năm 1967, do chiến tranh và khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều thập kỷ để lại sau sự trỗi dậy của nước Anh, trong khi những tiến bộ trong vận tải đường biển đã giảm nhu cầu dừng chân. Tuy nhiên, điểm nghẽn giữa Sừng châu Phi và bán đảo Ả Rập vẫn là chiến lược quan trọng đối với thương mại quốc tế kể từ đó.

Khi giá năng lượng toàn cầu tăng trở lại, nước Anh sẽ phải đưa ra cảnh báo đặc biệt. Sau cuộc chiến Nga-Ukraine, các nỗ lực đa dạng hoá các nguồn cung khí đốt đã tăng sự phụ thuộc của nước Anh đối với nhập khẩu nguyên liệu hóa thạch từ Trung Đông, bao gồm Qatar, quốc gia xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.

Nhập khẩu LNG của châu Âu tăng 71% vào năm 2022 trong nỗ lực thay thế khí đốt của Nga, bao gồm cả mức tăng 74% của nước Anh, quốc gia cung cấp gần 1/3 nguồn cung nhập khẩu.

Các giám đốc điều hành doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đã dành phần lớn thời gian trong hai năm để nói về việc tách rời và phi toàn cầu hóa, trong bối cảnh có tin đồn về việc rút gọn chuỗi cung ứngđưa các chuỗi cung ứng từ châu Á về gần nhà hơn. Tuy nhiên, như những cuộc khủng hoảng ở Trung Đông cho thấy, từ trước đến giờ nước Anh vẫn phụ thuộc hàng nhập khẩu từ châu Á.

Trung Quốc đại lục là nguồn nhập khẩu hàng đầu của khoảng 70 nền kinh tế trên thế giới. Trong khi việc giải quyết các tuyến cung ứng toàn cầu được xây dựng trong nhiều thập kỷ khó có thể xảy ra trong một sớm một chiều, phương Tây vẫn phụ thuộc vào quốc gia này bất chấp sự đổ vỡ chính trị với Bắc Kinh.

Số liệu chính thức cho thấy năm 2023 sắp trở thành một năm gần kỷ lục về lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc đến nước Anh. Khối lượng đã giảm so với mức kỷ lục năm 2022, nhưng vẫn hơn 50 tỷ Bảng Anh hàng hóa vẫn đến bờ biển nước Anh trong tháng 11-2023, vượt xa mức trước Covid.

Sau cú sốc toàn cầu kể từ đại dịch Covid, lạm phát đã giảm bớt trong năm 2023, thắp lên hy vọng cắt giảm lãi suất từ các ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới. Nó sẽ mang lại sự thúc đẩy hữu ích cho mức sống và tăng trưởng kinh tế trong năm bầu cử quan trọng ở cả hai bờ Đại Tây Dương.

Mặc dù hy vọng rằng sự gián đoạn sẽ được giảm, nhưng điều đó không được đảm bảo đối với Joe Biden và Rishi Sunak.

Nguồn: The Guardian

Từ khóa: Biển Đỏ, kinh tế, chính trị, bầu cử, Hoa Kỳ, Anh

Chuyên mục RCEP

Menu

Phân tích - Bình luận

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007394082
Go to top